Thông tin tài liệu:
Giáo trình Hướng dẫn nghiệp vụ buồng phòng gồm 6 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái quát chung về bộ phận buồng trong khách sạn; Sắp xếp bài trí tiện nghi trong buồng khách; Trang thiết bị dụng cụ dọn vệ sinh; Quy trình dọn vệ sinh và quy trình phục vụ khách lưu trú; Một số quy tắc hoạt động của bộ phận buồng; Phục vụ các dịch vụ bổ sung và xử lý, giải quyết một số tình huống thường gặp trong nghiệp vụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hướng dẫn nghiệp vụ buồng phòng - CĐ Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch
I Ì Ớ Ẫ
I Ồ Ò
Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Tháng 6, năm 2019
1
ời nói đầu
Trong kinh doanh khách sạn, hoạt động kinh doanh lưu trú là một trong
những hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng và mang lại doanh thu chính
cho khách sạn.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người quản lý, cho các nhân viên phục vụ
trong khách sạn nói chung và nhân viên phục vụ buồng nói riêng thì việc nắm
vững trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên học tập để nâng cao trình
độ là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu được để nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Nắm vững được tầm quan trọng của nghiệp vụ buồng trong hoạt động
kinh doanh khách sạn cũng như vị trí của học phần này trong Nhà trường, tác
giả đã biên soạn cuốn “Giáo trình Lý thuyết nghiệp vụ phục vụ buồng”, trên cơ
sở kế thừa những kiến thức cơ bản và cập nhật những kiến thức mới, đồng thời
đón bắt xu hướng phát triển của ngành du lịch quốc tế nói chung, ngành du lịch
nước ta nói riêng để làm tài liệu tham khảo, giảng dạy và học tập cho giáo viên,
học sinh sinh viên trong Nhà trường.
Do điều kiện nghiên cứu và kiến thức có hạn, nên giáo trình không thể
tránh được những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của Hội đồng khoa học, quý độc giả để giáo trình được đầy đủ và hoàn
thiện hơn.
Chân thành cám ơn!
2
I MỞ Ầ
1. ối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiệp vụ phục vụ buồng là học phần chuyên ngành chủ yếu đào tạo cho học
sinh, sinh viên chuyên ngành Khách sạn - Nhà hàng.
Nghiệp vụ phục vụ buồng là một phần trong hoạt động kinh doanh của khách
sạn và là hoạt động kinh doanh chính của khách sạn. Khách sạn muốn tồn tại và phát
triển được phải nhờ vào hoạt động kinh doanh buồng.
Trong khách sạn bộ phận buồng có nhiệm vụ phục vụ buồng cho khách từ khi
khách đến khách sạn cho đến khi khách rời khỏi khách sạn bằng việc đảm bảo vệ
sinh buồng sạch sẽ, thoáng mát làm cho khách hài lòng và coi buồng ngủ như là
ngôi nhà thứ hai của họ.
Vì vậy, bộ phận buồng phải làm thế nào để đảm bảo chất lượng phục vụ, thu
hút khách đến với khách sạn là vấn đề rất quan trọng.
Chính vì vậy, việc phục vụ buồng trong khách sạn là một công nghệ phục vụ,
có quy trình nhất định và đòi hỏi người phục vụ phải nắm được những kiến thức cơ
bản nhất về mặt tổ chức, quản lý và thực hiện các quy trình phục vụ nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Trong kinh doanh khách sạn có rất nhiều các hoạt động cụ thể nhằm mục đích
tăng lợi nhuận cho khách sạn trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, giáo trình
nghiệp vụ phục vụ buồng chỉ đề cập đến vấn đề tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức lao
động trong khách sạn quản lý các yếu tố sử dụng và quản lý trang thiết bị dụng cụ,
tiện nghi trong bộ phận buồng. Đặc biệt, các thao tác nghiệp vụ cơ bản và quy trình
phục vụ buồng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để thực hiện
các nghiệp vụ cụ thể.
Phạm vi nghiên cứu của giáo trình là việc quản lý và các nghiệp vụ cơ bản
phục vụ buồng ở các khách sạn có các quy mô khác nhau.
3
2. ội dung
Giáo trình gồm 6 chương:
Chương I: Khái quát chung về bộ phận buồng trong khách sạn
Chương II: Sắp xếp bài trí tiện nghi trong buồng khách
Chương III: Trang thiết bị dụng cụ dọn vệ sinh
Chương IV: Quy trình dọn vệ sinh và quy trình phục vụ khách lưu trú
Chương V: Một số quy tắc hoạt động của bộ phận buồng
Chương VI: Phục vụ các dịch vụ bổ sung và xử lý, giải quyết một số tình
huống thường gặp trong nghiệp vụ
3. hương pháp giảng dạy, học tập
Du lịch - khách sạn là ngành luôn luôn vận động phát triển không ngừng, bởi
thế trước hết phải vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
vào việc nghiên cứu học phần Nghiệp vụ buồng.
Đây là học phần chỉ có lý thuyết, cho nên để tránh nhàm chán cho người học
giáo viên cần áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy có hiệu quả, bên cạnh đó trong
quá trình giảng dạy ở mỗi nội dung đều có kèm theo băng video nghiệp vụ buồng do
Hội đồng cấp chứng chỉ Du lịch Việt Nam VTOS cung cấp, cùng một số hình ảnh
thực tế ở các hạng khách sạn khác nhau. Đồng thời học sinh sinh viên cũng cần phải
nghiên cứu và tìm hiểu thêm những kiến thức trong thực tế để bài học thêm sinh
động và sát thực.
4
I
IQ Ề Ồ
Yêu cầu của chương:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
+ Nêu được khái niệm chung về bộ phận buồng trong khách sạn, cơ cấu tổ
chức và tổ chức lao động của bộ phận buồng.
+ Làm rõ được vai trò, nhiệm vụ của bộ phận buồng.
+ Phân tích được tầm quan trọng của bộ phận buồng trong mối quan hệ
nội bộ và mối quan hệ với các bộ phận khác trong khách sạn.
+ Trình bày được nội dung một số quy chế điều lệ của bộ phận buồng.
Nội dung của chương:
+ Giới thiệu về bộ phận buồng trong khách sạn.
+ Vai trò của bộ phận buồng.
+ Nhiệm vụ của bộ phận buồng.
+ Tổ chức lao động của bộ phận buồng.
+ Mối quan hệ của bộ phận buồng với các bộ phận khác trong khách sạn.
+ Một số quy chế, điều lệ.
1. iới thiệu về bộ phận buồng trong khách sạn
1.1. Khái niệm chung
Buồng ngủ trong khách sạn là nơi để khách lưu trú trong thời gian nhất
định với mục đích nghỉ ngơi hoặc làm việc.
Phục vụ buồng được hiểu là những hành động chăm lo sự nghỉ ngơi của
khách bằng việc làm vệ sinh, bảo dưỡng các buồng khách và làm đẹp diện mạo
khách sạn, đồng thời phục vụ đầy đủ ...