Giáo trình Kết cấu công trình (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kết cấu công trình (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng của Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ, dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên. Giáo trình gồm có hai phần + Phần 1: Tĩnh học; + Phần 2: Kết cấu bê tông cốt thép. Giáo trình được biên soạn có sự tham khảo của các nguồn tài liệu từ các trường bạn và ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp. Quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, đồng nghiệp và các bạn sinh viên. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2021 Tác giả 1. Đỗ Đức Thành 2. Nguyễn Trung Quang 1 MỤC LỤC TT Tên chương/bài Trang 1 Giới thiệu 1 2 Mục lục 2 3 Giáo trình môn học 3 4 Chương 1. Những khái niệm cơ bản – Hệ tiên đề tĩnh học 4 5 Chương 2. Thu gọn hệ lực – Phương trình cân bằng của hệ 10 6 Chương 3. NHững vấn đề cơ bản về kết cấu BTCT 16 Bài 1. Khái niệm chung về bê tông cốt thép 16 Bài 2. Tính chất cơ lý của vật liệu 19 7 Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn theo cương độ 28 Bài 1. Nguyên lý chung về tính toán và cấu tạo 28 Bài 2. Tính toán cấu kiện chịu uốn 35 8 Chương 5. Tính toán cấu kiện chịu nén 66 Tài liệu tham khảo 78 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Kết cấu công trình Mã số môn học: MH 09 Thời gian thực hiện: 45 giờ (lý thuyết 39 giờ, bài tập 04 giờ, kiểm tra 02 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: Vị trí: Môn học kết cấu công trình là môn học được sắp xếp học sau khi sinh viên học các môn học chung và các môn cơ sở ngành khác như Vật liệu xây dựng, Bảo hộ lao động. Tính chất: là môn học cơ sở ngành quan trọng. II. Mục tiêu môn học: Kiến thức: Môn học trang bị kiến thức lý thuyết căn bản về các qui luật chung của cơ học, giúp sinh viên vận dụng các qui luật đó để giải các bài toán về chuyển động, cân bằng và tương tác giữa các vật thể. Môn học trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về tĩnh học, bê tông cốt thép (BTCT), thiết kế các dạng kết cấu bê tông cốt thép thông thường. Kỹ năng: Giải được một số bài toán cơ bản về tĩnh học. Sau khi kết thúc môn học, sinh viên nắm được sự làm việc của bê tông và cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép; từ đó nắm được các nguyên lý cấu tạo và tính toán kết cấu bê tông cốt thép và nắm được cách thiết kế các cấu kiện cơ bản. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chuyên cần và tự chủ trong việc tìm tài liệu tự học thêm, làm tiền đề cho sinh viên khi liên thông lên bậc học cao hơn. III. Nội dung môn học: 3 Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN – HỆ TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC Mục tiêu bài học - Trình bày được các khái niệm vật rắn tuyệt đối, lực. - Phân biệt được các tiên đề - Phân biệt được mô men và ngẫu lực 1.1. Các khái niệm cơ bản Tĩnh học nghiên cứu các quy luật cân bằng của vật rắn tuyệt đối dưới tác dụng của lực. Trong tĩnh học có hai khái niệm cơ bản là vật rắn tuyệt đối và lực. Vật rắn tuyệt đối là vật thể có hình dạng bất biến nghĩa là khoảng cách hai phần tử bất kỳ trên nó luôn luôn không đổi. Vật thể có hình dạng biến đổi gọi là vật biến dạng. Trong tĩnh học chỉ khảo sát những vật thể là rắn tuyệt đối thường gọi tắt là vật rắn. Thực tế cho thấy hầu hết các vật thể đều là vật biến dạng. Song nếu tính chất biến dạng của nó không ảnh hưởng đến độ chính xác cần có của bài toán có thể xem nó như vật rắn tuyệt đối trong mô hình tính toán. 1.1.1. Lực và các định nghĩa về lực Lực là đại lượng đo tác dụng cơ học giữa các vật thể với nhau. Lực được biểu diễn bằng đại lượng véc tơ có ba yếu tố đặc trưng: độ lớn (còn gọi là cường độ), phương chiều và điểm đặt. Thiếu một trong ba yếu tố trên tác dụng của lực không được xác định. Ta thường dùng chữ cái có dấu véc tơ ở trên để ký hiệu các véc tơ lực. Thí dụ các lực P, F1,....., N . Với các ký hiệu này phải hiểu rằng các chữ cái không có dấu véc tơ ở trên chỉ là ký hiệu độ lớn của nó. Thí dụ độ lớn của các lực P, F1,....., N là P, F, N. Độ lớn của các lực có thứ nguyên là Niu tơn hay bội số Kilô Niu tơn viết tắt là (N hay kN). Sau đây giới thiệu một số định nghĩa: a. Hệ lực. Hệ lực là tập hợp các lực cùng tác dụng lên một vật rắn. Giả sử vật rắn chịu tác dụng bởi các lực: F1 , F2 ,......Fn , ta ký hiệu hệ lực tác dụng lên vật rắn là: F1 , F2 ,......Fn , b. Hệ lực tương đương. Hai hệ lực được gọi là tương đương với nhau nếu chúng có cùng tác dụng cơ học như nhau đối với một vật rắn. Hai hệ lực F1 , F2 ,......Fn , và P , P2 ,......Pm , tương đương với nhau được ký hiệu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình nghề Xây dựng Giáo trình Kết cấu công trình Kết cấu công trình Hệ tiên đề tĩnh học Phương trình cân bằng của hệ Kết cấu bê tông cốt thép Tính toán cấu kiện chịu nénGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 234 0 0
-
Kết cấu bê tông cốt thép : NHÀ CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG LẮP GHÉP part 1
5 trang 152 0 0 -
Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo trì công trình dân dụng
3 trang 127 0 0 -
Đồ án môn học Kết cấu bê tông cốt thép 2 - TS. Nguyễn Hữu Anh Tuấn
6 trang 119 0 0 -
Thiết kế kết cấu bê tông ứng lực trước căng sau trong nhà nhiều tầng: Phần 1
91 trang 94 1 0 -
50 trang 83 0 0
-
Giáo trình Kết cấu công trình: Phần 2 - NXB Hà Nội
211 trang 82 0 0 -
Kết cấu liên hợp – Thép Bê tông
40 trang 78 0 0 -
Giáo trình Trắc địa (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
39 trang 67 2 0 -
Bài giảng Kết cấu bê tông cốt thép 2: Chương 4 - ThS. Bùi Nam Phương
65 trang 66 0 0 -
118 trang 65 0 0
-
Thuyết minh đồ án Kết cấu bê tông cốt thép 1: Tính toán cốt thép cho sàn sườn toàn khối bản dầm
60 trang 63 0 0 -
Mô hình giải tích đáp ứng khí động học của kết cấu mảnh theo phương tác động của gió
5 trang 63 0 0 -
104 trang 61 1 0
-
32 trang 60 0 0
-
142 trang 54 0 0
-
145 trang 53 0 0
-
Lý thuyết Cơ học và kết cấu công trình: Phần 1 - PGS.TS. Vũ Mạnh Hùng
193 trang 51 1 0 -
Đề thi môn kết cấu công trình - ĐH Dân Lập Văn Lang
5 trang 48 0 0 -
38 trang 47 0 0