Danh mục

Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên)

Số trang: 132      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.81 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (132 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Kinh tế công cộng" nhằm cung cấp cho sinh viên ngành kinh tế cơ sở lý luận để trả lời câu hỏi khi nào thì nhà nước nên can thiệp vào nền kinh tế và nhà nước nên can thiệp bằng công cụ gì để hỗ trợ quá trình phát triển. Giáo trình kết cấu gồm 6 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội; công cụ can thiệp chủ yếu của chính phủ vào nền kinh tế; lựa chọn công cộng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế công cộng: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Thị Tuệ (Chủ biên) CHƯƠNG 4 PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI Chương trước đã tìm hiểu về các dạng thất bại của thị trường và sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế nhằm khắc phục các thất bại thị trường, đảm bảo nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Chương này sẽ nghiên cứu các can thiệp của chính phủ trong phân phối lại thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội. Những nội dung chính là: (1) Quan niệm về công bằng và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập; (2) Quan điểm về công bằng và hiệu quả trong nền kinh tế; (3) Các lý thuyết về phân phối lại thu nhập; (4) Hệ thống an sinh xã hội nhằm phân phối lại thu nhập và hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. 4.1. Công bằng và bất bình đẳng 4.1.1. Quan niệm về công bằng và bất bình đẳng Công bằng xã hội là một mục tiêu mà bất kỳ quốc gia nào cũng hướng tới trong quá trình phát triển bền vững. Do đó, các chính sách được đưa ra bên cạnh vấn đề hiệu quả kinh tế cần được chú trọng tới khía cạnh công bằng xã hội. Nhưng quan niệm về công bằng còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, bởi công bằng là khái niệm chuẩn tắc. Có nhiều góc nhìn về vấn đề công bằng, công bằng là một phạm trù đạo đức, công bằng là một vấn đề xã hội và công bằng là một vấn đề kinh tế. Phạm vi của kinh tế công sẽ đề cập tới công bằng là một vấn đề kinh tế Công bằng xã hội về phương diện kinh tế không có nghĩa là thành quả phát triển của xã hội được chia đồng đều cho mọi người. Có 2 quan niệm khác nhau về công bằng xã hội: Thứ nhất, công bằng theo chiều ngang: là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau. Theo quan điểm này, nếu hai cá nhân có tình trạng kinh tế như nhau (về thu nhập, tôn giáo..) thì chính phủ không được phân biệt đối xử. 101 Thứ hai, công bằng theo chiều dọc: là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này, chính phủ có thể đối xử khác nhau với những người có tình trạng kinh tế khác nhau nhằm giảm bớt những khác biệt, ví dụ ưu tiên cho những người già, những người có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc ... Nếu như công bằng theo chiều ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì công bằng theo chiều dọc đòi hỏi sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ phải thực thi chính sách phân phối theo công bằng dọc nhằm giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân. Điều này được thể hiện rõ qua chính sách thuế và trợ cấp. Mặc dù trên lý thuyết, việc phân biệt giữa công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc là dễ dàng nhưng trên thực tế việc áp dụng những tiêu chuẩn này là không rõ ràng. Trong báo cáo phát triển thế giới năm 2006, NHTG đã xem xét khái niệm công bằng là sự “công bằng về cơ hội” nghĩa là con người cần được bình đẳng với nhau trên mọi phương diện, tránh để những hoàn cảnh cá nhân đã định trước như giới tính, màu da, quê quán, nguồn gốc gia đình, nhóm xã hội nơi cá nhân đó sinh ra... góp phần quyết định đến sự phát triển của con người. Công bằng xã hội trong một quốc gia hay vùng miền nào đó thường được xem xét dưới khía cạnh phân phối thu nhập. Phân phối thu nhập công bằng có nghĩa mỗi cá nhân được đánh giá đúng mức với công sức mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ tình trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn khó khăn, thiếu thốn. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ nghĩa bình quân trong phân phối: mọi người có thu nhập tương tự như nhau bất kể năng lực và nỗ lực của họ rất khác nhau. Chủ nghĩa bình quân trong phân phối sẽ triệt tiêu động lực học tập, làm việc và sáng tạo của các cá nhân, mà hệ quả tất yếu là một nền kinh tế trì trệ. Quan niệm về bất bình đẳng: Bất bình đẳng là một vấn đề trung tâm của xã hội, nó là cơ sở tạo nên sự phân tầng xã hội. Bất bình đẳng không phải là hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân mà nó xuất hiện khi có một nhóm xã hội 102 kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Bất bình đẳng xã hội do nhiều nguyên nhân gây ra, trong những xã hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ... Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, và các nhà xã hội học đưa về ba loại căn bản: Thứ nhất, cơ hội trong cuộc sống. Cơ hội trong cuộc sống bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khỏe hay đảm bảo an ninh xã hội. Trong một xã hội, một nhóm người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không, đó là nguyên nhân khách quan của bất bình đẳng xã hội. Thứ hai, địa vị xã hội. Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội. Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với thành viên trong nhóm khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc. Trên thực tế, cơ cấu giai cấp là nền tảng căn bản nhất của địa vị xã hội. Ngoài ra, các thành tố khác tạo lập nên địa vị xã hội phải kể đến trình độ chuyên môn, mức lương, gia đình, lứa tuổi, lãnh thổ, cư trú. Thứ ba, ảnh hưởng chính trị. Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được ...

Tài liệu được xem nhiều: