Danh mục

Giáo trình Dược liệu 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Dược liệu 1 học sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức về: Nguồn gốc, thành phần hoạt chất chính, kiểm nghiệm sơ bộ, cách thu hái, chế biến, bảo quản, tác dụng, công dụng cách dùng của các cây thuốc, vị thuốc quy định trong chương trình. Mục tiêu chủ yếu là xác định được sự thật giả, chất lượng tốt hay xấu và hướng dẫn sử dụng các cây thuốc, vị thuốc hợp lý, an toàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dược liệu 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần ThơTRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ GIÁO TRÌNH DƯỢC LIỆU 1 Dùng cho đào tạo: Trung cấp Ngành: DƯỢC LƯU HÀNH NỘI BỘ 1LỜI NÓI ĐẦUCuốn giáo trình dược liệu là sách giáo khoa dùng cho học sinh Dược trung học. Đượcviết ngắn gọn với số lượng cây thuốc hạn chế, dựa theo chương trình đào tạo Dược sỹtrung học của Bộ Y tế ban hành tháng 12/ 2003 và chương trình chi tiết năm 2007 củatrường. Nội dung của cuốn “Dược liệu học” gồm hai phần chính:Tập 1. PHẦN KỸ THUẬT CHUNG VỀ DƯỢC LIỆU+. Đại cương về dược liệu .+. Kỹ thuật thu hái, phơi sấy, chế biến bảo quản dược liệu.+. Thành phần, tác dụng của các nhóm thuốc hoạt chất thường có trong dược liệu.+. Kỹ thuật kiểm tra chất lượng dược liệu.Tập 2. PHẦN CÁC CÂY THUỐC, VỊ THUỐC:Các cây thuốc, các vị thuốc và các con vật làm thuốc được sắp xếp theo tác dụng, côngdụng, trong danh mục thuốc thiết yếu Y học cổ truyền, đang được dùng để trị liệu cácbệnh chứng thường gặp ở cộng đồng.Nội dung cho mỗi cây thuốc, vị thuốc gồm:+. Tên cây thuốc, tên vị thuốc hoặc tên con vật làm thuốc.+. Mô tả thực vật, con vật hoặc nguồn gốc vị thuốc.+. Bộ phận dùng.+. Thu hái, chế biến, bảo quản.+. Thành phần hoá học.+. Tác dụng, công dụng, cách dùng.+. Một số chế phẩm thuốc và cao đoen hoàn tán.Môn Dược liệu học sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức về: Nguồn gốc, thànhphần hoạt chất chính, kiểm nghiệm sơ bộ, cách thu hái, chế biến, bảo quản, tác dụng,công dụng cách dùng của các cây thuốc, vị thuốc quy định trong chương trình. Mụctiêu chủ yếu là xác định được sự thật giả, chất lượng tốt hay xấu và hướng dẫn sử dụngcác cây thuốc, vị thuốc hợp lý, an toàn.Trong quá trình học tập học tập học sinh cần tham khảo thêm những sách viết về câythuốc như: - “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. GS.TS. Đỗ Tất Lợi. - “Dược liệu Việt Nam”. Bộ Y tế. - “Dược điển Việt Nam” (Phần các dược liệu và đông dược). Bộ Y tế. - “Từ điển cây thuốc”. TS. Võ Văn Chi. - “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”. Viện Dược liệu.Là một trong những môn học chuyên môn, môn dược liệu có liên quan tới các mônhọc khác như: Thực vật, viết và đọc tên thuốc, hoá học hữu cơ, hoá phân tích, kiểmnghiệm thuốc, hoá dược dược lý,… Vì vậy học sinh cần liên hệ kiến thức của các mônhọc kể trên trong quá trình học môn này.Trong quá trình biên soạn cuốn “Giáo trình Dược liệu” này chúng tôi đã nhận được sựgiúp đỡ và góp ý tận tình của quý thầy cô trong bộ môn dược liệu – Khoa dược –ĐHYD thành phố Hồ Chí Minh và các quý vị đồng nghiệp gần xa. Chúng tôi xin đượctrân trọng cảm ơn. Các tác giả 2BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆUMỤC TIÊU ÔN TẬP 1. Trình bày được định nghĩa môn học. 2. Kể được sơ lược lịch sử phát triển của dược liệu học trên thế giới và củanước ta. 3. Trình bày được một số ưu điểm và xu hướng hiện nay trong việc sử dụngthuốc có nguồn gốc từ dược liệu và vị trí vai trò của dược liệu trong ngành Y tế vàtrong nền kinh tế nước ta. 4. Kể được những nội dung chính trong việc kế thừa và phát huy vền Y Dượchọc cổ truyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở nước ta.NỘI DUNG1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌCDược liệu học là môn khoa học nghiên cứu về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốctự nhiên từ thực vật và động vật, trong đó chủ yếu là các cây thuốc, vị thuốc 12. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU Lịch sử môn dược liệu học gắn liền với lịch sử phát triển loài người. Từ thờitiền sử, trong quá trình sinh sống, bên cạnh việc tìm kiếm thức ăn, con người cũng tìmhiểu, ghi nhận những tác dụng, công dụng chữa bệnh của cây cỏ và những cây độcnhư: cây cỏ làm dịu đau, làm lành chữa những vết thương, chữa được các bệnh chứngthông thường và những tác dụng bất lợi…Theo thời gian, các kinh nghiệm dần dầnđược kiểm chứng, sàng lọc, bổ dung. Tích lũy và đúc kết thành hệ thống lý luận lưutruyền cho các đời sau SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU HỌC PHƯƠNG TÂY Vào khoảng 5000 năm trước công nguyên (TCN) người Ai Cập cổ đại(Babilonians) đã biết sử dụng nhiều cây thuốc vị thuốc. Những thầy thuốc Hy Lạp cổ nổi tiếng đã được lịch sử tôn vinh như: - Hippocrate (460 – 377 TCN) tổ sư của ngành y dược thế giới. Ông đã phổbiến kinh nghiệm sử dụng hơn 200 cây thuốc vị thuốc và nhiều công trình về giảiphẫu, sinh lý có giá trị. 1 Chú thích: Dược liệu có thể là toàn bộ hay chỉ dùng một vài bô phận của cây hay con vật. Dược liệucũng bao gồm những sản phẩm do cây cỏ hay con vật tiết ra như: gôm, nhựa, sáp, xạ hương…hay lấy ra được từcây cỏ hoặc động vật như tinh dầu, dầu mỡ…Dược liệu học còn đề cập đến các cây c ...

Tài liệu được xem nhiều: