Danh mục

Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 2

Số trang: 116      Loại file: pdf      Dung lượng: 801.23 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (116 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Kinh tế thương mại đại cương" được biên soạn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và cốt lõi, mang tính tổng quan về kinh tế thương mại cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế thương mại, cũng như các chuyên ngành đào tạo khác. Giáo trình kết cấu gồm 7 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: thương mại dịch vụ; lợi thế so sánh và hội nhập kinh tế thương mại; nguồn lực và hiệu quả kinh tế thương mại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 2 Chương 5 THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Thương mại dịch vụ là lĩnh vực mới, nó được hình thành và phát triển sau thương mại hàng hóa. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh tế này đang có sự phát triển rất ấn tượng và đầy triển vọng trong cơ cấu thương mại, cũng như trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Mục đích của chương là giới thiệu những nội dung về bản chất, vai trò và các phương thức cung ứng trong thương mại dịch vụ, các xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ. Trên cơ sở nghiên cứu về thương mại hàng hóa ở chương trước, chương này chủ yếu nghiên cứu những vấn đề thể hiện tính đặc thù, khác biệt của thương mại dịch vụ so với thương mại hàng hóa. Đây là những cơ sở khoa học để tiếp cận và nghiên cứu về các quan hệ kinh tế, cũng như lựa chọn quyết định tối ưu trong phát triển và quản lý lĩnh vực kinh tế này. 5.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 5.1.1. Khái niệm và phân loại thương mại dịch vụ a. Khái niệm thương mại dịch vụ Khái niệm về dịch vụ. Trong thời đại ngày nay, dịch vụ đã trở nên gần gũi trong đời sống kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia. Vai trò của dịch vụ cũng ngày càng tăng và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt trình độ phát triển hay chế độ chính trị - xã hội. Đến nay, đã có nhiều khái niệm đưa ra về dịch vụ, song khái niệm dựa trên tính chất của dịch vụ (so với sản phẩm hữu hình) có thể chuyển tải được những nội dung cơ bản và đầy đủ nhất về dịch vụ. Theo đó, dịch vụ là các hoạt động của con người được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không cầm nắm được[3]. Với tiếp cận này, dịch vụ có hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, dịch vụ là sản phẩm, là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Thứ hai, khác với sản phẩm hữu hình, 96 dịch vụ là sản phẩm vô hình, phi vật chất và thường không thể lưu trữ được[3]. Như vậy về bản chất, dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Khái niệm về thương mại dịch vụ. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội, dịch vụ đã trở thành đối tượng của thương mại và có tỷ trọng buôn bán trong thương mại ngày càng tăng. Trong các quan hệ thương mại, dịch vụ là hàng hóa đặc biệt - hàng hóa vô hình, có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa vô hình này là lao động sáng tạo kết tinh ở sản phẩm, nhưng không nhìn thấy được mà chỉ có thể cảm nhận được hàng hóa đó. Còn giá trị sử dụng của nó là sự thỏa mãn, sự hài lòng của khách hàng khi được cung cấp dịch vụ. Khi dịch vụ được cung ứng ra thị trường với tư cách là một loại hàng hóa thì phạm trù thương mại dịch vụ được hình thành và trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, cũng như quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, khi bàn về khái niệm thương mại dịch vụ (Trade in Services), đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau do dựa trên các góc độ tiếp cận khác nhau, cụ thể: - Khái niệm thương mại dịch vụ thường được đưa ra bằng cách phân biệt thương mại dịch vụ với thương mại hàng hóa, mà đặc trưng phân biệt chính là đối tượng trao đổi, mua bán của chúng. Nếu đối tượng trao đổi, mua bán của thương mại hàng hóa là hàng hóa - sản phẩm hữu hình thì trong thương mại dịch vụ, đối tượng trao đổi, mua bán lại là dịch vụ - các sản phẩm vô hình. Bởi vậy, thương mại dịch vụ theo đó là sự trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức vì mục đích thương mại. - Theo tiếp cận của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS) thì thương mại dịch vụ (Thương mại dịch vụ quốc tế) được hiểu là việc cung cấp dịch vụ trong bất cứ lĩnh vực nào có liên quan đến thương mại: + Từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác; 97 + Trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác; + Bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác; + Bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác. Ở đây, dịch vụ bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực, trừ các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ (Các dịch vụ cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại và cũng không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ)1. Theo tiếp cận này, thương mại dịch vụ quốc tế là sự cung ứng về dịch vụ giữa pháp nhân hoặc thể nhân trong nước với pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài vì mục đích thương mại. Cũng cần lưu ý, quan điểm về thương mại dịch vụ quốc tế theo tiêu chí của GATS khác với quan điểm truyền thống được sử dụng trong số liệu thống kê cán cân thanh toán ở Việt Nam. Số liệu thống kê cán cân thanh toán dựa trên các giao dịch giữa người thường trú và không thường trú. Do vậy, khi một người nước ngoài có tư cách pháp nhân trở thành người thường trú ở Việt Nam, việc sản xuất dịch vụ của người đó trở thành một phần của nền kinh tế trong nước. Theo GATS, tính chất xác định chính là quốc tịch, bởi vậy một người nước ngoài có tư cách pháp nhân dù thường trú ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ở Việt Nam. - Theo tác giả Walter Goode thuộc trường Đại học Adelaide của Australia thì thương mại dịch vụ (Trade in Services) hay thương mại vô hình (Invisible Trade) là việc cung cấp dịch vụ theo các điều kiện thương mại cho người nước khác, thông qua thương mại xuyên biên giới hay thông qua hiện diện thương mại2. 1 Tại điều 1 phần I c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: