Giáo trình Địa lý các khu vực và một số quốc gia của Châu Âu - Châu Phi - Phần 2: Địa lý Châu Phi trình bày khái quát về địa lý Châu Phi và địa lý một số quốc gia và một số khu vực thuộc khu vực Châu Phi. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Địa lý các khu vực và một số quốc gia của Châu Âu - Châu Phi: Phần 2 - GV. Phan Trọng Ánh PHẦN II: ĐỊA LÝ CHÂU PHI Chương I: KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ CHÂU PHI DÂN CƯ VÀ THÀNH PHẦN CHỦNG TỘC1. DÂN CƯTheo thống kê 1992, dân số Châu Phi có 654.000.000 người chiếm trên 12% dân số thế giới. Mật độtrung bình hon 21 người/km2, phân bố không đều: Trong các vùng hoang mạc Xahara, Calahari, Namip, miền rừng xích đạo Công gô 1 người/ km2. Trên các đồng bằng, vùng núi thấp ven biển, dọc theo thung lũng các sông lớn, mật độ trung bình khá cao, riêng châu thổ sông Nin 600 người/ km2.Hiện nay ở lục địa Phi tỉ lệ gia tăng dân số 3% (1992-nhất thế giới), nhiều nước có tỉ lệ cao hơn nhưKênia, Uganđa, Togô, Dămbia 3,7 - 3,8%. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, sự gia tăng dânsố là nguyên nhân chủ yếu của sự nghèo đói ở châu lục nầy.2. THÀNH PHẦN CHỦNG TỘCa. Chủng tộc Oârepêôit.Gồm người Á Rập sống ở Xahara trở về phía bắc, da ngăm đen, tóc và mắt đen, tai dài, mũi cao vàhẹp, tầm vóc cao, trung bình 170 cm.b. Chủng tộc Negrôit:Có màu da từ đen đến rất đen, tóc xoăn tạo thành một lớp xốp trên đầu, phân làm 3 tiêu chủng: Tiểu chủng Negrô (Xu đăng) sống từ Xahara đến xích đạo, da rất tối, tóc xoăn, mũi rộng và tẹt, môi dày, mặt ngắn. Riêng người Nilốt ở vùng thượng lưu sông Nin có tầm vóc rất cao, trung bình 180-182 cm. Tiểu chủng Nêgrin gồm cư dân vùng Trung Phi, đại biểu điển hình là người Picmê, có tầm vóc rất thấp và bé, trung bình 111-142 cm, da sáng hơn, tóc xoăn, mũi rộng và tẹt, miệng rộng, môi mỏng. Tiểu chủng Busơmen gồm người Busơmen và Hôttentốt sống trong vùng bán hoang mạc ở TN Phi, mũi rộng, tóc xoăn, tầm vóc trung bình 150-155 cm, đầu to, chân ngắn, mặt rộng, da màu lá khô hơi vàng.Ngoài ra ở Madagascar có người Mangad thuộc đại chủng Môngôlôit, còn người Eâthiopi vàXômali thuộc tiêu chủng Đông Phi là con cháu của người lai giữa da trắng và da đen.3.CÁC QUỐC GIA CHÂU PHI( bản đồ kèm theo). CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊNPhân tích các điều kiện tự nhiên Châu Phi cho thấy rằng: sự phân hóa tự nhiên ở lục địa Phi chủ yếutheo qui luật địa đới, riêng ở Đông Phi, do ảnh hưởng của các vận động nâng lên và hạ xuống mạnh,bị đứt gãy sâu và núi lửa hoạt động tích cực, địa hình bị chia cắt mạnh. Vì thế sự thay đổi tự nhiênchủ yếu theo chiều kinh tuyến và đai cao.Dựa vào vị trí, địa lý, lịch sử phát triển và đặc điểm từ nhiên có thể phân chia thành 3 ô lớn: BắcPhi, Đông Phi, Trung Nam Phi.1. BẮC PHILà 1 bộ phận rộng lớn của lục địa, đại bộ phận lãnh thổ thuộc miền nền cổ, bị biển tràn ngập nhiềulần và được bồi trầm tích dầy nên địa hình nói chung bằng phẳng, cao trung bình 200-500 m. Nằmchủ yếu trong vành đai Chí Tuyởn và tiếp cận với lởc dởa Á Âu, khí hậu Bắc Phi mang tính lục địagay gắt và cảnh quan khô hạn chiếm ưu thế. Có thể chia Bắc Phi thành 3 xứ lớn:a. Núi AtlatLà hệ thống núi trẻ gồm nhiều dãy song song, cao trung bình 1200-1500 m, nằm hoàn toàn trongđới khí hậu cận nhiệt. Trên các đồng bằng ven biển và các sườn núi phía Tây chịu ảnh hưởng củabiển nên mùa đông ấm, ẩm ướt và có nhiều mưa. Cảnh quan phổ biến là rừng và cây bụi lá cứng ÐịaTrung Hải. Trên các sườn núi cảnh quan thay đổi theo độ cao: Sườn khuất gió: khí hậu khô hạn, phát triển cảnh quan xavan cây bụi gai. Trên các cao nguyên và thung lũng rộng giữa núi phát triển xavan cỏ hòa thảo, trong đó có cỏ anpha là một loại nguyên liệu để sản xuất giấy rất tốt.Miền núi Atlat có nhiều khoáng sảùn đáng chú ý là sốt và phốtpho.b. Xahara.Được hình thành trên khu vực nền Phi, trong quá trình phát triển nhiều lần bị lún xuống, biển trànngập và bồi trầm tích dầy. Ngày nay toàn bộ lãnh thổ được nâng lên tạo thành các đồng bằng caohoặc các cao nguyên rộng, chỉ còn một vài vùng ở phía Bắc do nầng lên yếu nên tồn tại các hồ trũngthấp như chott Metri (-30 m), chott Dgierit (-15m), hố trũng Kattara (-133 m). Phần trung tâmXahara vào cuối Tân sinh có núi lửa hoạt động tích cực, ngày nay trở thành các sơn nguyên nhưAhácga, Tibexti, Daphua.Xahara nằm hoàn toàn trong miền khí hậu nhiệt đới khô, mùa hè thời tiết nóng và khô, nhiệt độtrung bình là 30-35oC, tối đa có thể đến 55-560C, mùa đông thời tiết khô & hơi lạnh, nhiệt độ trungbình tháng 1 là 10- 200 C. Thực vật, động vật nghèo nàn, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá, cồn cátmênh mông, các khối núi trơ trọi. Tuy nhiên trong lòng đất có nguồn khoáng sản phong phú: thanđá, Fe, phốtpho, muối ăn, dầu mỏ và khí đốt.c. Xứ Xuđăng (Sudane)Chữ Xuđăng theo tiếng Aùrập nghĩa là đất nước của những người đen để chỉ phần đất ở phía namXahara. Xuđăng được hình thành trên nền Phi và phần lớn bị phủ trầm tích từ Cổ sinh đến Tân sinhlà một miền đồng bằng cao lượn sóng, gồm các cao nguyên xen kẻ các đồng bằng bồn địa, hoàntoàn nằm trong đới khí hậu ...