Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô - CĐ Luyện Kim

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (94 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Kỹ thuật sửa chữa ô tô" trình bày nội dung qua các chương sau: chương 1 những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sửa chữa, chương 2 sửa chữa động cơ ô tô, chương 3 sửa chữa gầm ô tô, chương 4 sữa chữa điện ô tô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô - CĐ Luyện Kim B công thương TR CA U-------------------------------------------------- Giáo trình ỹ thuật sửa chữa ôtô ghề: Sửa chữa ôtô (Tài liệu lưu hành n i b ) Tháng 10 năm 2007 1 Chương 1 hững kiến thức cơ bản về kỹ thuật sửa chữa Bài 1: Quá trình hư hỏng mài mòn của chi tiết máy và phương pháp phục hồi. . Các dạng hư hỏng và nguyên nhân. 1. Hư hỏng do chế tạo Gồm các nguyên nhân: – Trong quá trình tính toán và thử nghiệm đã quy định kích thước của chi tiếtkhông chính xác hoặc không đảm bảo điều kiện làm việc . – Do quá trình chế tạo, nhiệt luyện hoặc lắp ghép không đúng yêu cầu kỹ thuật. Cácnguyên nhân trên làm cho độ bền chi tiết không đảm bảo do đó chi tiết chóng bị hư hỏng. 2. Hư hỏng do sử dụng: Hư hỏng này không thể tránh được nó xảy ra theo quy luật và thời gian sử dụngmặc dù việc sử dụng chăm sóc và bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật gồm các dạnghư hỏng sau: a. Mài mòn cơ giới. Là hiện tượng mài mòn của chi tiết do ma sát có thể là ma sát khô, hoặc ma sátlăn. Bề mặt chi tiết gia công càng nhẵn bóng, độ cứng càng cao, điều kiện bôi trơn hợplý thì chi tiết càng ít bị mài mòn. b. Mài mòn do bột mài . Do các hạt kim loại có độ cứng khác nhau nằm giữa hai bề mặt tiếp xúc của cácchi tiết. Dưới tác dụng của áp lực, hạt kim loại trở thành dao gọt làm tăng hao mòn. Cáchạt kim loại này thường lẫn trong dầu hoặc trong khi làm việc có chi tiết bị mài mònsinh ra c. Hao mòn do nhiệt. Do tác dụng của sự thay đổi nhiệt độ làm cho độ cứng của vật liệu bị giảm đi dođó các chi tiết bị mòn nhanh hoặc có thể làm cho chi tiết bị nứt vỡ. . . Tốc độ hao mòn này còn phụ thuộc vào tốc độ thay đổi nhiệt độ và phụ thuộcvào nhiệt độ của chi tiết. Do vậy việc làm mát cho chi tiết càng hợp lý thì chi tiết càngít bị hao mòn. d. Hư hỏng do ăn mòn hoá học và điện hoá học. Là quá trình phản ứng xảy ra giữa bề mặt chi tiết và môi trường xung quanh đểtạo nên một chất khác. Do kim loại của chi tiết không đồng nhất ở điều kiện ẩm ướt có các chất điệnphân như: Muối, axít, kiềm sẽ tạo nên trên bề mặt chi tiết có các cấp hạt sẽ đóng vai trònhư những bộ pin vô cùng nhỏ làm cho cực dương bị ăn mòn. Khi sự ăn mòn lớn làm ảnh hưởng đến kích thước và độ bền chi tiết. Do vậy những chi tiết bằng sắt thép cần sơn một lớp sơn ngăn cách kim loại vớimôi trường Với những chi tiết bằng cao su phải tránh xăng, dầu, hạn chế phơi ngoài nắng mưa. e. Hư hỏng do vật liệu mỏi. Dưới tác dụng của các lực lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ làm cho lớp phíadưới bề mặt chi tiết xuất hiện những vết nứt và phát triển dần lên làm bề mặt sơn bịtróc. Sự tróc rỗ này dưới tác dụng của tải trọng thay đổi dần dần làm phá hỏng các chitiết. f. Hư hỏng do biến dạng dẻo. Là hiện tượng chi tiết bị phá huỷ khi chịu tác dụng của ứng suất lớn hơn giới hạnđàn hồi 2 3. Quy luật hao mòn của các chi tiết Phần lớn các chi tiết của ô tô xe máy và công tác chịu tác động đồng thời củamột số dạng mài mòn. Để thấy rõ quá trình mài mòn chi tiết máy ta nghiên cứu quátrình mài mòn của một cặp lắp ghép điển hình đó là cổ trục và ổ đỡ. Khi trục chưa quay n = 0 (n là số vòng quay) do trọng lượng của bản thân trụcsẽ tỳ sát về phía dưới ổ đỡ tạo khe hở S Khi trục quay n > 0 do dầu bôi trơn có độ nhớt nên nó sẽ bám trên bề mặt trụcsẽ được cuốn theo chiều quay của trục và chèn vào giữa trục và ổ đỡ làm cho trục đượcnâng lên, lớp dầu đó giúp cho sự mài mòn chi tiết giảm đi rất nhiều nếu duy trì đượctrong suốt quá trình làm việc. Quá trình mài mòn của chi tiết theo thời gian có thể biểu diễn trên trục toạ độ (Hình 1) Hình 1.1 : Biểu đồ mài mòn của chi tiết Trục tung biểu diễn sự mài mòn ọ Trục hoành biểu diễn thời gian hoạt động của chi tiết t Nhận xét đồ thị: Đoạn OA: Có khe hở lắp ghép ban đầu ọo Đoạn AB: Có tốc độ mài mòn lớn, chi tiết mài mòn nhanh ọ1. Vì chi tiết mớichế tạo cho nên độ mấp mô bề mặt lớn. Vì vậy tất cả các máy mới chế tạo hoặc sửachữa lớn đều phải qua giai đoạn chạy rà để san phẳng mấp mô bề mặt ban đầu trước khiđưa vào sử dụng ứng với thời gian t1 là thời gian chạy rà trơn. Đoạn BC: Có độ dốc nhỏ(ọ2) độ mài mòn tăng từ từ theo thời gian (ọ2) ứng vớit2. Giai đoạn này các mấp mô bề mặt đã được san phẳng, lực ma sát giảm khe hở lắpráp hợp lý, chế độ bôi trơn tốt. Đây là giai đoạn sử dụng của các chi tiết, thời ...

Tài liệu được xem nhiều: