Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật cảm biến (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.81 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Kỹ thuật cảm biến với mục tiêu giúp người học có thể phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến; Phân tích nguyên lý của mạch điện cảm biến; Thực hiện ứng dụng của cảm biến trong điều khiển hệ thống cơ điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 1 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật cảm biến (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI BÙI VĂN CÔNG (Chủ biên) NGUYỄN ANH DŨNG – LƯU HUY HẠNH GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CẢM BIẾN Nghề: Cơ điện tử Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2019 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại phát triển của khoa học và kỹ thuật ngày nay cảm biến đóng vai trò quan trọng. Nó là thành phần quan trọng nhất trong các thiết bị đo hay trong các hệ thống điều khiển tự động. Có thể nói rằng nguyên lý hoạt động của một cảm biến, trong nhiều trường hợp thực tế cũng chính là nguyên lý của phép đo hay của phương pháp điều khiển tự động Giờ đây không có một lĩnh vực nào mà ở đó không sử dụng cảm biến. Chúng có măt trong các hệ thống tự động phức tạp, người máy, kiểm tra sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, chống ô nhiễm môi trường. Cảm biến cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải, hàng tiêu dùng, bảo quản thực phẩm, ô tô, trò chơi điện tử...Do đó việc trang bị cho mình một kiến thức về các loại cảm biến là nhu cầu không thể thiếu của các kỹ thuật viên, kỹ sư của ngành điện cũng như những ngành khác. Môn học kỹ thuật cảm biến là môn học chuyên môn của học viên ngành điện công nghiệp. Môn học này nhằm trang bị cho học viên các trường nghề những kiến thức về nguyên lý, cấu tạo, các mạch ứng dụng trong thực tế một số loại cảm biến... Với các kiến thức được trang bị học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như trong đời sống. Ngoài ra các kiến thức này dùng làm phương tiện để học tiếp các môn chuyên môn của ngành điện như Trang bị điện, PLC... Môn học này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các học viên của các ngành khác quan tâm đến lĩnh vực này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 Chủ biên: Bùi Văn Công 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ................................................................................ 3 Bài 1 .................................................................................................................. 5 Khái niệm cơ bản về các bộ cảm biến. .......................................................... 5 1.1. Khái niệm chung .................................................................................... 5 1.2. Phạm vi ứng dụng. ................................................................................. 7 1.3. Phân loại các bộ cảm biến. ..................................................................... 7 Bài 2 ................................................................................................................ 10 Cảm biến nhiệt độ ......................................................................................... 10 2.1. Nhiệt điện trở với Platin và Nickel ...................................................... 10 2.2. Cảm biến nhiệt độ với vật liệu silic ..................................................... 16 2.3. IC cảm biến nhiệt độ. ........................................................................... 21 2.4. Nhiệt điện trở NTC .............................................................................. 23 2.5. Nhiệt điện trở PTC ............................................................................... 25 2.6. các bài thực hành ứng dụng các loại cảm biến nhiệt độ ...................... 28 Bài 3 ................................................................................................................ 32 Cảm biến tiệm cận và các loại cảm biến xác định vị trí, khoảng cách ..... 32 3.1. Cảm biến tiệm cận (Proximity Sensor) ................................................ 32 3.2. Một số loại cảm biến xác định vị trí, khoảng cách khác ...................... 55 3.3. Các bài thực hành ứng dụng các loại cảm biến tiệm cận ..................... 63 Bài 4 ................................................................................................................ 64 Phương pháp đo lưu lượng.......................................................................... 64 4.1. Đại cương ............................................................................................. 64 4.2. Phương pháp đo lưu lượng dựa trên nguyên tắc sự chênh lệch áp suất ............................................................................................................................. 69 4.3. Phương pháp đo lưu lượng bằng tần số dòng xoáy. ............................ 81 4.4. Các bài thực hành ứng dụng của cảm biến đo lưu lượng Đo lưu lượng ............................................................................................................................. 85 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kỹ thuật của biến Mã số mô đun: MĐ 26 Thời gian mô đun: 60 giờ; (LT: 18giờ; TH/TT/TN: 42giờ; KT: 02 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Trước khi học mô đun này cần hoàn thành các môn học cơ sở, đặc biệt các môn học, mô đun: Kỹ thuật điện- điện tử, Đo lường điện điện tử, kỹ thuật số, điện tử công suất. - Tính chất: Là mô đun bắt buộc trong ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: