Danh mục

Giáo trình Hóa dược - Dược lý 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Số trang: 177      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.42 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 30,000 VND Tải xuống file đầy đủ (177 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Hóa dược - Dược lý 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương về hóa dược - dược lý học; dược động học; các cách tác dụng của thuốc; các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hóa dược - Dược lý 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần ThơTRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ GIÁO TRÌNH HÓA DƯỢC – DƯỢC LÝ 1 Dùng cho đào tạo: Trung cấp Ngành: DƯỢC LƯU HÀNH NỘI BỘBÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA DƯỢC - DƯỢC LÝ HỌCMỤC TIÊU HỌC TẬP Trình bày được khái niệm về thuốc, quan niệm về cách dùng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người. Kể được nội dung môn học, sự liên quan giữa Hóa dược - Dược lý học với các môn học khác. Xác định phương pháp học tập môn học để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc.NỘI DUNG1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌCHóa dược - Dược lý học là môn học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hóa họcdùng làm thuốc và tác dụng của thuốc trong cơ thể để áp dụng vào công tác phòngbệnh, chữa bệnh cho người.2. KHÁI NIỆM VỀ THUỐCThuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, sinhhọc được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh,phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toànthân, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể.3. QUAN NIỆM VỀ DÙNG THUỐCThuốc đóng vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh.Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để giải quyết các bệnh.Khi cần dùng thuốc để chữa bệnh phải lựa chọn kỹ những loại thuốc đặc hiệu vớibệnh, ít gây độc hại cho cơ thể, phải sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.4. NỘI DUNG MÔN HỌC6Phần Hóa dược học nghiên cứu về công thức hóa học, tính chất lý học, hóa họccủa các hợp chất hóa học dùng làm thuốc.Phần Dược lý học nghiên cứu về tác dụng của thuốc trong cơ thể.5. SỰ LIÊN QUAN VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁCLiên quan y học: Bệnh lý học, Giải phẫu học, Sinh lý học...Liên quan Dược học: Hóa học, Dược liệu, Bào chế, Quản lý dược, Bảo quản...6. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌCMuốn học tập môn Hóa dược - Dược lý học đạt kết quả tốt phải căn cứ vào mụctiêu học tập từng bài để có kiến thức chung về thuốc : Tên thuốc Công thức hóa học Tính chất lý, hóa học Tác dụng, tác dụng phụ của thuốc Dược động học Chỉ định, chống chỉ định Cách dùng, liều lượng Độc tính, cách giải độc (nếu có) Bảo quảnBÀI 2 DƯỢC ĐỘNG HỌCMỤC TIÊU HỌC TẬP Trình bày được quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa thuốc trong cơ thể người. Kể được các đường thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể và ý nghĩa của nó trong sử dụng thuốc.NỘI DUNG1. SỰ HẤP THU THUỐCSự hấp thu thuốc là quá trình thuốc thấm vào nội môi trường.Để phát sinh tác động thuốc thường phải đi qua một hay nhiều màng tế bào. Vìvậy sự hấp thu thuốc phụ thuộc bản chất của màng tế bào.1.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HẤP THU THUỐC Tính hòa tan của thuốc Nồng độ thuốc tại nơi hấp thu pH nơi hấp thu Tuần hoàn nơi hấp thu Bề mặt nơi hấp thu.1.2. CÁC ĐƯỜNG HẤP THU THUỐC 1.2.1. Đường hấp thu qua daa) Cấu tạo da Biểu bì (lớp sừng) Bì Hạ bì.b) Nguyên tắc vận chuyển thuốc qua da Lớp sừng là hàng rào cản trở thấm qua da của hầu hết các loại thuốc.8 Hấp thu thuốc qua da phụ thuộc hệ số phân chia D/N của thuốc.Đường thấm qua da có thể gây được tác dụng từ nông đến sâu và cả tác độngtoàn thân, cụ thể: Tác dụng dùng ngoài da: thuốc mỡ, cao dán. Tác dụng nông, tại chỗ: thuốc sát khuẩn, chống nấm. Tác động tới lớp bì: tinh dầu, salicylat, hormon. Tác động toàn thân: bôi nitroglycerin trên da vùng tim, dán băng dán scopolamin lên da vùng thái dương, băng dán estraderm chứa estradiol.c) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc qua da Hydrat hóa lớp sừng Loại tá dược Độ dày của lớp sừng Chà xát, xoa bóp da Tuổi tác 1.2.2. Đường tiêu hóaa) Hấp thu qua niêm mạc miệngGồm có niêm mạc lưỡi, niêm mạc sàn miệng, niêm mạc mặt trong hai má. Từ đóthuốc đổ vào tĩnh mạch cổ phía trong rồi đổ vào hệ đại tuần hoàn mà không bịgan biến đổi. Do đó các thuốc dễ bị gan hủy hoại sẽ có tác dụng tốt hơn nếu đặtdưới lưỡi như hormon sinh dục, corticosteroid, trinitrin, isoprenalin..b) Hấp thu qua niêm mạc dạ dàyHấp thu qua niêm mạc dạ dày rất hạn chế do hệ thống mao mạch ít phát triển vàmôi trường pH rất acid. Các acid yếu như salicylat, barbiturat ít phân ly ở dịch vịnên hấp thu được qua dạ dày. Các base yếu như pyramidon, quinin, ephedrin dễphân ly nên khó hấp thu.c) Hấp thu qua niêm mạc ruột nonDễ dàng nhất so với các phần khác của hệ tiêu hóa vì: Hệ thống mao mạch rất phát triển Diện tích hấp thu rất rộng Thời gian lưu ở ruột non lâu Nhu động ruột giúp phân tán thuốc.d) Hấp thu qua niêm mạc ruột già (đường trực tràng)Năng lực hấp thu ở ruột già kém hơn ở ruột non rất nhiều. Có một số ưu điểm: Tránh được một phần tác động của gan Liều dùng nhỏ hơn liều cho uống Dùng tiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: