Danh mục

Giáo trình Khí tượng nông nghiệp: Phần 2 - ThS. Triệu Thu Hường

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 912.91 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Khí tượng nông nghiệp: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tác động của các yếu tố khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp; Biến đổi khí hậu và sử dụng bền vững tài nguyên khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Khí tượng nông nghiệp: Phần 2 - ThS. Triệu Thu Hường CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Giới thiệu: Chương này giới thiệu các kiến thức về tác động của các yếu tố khíhậu đến sản xuất nông nghiệp và thiên tai khí tượng nông nghiệp; Một số giải pháplàm giảm thiểu tác động có hại của các yếu tố khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Mục tiêu: Trình bày các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Phân tíchtác động của các yếu tố khí hậu đến sản xuất nông nghiệp. Biết một số giải pháp làmhạn chế tác động có hại của các yếu tố khí hậu đến sản xuất nông nghiệp. Quan sát tranh ảnh, sơ đồ, làm việc với bảng số liệu để tìm hiểu, làm rõ nội dungđọc. Biết thu thập thông tin, viết báo cáo ngắn về tác động của một (hoặc một số) yếutố khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Hứng thú tìm hiểu vấn đề, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung:1. Tác động của các yếu tố khí hậu đến sản xuất nông nghiệp1.1. Bức xạ Mặt Trời Năng lượng bức xạ mặt trời là nhân tố quyết định sự sống của thực vật và chiphối các yếu tố thời tiết, khí hậu mỗi vùng. Mỗi loài thực vật, thậm chí từng cá thể sử dụng năng lượng bức xạ Mặt Trời đểquang hợp với hiệu suất khác nhau. Kết quả nghiên cứu sinh lý thực vật cho thấy,các giống cây trồng tiến hành quang hợp trong các ngưỡng giới hạn cường độ bức xạMặt Trời nhất định. Người ta phân biệt các ngưỡng chủ yếu: - Điểm bù ánh sáng: cây trồng có thể quang hợp được ở cường độ ánh sáng rấtthấp. Lúc đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. Khi cường độ ánh sángtăng dần lên thì cường độ quang hợp cũng tăng theo. Điểm bù là cường độ ánh sángmà cây trồng có cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Nói cách khác, đó làcường độ ánh sáng đủ để duy trì trọng lượng khô của lá. Khi cường độ ánh sáng tănglên thì cường độ quang hợp cũng tăng lên và cây trồng bắt đầu tích lũy sản phẩmquang hợp để sinh trưởng. - Điểm bão hoà ánh sáng: Khi cường độ ánh sáng tiếp tục tăng lên, cường độquang hợp cũng tiếp tục tăng lên nhưng đến một lúc nào đó sẽ không tăng nữa. Điểm 57bão hoà ánh sáng là cường độ ánh sáng mà cây trồng có cường độ quang hợp đạt tốiđa. Các loại cây trồng khác nhau, nồng độ CO2 và điều kiện khí tượng khác nhausẽ có trị số cũng như khoảng cách điểm bù và điểm bão hoà ánh sáng khác nhau. Dựa vào yêu cầu về cường độ ánh sáng với quang hợp người ta chia thực vậtlàm 2 nhóm: Cây ưa bóng: Loại cây này có đặc điểm thực vật học điển hình như lá rộng,mỏng, lớp cutin mỏng, khí khổng lớn... (Ví dụ: phong lan, cây họ đậu, cà phê chè,tam thất...). Cây ưa bóng thường có nguồn gốc ở vĩ độ cao. Cũng có loại cây cónguồn gốc nhiệt đới hay á nhiệt đới nhưng do cư trú lâu dài dưới bóng các cây khácnên chúng trở thành cây ưa ánh sáng yếu. Cây cà phê chè sống ở rừng thưa nhiệt đới,quanh năm được tán rừng che phủ nên yêu cầu cường độ ánh sáng chỉ bằng 1/2 - 3/4cường độ ánh sáng tự nhiên. Nếu trồng ở điều kiện cường độ bức xạ mặt trời cao thìhoa bị rụng nhiều, lá bị vàng hơn. Cây tam thất trồng ở cao nguyên Bắc Hà (LàoCai) yêu cầu cường độ ánh sáng yếu. Mặc dù ở vùng trồng thời tiết thường nhiềumây, rất ít ánh sáng nhưng người dân vẫn phải làm dàn che cho chúng. Cây ưa sáng: Đặc điểm thực vật có bản lá nhỏ, cutin dày, khí khổng bé (Ví dụ:cây gỗ dẻ, xà cừ, cam, quýt...). Cây ưa sáng thường có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Trong nông nghiệp, lợi dụng đặc điểm ưa sáng, ưa bóng, người ta xây dựngcấu trúc rừng nhiều tầng, trồng xen, trồng gối... để tận dụng bức xạ mặt trời. Độ dài chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống cây trồng, vật nuôi, đặc biệtlà tới sự phát dục của chúng. Người ta chia thực vật thành 3 nhóm cây có sự cảm ứngkhác nhau với độ dài chiếu sáng như sau: Nhóm cây ngày ngắn: là những cây ra hoa được khi gặp điều kiện ngày ngắnnhưng không ra hoa được nếu gặp điều kiện ngày dài. Những thực vật này thường cónguồn gốc ở vùng nhiệt đới như lúa (nếp, tám, dự...), thuốc lá, đậu rồng, đay, mía... Nhóm cây dài ngày: gồm những thực vật ra hoa khi gặp điều kiện chiếu sángngày dài và không thể ra hoa trong điều kiện quang chu kỳ ngắn. Các giống cây phảnứng với điều kiện chiếu sáng ngày dài thường có nguồn gốc ở vùng ôn đới. Ví dụ:bắp cải, lúa mì… Nhóm cây trung tính: một số loài thực vật hoặc giống cây trồng ra hoa khôngphụ thuộc vào độ dài chiếu sáng mà chỉ cần đạt được một mức độ sinh trưởng, phát 58triển nhất định, ví dụ: cà chua, đậu Hà Lan, một số giống lúa mới... Các giống câytrồng mới lai tạo thường phản ứng trung tính với quang chu kỳ là do bản tính di truyềncủa chúng chưa ổn định nên chưa phản ứng với điều kiện quang chu kỳ. Thực t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: