Danh mục

Giáo trình Hệ thống sản xuất linh hoạt - CĐ Cơ điện Hà Nội

Số trang: 134      Loại file: docx      Dung lượng: 7.45 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (134 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Hệ thống sản xuất linh hoạt giúp cho người học sau khi đã cơ bản hòan tất các môn học chuyên ngành có thể tiếp cận với một hệ thống sản xuất tự động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãng Festo (Đức) đã chế tạo ra mô hình trạm MPS (Modular Production System).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hệ thống sản xuất linh hoạt - CĐ Cơ điện Hà Nội  HỆ THỐNG MPS BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI ****************** GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG SẢN XUẤT LINH HOẠT ( Lưu hành nội bộ )           Chủ biên : Th.S Nguyễn Xuân Nguyên                                                   Th.S Trần Nhân Quý                      1   TỔNG QUAN HỆ THỐNG MPS    Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, Đảng và Nhà  nước ta đã chủ trương đầu tư phát triển các ngành khoa học có hàm lượng tri thức   cao, với vai trò quan trọng của mình tự động hóa được xem là một trong những lĩnh   vực chủ đạo nhận được sự quan tâm đó.   Với sự  phát triển của khoa học kỹ  thuật, tự  động hoá ngày nay không chỉ  gói gọn ở mỗi một ngành như cơ khí, điện, điện tử, tin học… Mà là sự kết hợp hài   hoà của tất cả  các ngành trên. Chính sự  kết hợp hài hòa đó tự  động hóa đã đạt   được nhiều thành tựu cao.  Để  giúp cho người học sau khi đã cơ  bản hòan tất các môn học chuyên   ngành có thể  tiếp cận với một hệ  thống sản xuất tự  động ngay từ  khi còn ngồi  trên ghế nhà trường, hãng Festo (Đức) đã chế tạo ra mô hình trạm MPS  (Modular  Production System). Trạm MPS là một công cụ  dạy học được xem là lý tưởng  nhất, hệ  thống gồm có 9 trạm, nó là một quá trình sản xuất gia công có tính chất  liên tục, từ việc cấp phôi, gia công, lắp ráp đến phân lọai sản phẩm, gắn liền với   quá trình sản xuất trong thực tế. Trạm MPS là sự kết hợp hài hoà giữa điện, điện   tử, cơ  khí, tin học, thuỷ  lực, khí nén, và kỹ  thuật lập trình PLC, mô phỏng bằng   phần mềm Cosimir, giám sát hệ thống sản xuất bằng phầm mềm WinCC…     HỆ THỐNG MPS       MỘT SỐ QUI ĐỊNH KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG MPS    1.Sinh viên chỉ được sử dụng hệ thống khi có sự cho phép của giáo viên.  2.Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn trước khi sử dụng.  3.Chỉ được phép kết nối hoặc ngắt dây nối tín hiệu khi nguồn điện đã tắt.  4.Chỉ sử dụng điện áp tối đa lên đến 24V.  5.Chỉ được sử dụng nguồn khí có áp suất tối đa là 8bar.  6.Chỉ  bật nguồn cấp khí khi việc kết nối các thiết bị khí nén đã hoàn tất.  7.Luôn theo dõi hệ thống khi nguồn cấp khí đã được bật.  8.Không được dùng tay di chuyển bất kỳ vật gì gần robot khi robot hoạt động.  9.Cuối quá trình hoạt động tay gắp của robot không được giữ phôi.  3   I. TRẠM 1 (TRẠM PHÂN PHỐI ­ DISTRIBUTION STATION)  1.Chức năng:  ­Tách   rời  (separate   out)  phôi  (workpiece)   ra khỏi ngăn chứa  (stack magaqzine module) .  ­Vận chuyển (transfer) các phôi  sang trạm kế  bằng thiết bị  tay  quay  (rotary drive)  có gắn giác  hút (suction cup).            2.Trạm phân phối bao gồm các  module sau:  ­Ngăn chứa (stack magazine module)  ­Module vận chuyển (changer module)  ­Module đẩy phôi (trolley)  ­Bảng điều khiển (control console)  ­Board mạch PLC (PLC board)  ­Bàn lắp thiết bị (profile plate)    3.Vai trò một số module chính của  trạm phân phối:  ­Module ngăn chứa phôi:  Tách   phôi   ra   khỏi   ngăn   chứa  bằng xy lanh tác động kép  (double  acting   cylinder),   xy   lanh   này   đẩy  phôi dưới cùng của ngăn chứa ra vị  trí   để   chuẩn   bị   vận   chuyển.   Các  phôi trong ngăn chứa hình tròn được  nhận biết bằng cảm biến quang thu   phát độc lập  (optoelectronic sensor)  (B4).   Vị   trí   của   phôi   đẩy   ra   được  nhận biết bằng cảm biến tiệm cận  nam   châm  (magnetic   proximity   sensor) (1B1, 1B2).    ­Module vận chuyển:  Là một thiết bị sử dụng khí nén. Phôi được nhặt bằng giác hút và vận chuyển   bằng thiết bị quay. Góc quay có thể  điều chỉnh từ  0 đến 180 0  bằng cách sử  dụng     HỆ THỐNG MPS thiết bị  cơ  khí để  cản lại. Vị  trí cuối được phát hiện bằng công tắc hành trình   (limitted sensor) (3S1, 3S2).  4.Họat động:  ­Điều kiện họat động:  +Cảm biến quang thu phát độc lập (B4) nhận biết có phôi trong ngăn chứa  +Cảm biến thu tín hiệu hồng ngoại (IP_FI) nhận biết trạm 2 không bận  +Người dùng nhấn nút Start (S1)    ­Quy trình họat động:  Nhấn nút Start:  +Tay quay quay sang trạm 2  +Piston đẩy phôi ra khỏi ngăn chứa  +Tay quay quay về trạm 1  +Giác hút hút phôi  +Tay quay quay sang trạm 2 đồng thời piston đẩy phôi rút về  +Giác hút nhả phôi  +Tay quay quay về trạm 1, kết thúc chu trình  Nhấn nút Stop: Hệ thống ngừng họat động Nhấn  nút Reset:  +Piston ở vị trí ngòai  +Giác hút nhả phôi  +Tay quay ở trạm 1  Thể hiện dưới dạng ký hiệu:    Piston đẩy phôi (A):          A+: Piston rút vào (phôi bị đẩy    ra)                A­: Piston đi ra          Tay quay  (B):          B+: Tay quay quay sang trạm 2                  B­: Tay quay quay về trạm 1  5           Giác hút (C):          C+: Giác hút hút phôi              ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: