Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 10
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 96.95 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương 10. TƯƠNG KỴ TRONG BÀO CHẾ I.Khái niệm 1. Tương tác, tương kỵ. Trong một dạng thuốc, nếu phối hợp hai hoặc nhiều dược chất với một hoặc nhiều tá dược, ở những điều kiện nhất định, nếu có sự thay đổi ít nhiều hay hoàn toàn về tính chất vật lý, hoá học hoặc dược lý làm cho chế phẩm không đạt chất lượng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 10 Chương 10. TƯƠNG KỴ TRONG BÀO CHẾ I.Khái niệm 1. Tương tác, tương kỵ. Trong một dạng thuốc, nếu phối hợp hai hoặc nhiều dược chất với một hoặc nhiều tá dược, ở những điều kiện nhất định, nếu có sự thay đổi ít nhiều hay hoàn toàn về tính chất vật lý, hoá học hoặc dược lý làm cho chế phẩm không đạt chất lượng về các mặt: Tính bền vững, tính đồng nhất, giảm hoặc không có hiệu lực điều trị được coi là tương kỵ. Tương kỵ thường xảy ra trong một thời gian ngắn, có khi tức thì. Tương tác thường xảy ra chậm hơn, kết quả của tương tác có thể trở thành tương kỵ. 2. Nguyên nhân - Người có ý tưởng về công thức cho một dạng thuốc chỉ chú ý tới việc phối hợp nhiều dược chất, nhằm mục tiêu điều trị mà không chú ý tới tính chất lý học, hoá học của dược chất, tá dược một cách đầy đủ vì vậy có thể dẫn đến tương tác giữa dược chất với tá dược, giữa các dược chất hoặc giữa các tá dược với nhau. - Người pha chế không theo đúng quy trình sản xuất gốc và các quy trình thao tác chuẩn. - Sử dụng thuốc không theo đúng hướng dẫn. 3. Kết quả của tương tác, tương kỵ. Sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cụ thể là không đạt các chỉ tiêu: Tinh khiết, an toàn và hiệu quả. 4. Các loại tương kỵ thường gặp. - Vật lý - Hoá học - Dược lý II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP HAY ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ KHẮC PHỤC TƯƠNG KỴ TRONG BÀO CHẾ Nguyên tắc chung: Các biện pháp khắc phục phải không làm thay đổi tác dụng dược lý của chế phẩm, trái lại phải đảm bảo hiệu quả điều trị như mong muốn. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, có thể vận dụng các phương pháp chung sau đây: - Lựa chọn trình tự pha chế, phối hợp các dược chất cũng như tá dược một cách hợp lý nhất. - Thay đổi dược chất hoặc chất phụ, tá dược, dung môi trong đơn thuốc hoặc công thức mà các thành phần này là nguyên nhân dẫn đến tương kỵ. - Bỏ bớt một số thành phần trong đơn thuốc hoặc công thức không có vai trò gì đặc biệt, lại có thể gây tương kỵ, hoặc khó khăn trong khi pha chế, sản xuất. - Sử dụng thêm các chất phụ, dung môi, tá dược không ghi trong đơn thuốc, công thức, nhằm tránh các tương kỵ có thể xảy ra. - Sử dụng các chất trung gian hoà tan hoặc chất làm tăng độ tan trong các dung dịch thuốc khi không thể hoà tan bình thường được. - Thêm các chất làm tăng tính thấm trong trường hợp cần chuyển dạng thuốc sang dạng hỗn dịch hoặc trong thành phần hỗn dịch không có chất gây thấm. - Thêm các chất nhũ hoá tỏng trường hợp cần chuyển dạng thuốc từ dung dịch sang nhũ tương hoặc trong thành phần của nhũ tương không có hoặc thiếu các chất nhũ hoá. - Thêm chất trơ để bao bọc, ngăn cách các dược chất rắn có thể xảy ra tương kỵ trong dạng thuốc bột. - Thêm acid hoặc kiềm để điều chỉnh pH của dung dịch nhằm ổn định, hạn chế các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá khử có thể xảy ra tương kỵ. Vấn đề này thường được đề cập ngay từ khi thiết kế công thức. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất vẫn cần phải lưu ý vì nguồn gốc dược chất, chất phụ và dung môi sử dụng không hẳn đã có cùng nguồn gốc và được kiểm soát chặt chẽ. Một thay đổi nhỏ về pH có thể dẫn đến nhiều tương tác bất lợi. Có thể thấy dõ điều này khi pha chế các thuốc tiêm như: Strichnin sulfat, procain, các vitamin,… các thuốc nhỏ mắt như: Atropin, homatropin, kẽm sulfat,… - Thêm các chất chống oxy hoá nhằm hạn chế phản ứng oxy hoá khử có thể xảy ra làm cho dược chất bị biến chất, chế phẩm giảm hoặc mất tác dụng. Chẳng hạn như với thuốc tiêm adrenalin, apomorphin, vitamin C, các thuốc nhỏ mắt như sulfacetamid, sulfamethoxypyridazin, dexamethason natri phosphat… - Thêm các chất sát khuẩn và chống nấm mốc, nhằm ngăn chặn quá trình phát triển của các vi cơ, hạn chế tương kỵ do những nhân tố mới phát sinh trong quá trình sản xuất, bảo quản. Đặc biệt cần chú ý tới các dạng thuốc như dung dịch uống, siro, dung dịch tiêm, thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt, gel,… - Nếu trong trường hợp không thể áp dụng được 4 trường hợp khắc phục như trên, có thể dùng biện pháp pha chế, hoặc đóng gói riêng từng hợp chất gây tương kỵ, hướng dẫn cách dùng cho đúng. - Cuối cùng, nếu như mọi biện pháp đều không khắc phục được, hoặc điều kiện sản xuất, bảo quản không đảm bảo rằng tương kỵ đã được giải quyết thì cần sửa chữa đơn thuốc với sự đồng óy của người kê đơn hoặc thay đổi công thức, thành phần dạng thuốc với sự thoả thuận của người, đơn vị thiết kế công thức. III. Một số tương tác, tương kỵ hay gặp trong bào chế. 1. Tương kỵ vật lý Dạng thuốc lỏng. Hay gặp hiện tượng dược chất không hoà tan hết hay bị kết tủa. a. Do phối hợp dược chất với dung môi và tá dược không phù hợp. Các dược chất ít tan hay không trong dung môi là nước: tinh dầu, menthol, long não, các sulphamid dạng acid, các chất chống viêm phi steroid Phối hợp các dược chất tan trong dung môi phân cực như các ancaloid trong dầu Sử dụng nông độ dược chất quá cao vượt quá độ tan như natri diclofenac, elixir paracetamol… Trong thành phần có nhiền dược chất tan được trong dung môi nhưng tổng lượng dược chất tan vượt quá nồng độ bão hoà hay gặp trong các đơn potio Biện pháp khắc phục hiện tượng tương kỵ vật lý trong chất lỏng như đã nêu ở phần phương pháp chung , tuy nhiên tuỷ theo trường hợp cụ thể, dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế để giải quyết như: Sử dụng dung môi hỗn hợp: Ví như pha dung dịch tiêm natri phenobarbital trong dung môi là nước. Độ tan của natri phenobarbital trong nước là 1/3. Nhưng thuốc này dẽ bị thuỷ phân khi tiết trùng, bảo quản sau 4 tuần nồng độ dược chất đã giảm đi 7% nên hiệu que điều trị cũng giảm theo. Để khắc phục hiện tương trên, người ta sử dụng dung môi hỗn dịch vợi một tỷ lệ thích hợp propylen glycol hay propylen glycon và alcol e ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 10 Chương 10. TƯƠNG KỴ TRONG BÀO CHẾ I.Khái niệm 1. Tương tác, tương kỵ. Trong một dạng thuốc, nếu phối hợp hai hoặc nhiều dược chất với một hoặc nhiều tá dược, ở những điều kiện nhất định, nếu có sự thay đổi ít nhiều hay hoàn toàn về tính chất vật lý, hoá học hoặc dược lý làm cho chế phẩm không đạt chất lượng về các mặt: Tính bền vững, tính đồng nhất, giảm hoặc không có hiệu lực điều trị được coi là tương kỵ. Tương kỵ thường xảy ra trong một thời gian ngắn, có khi tức thì. Tương tác thường xảy ra chậm hơn, kết quả của tương tác có thể trở thành tương kỵ. 2. Nguyên nhân - Người có ý tưởng về công thức cho một dạng thuốc chỉ chú ý tới việc phối hợp nhiều dược chất, nhằm mục tiêu điều trị mà không chú ý tới tính chất lý học, hoá học của dược chất, tá dược một cách đầy đủ vì vậy có thể dẫn đến tương tác giữa dược chất với tá dược, giữa các dược chất hoặc giữa các tá dược với nhau. - Người pha chế không theo đúng quy trình sản xuất gốc và các quy trình thao tác chuẩn. - Sử dụng thuốc không theo đúng hướng dẫn. 3. Kết quả của tương tác, tương kỵ. Sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cụ thể là không đạt các chỉ tiêu: Tinh khiết, an toàn và hiệu quả. 4. Các loại tương kỵ thường gặp. - Vật lý - Hoá học - Dược lý II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP HAY ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ KHẮC PHỤC TƯƠNG KỴ TRONG BÀO CHẾ Nguyên tắc chung: Các biện pháp khắc phục phải không làm thay đổi tác dụng dược lý của chế phẩm, trái lại phải đảm bảo hiệu quả điều trị như mong muốn. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, có thể vận dụng các phương pháp chung sau đây: - Lựa chọn trình tự pha chế, phối hợp các dược chất cũng như tá dược một cách hợp lý nhất. - Thay đổi dược chất hoặc chất phụ, tá dược, dung môi trong đơn thuốc hoặc công thức mà các thành phần này là nguyên nhân dẫn đến tương kỵ. - Bỏ bớt một số thành phần trong đơn thuốc hoặc công thức không có vai trò gì đặc biệt, lại có thể gây tương kỵ, hoặc khó khăn trong khi pha chế, sản xuất. - Sử dụng thêm các chất phụ, dung môi, tá dược không ghi trong đơn thuốc, công thức, nhằm tránh các tương kỵ có thể xảy ra. - Sử dụng các chất trung gian hoà tan hoặc chất làm tăng độ tan trong các dung dịch thuốc khi không thể hoà tan bình thường được. - Thêm các chất làm tăng tính thấm trong trường hợp cần chuyển dạng thuốc sang dạng hỗn dịch hoặc trong thành phần hỗn dịch không có chất gây thấm. - Thêm các chất nhũ hoá tỏng trường hợp cần chuyển dạng thuốc từ dung dịch sang nhũ tương hoặc trong thành phần của nhũ tương không có hoặc thiếu các chất nhũ hoá. - Thêm chất trơ để bao bọc, ngăn cách các dược chất rắn có thể xảy ra tương kỵ trong dạng thuốc bột. - Thêm acid hoặc kiềm để điều chỉnh pH của dung dịch nhằm ổn định, hạn chế các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá khử có thể xảy ra tương kỵ. Vấn đề này thường được đề cập ngay từ khi thiết kế công thức. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất vẫn cần phải lưu ý vì nguồn gốc dược chất, chất phụ và dung môi sử dụng không hẳn đã có cùng nguồn gốc và được kiểm soát chặt chẽ. Một thay đổi nhỏ về pH có thể dẫn đến nhiều tương tác bất lợi. Có thể thấy dõ điều này khi pha chế các thuốc tiêm như: Strichnin sulfat, procain, các vitamin,… các thuốc nhỏ mắt như: Atropin, homatropin, kẽm sulfat,… - Thêm các chất chống oxy hoá nhằm hạn chế phản ứng oxy hoá khử có thể xảy ra làm cho dược chất bị biến chất, chế phẩm giảm hoặc mất tác dụng. Chẳng hạn như với thuốc tiêm adrenalin, apomorphin, vitamin C, các thuốc nhỏ mắt như sulfacetamid, sulfamethoxypyridazin, dexamethason natri phosphat… - Thêm các chất sát khuẩn và chống nấm mốc, nhằm ngăn chặn quá trình phát triển của các vi cơ, hạn chế tương kỵ do những nhân tố mới phát sinh trong quá trình sản xuất, bảo quản. Đặc biệt cần chú ý tới các dạng thuốc như dung dịch uống, siro, dung dịch tiêm, thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt, gel,… - Nếu trong trường hợp không thể áp dụng được 4 trường hợp khắc phục như trên, có thể dùng biện pháp pha chế, hoặc đóng gói riêng từng hợp chất gây tương kỵ, hướng dẫn cách dùng cho đúng. - Cuối cùng, nếu như mọi biện pháp đều không khắc phục được, hoặc điều kiện sản xuất, bảo quản không đảm bảo rằng tương kỵ đã được giải quyết thì cần sửa chữa đơn thuốc với sự đồng óy của người kê đơn hoặc thay đổi công thức, thành phần dạng thuốc với sự thoả thuận của người, đơn vị thiết kế công thức. III. Một số tương tác, tương kỵ hay gặp trong bào chế. 1. Tương kỵ vật lý Dạng thuốc lỏng. Hay gặp hiện tượng dược chất không hoà tan hết hay bị kết tủa. a. Do phối hợp dược chất với dung môi và tá dược không phù hợp. Các dược chất ít tan hay không trong dung môi là nước: tinh dầu, menthol, long não, các sulphamid dạng acid, các chất chống viêm phi steroid Phối hợp các dược chất tan trong dung môi phân cực như các ancaloid trong dầu Sử dụng nông độ dược chất quá cao vượt quá độ tan như natri diclofenac, elixir paracetamol… Trong thành phần có nhiền dược chất tan được trong dung môi nhưng tổng lượng dược chất tan vượt quá nồng độ bão hoà hay gặp trong các đơn potio Biện pháp khắc phục hiện tượng tương kỵ vật lý trong chất lỏng như đã nêu ở phần phương pháp chung , tuy nhiên tuỷ theo trường hợp cụ thể, dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế để giải quyết như: Sử dụng dung môi hỗn hợp: Ví như pha dung dịch tiêm natri phenobarbital trong dung môi là nước. Độ tan của natri phenobarbital trong nước là 1/3. Nhưng thuốc này dẽ bị thuỷ phân khi tiết trùng, bảo quản sau 4 tuần nồng độ dược chất đã giảm đi 7% nên hiệu que điều trị cũng giảm theo. Để khắc phục hiện tương trên, người ta sử dụng dung môi hỗn dịch vợi một tỷ lệ thích hợp propylen glycol hay propylen glycon và alcol e ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ thuật chăn nuôi tài liệu chăn nuôi thuốc thú y chăm sóc vật nuôi phòng bệnh gia súcTài liệu liên quan:
-
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 158 0 0 -
Bộ giáo trình 7 mô đun nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
100 trang 52 1 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3
11 trang 49 0 0 -
60 trang 41 0 0
-
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 1
5 trang 34 0 0 -
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 33 0 0 -
Kỹ thuật ủ chua rau xanh làm thức ăn cho lợn
2 trang 28 0 0 -
Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi
15 trang 28 0 0 -
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 1
17 trang 27 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi cơ bản - Chương 3
37 trang 27 0 0