Danh mục

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai

Số trang: 125      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (125 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về chuyển giao khoa học kỹ thuật tiến tiến vào phương pháp thụ tinh nhân tạo, truyền giống vật nuôi, xác định thời điểm phối giống thích hợp, phương thức, phương pháp phối giống cho vật nuôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật truyền giống (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai Lời nói đầu Kỹ thuật truyền giống là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình đào tạo nghề Thú y hệ Trung cấp nghề. Mô đun cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh hoá của tinh dịch, các phương pháp khai thác tinh, pha chế bảo tồn và vận chuyển tinh dịch. Kỹ thuật dẫn tinh một số loài gia súc. Mô đun có liên quan tới các mô đun khác như: Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tổng hợp và cập nhật các vấn đề, nhưng cuốn giáo trình chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong đợi và xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, học viên và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả 2 HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH Mô đun kỹ thuật truyền giống là một môn đun chuyên môn nghề thuộc chương trình đào tạo hệ nghề Trung cấp thú y. Là mô đun cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về chuyển giao khoa học kỹ thuật tiến tiến vào phương pháp thụ tinh nhân tạo, truyền giống vật nuôi, xác định thời điểm phối giống thích hợp, phương thức, phương pháp phối giống cho vật nuôi. Giáo trình có 5 bài trong đó: - Bài 1: Tinh dịch và đặc điểm sinh hóa của tinh dịch - Bài 2: Khai thác tinh dịch - Bài 3: Kiểm tra phẩm chất tinh dịch - Bài 4: Pha chế và bảo tồn và vận chuyển tinh dịch - Bài 5: Kỹ thuật dẫn tinh Người học được kiểm tra đánh giá 6 lần theo 2 nội dung chính: Đánh giá kiến thức và kỹ năng. Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Giảng giải kết hợp làm mẫu và có ví dụ minh họa bằng hình ảnh thực tế, mô hình và rèn luyện kỹ năng thực hành tại trang trại, hộ gia đình... để củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh. 3 Bài mở đầu:VAI TRÒ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN HỌC TRUYỀN GIỐNG NHÂN TẠO VẬT NUÔI 1. Khái niệm về truyền giống nhân tạo Trong tự nhiên, chúng ta thường bắt gặp hiện tượng những con đực và con cái gặp gỡ nhau, giao phối với nhau để đẻ ra động vật non. Về hình thức đó, là biểu hiện sinh lý bình thường của động vật để duy trì nòi giống. Hoạt động sinh dục để tạo ra đời sau được thực hiện dựa trên các phản xạ sinh dục mang tính chất tự nhiên và được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bản chất của hoạt động duy trì nòi giống đó là sự gặp gỡ và đồng hóa lẫn nhau giữa các giao tử đực và cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành phôi, thai và trở thành động vậtnon. Truyền giống nhân tạo là quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng ở vị trí và thời gian thích hợp bằng các dụng cụ đặc biệt, do con người thực hiện để xảy ra quá trình thụ tinh, hoặc là đưa trứng đã được thụ tinh từ cơ thể động vật cái này chuyển sang cơ thể động vật cái khác mà làm cho trứng đó vẫn phát triển bình thường, cuối cùng sinh ra động vật non. Quá trình này được thực hiện dựa trên các học thuyết khoa học về sinh lý sinh trướng, phát triển, sinh lý sinh sản, các học thuyết về gen, di truyền.... của cơ thể con đực và concái. Như vậy, truyền giống nhân tạo là quá trình nhân giống động vật có sự can thiệp của con người vào một số công đoạn trong hoạt động sinh lý sinh sản của động vật. Truyền giống nhân tạo hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, cắt phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, nhân bản gen... Các kỹ thuật này cho phép khai thác tối đa khả năng sản xuất của những con đực và con cái ưu tú phục vụ lợi ích của con người 2. Cơ sở khoa học của truyền giống nhântạo Truyền giống nhân tạo là một phương pháp nhân giống hữu tính động vật, nóđược dựa trên các lý thuyết khoa học khoa học sau: 2.1. Lý thuyết về thụtinh Bản chất của thụ tinh ở động vật là sự gặp gỡ, đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và trứng ở vị trí và thời điểm thích hợp để tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, thai và sau một khoảng thời gian nhất định thai được hoàn thiện để trở thành cơ thể động vật non. Dựa vào bản chất của sự thụ tinh, người ta hoàn toàn có thể tạo ra động vật non khi cho tinh trùng và trứng gặp gỡ nhau ở điều kiện thích hợp mà không cần sự tham gia của con đực vào quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng. Điều đó có nghĩa là con người có thể làm thay một phần của con đực trong phản xạ giao phối. 2.2. Lý thuyết về sự phát triển củaphôi Trứng sau khi được thụ tinh trở thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi và di chuyển đến tử cung làm tổ. Từ đây, quan hệ giữa cơ thể mẹ và phôi, thai được thiết lập cơ thể mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và đào thải những chất cặn bã là sản phẩm trao đổi chất của phôi, thai ra ngoài. Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ không có ảnh hưởng gì đến đặc điểm di truyền củaphôi. Dựa trên hiểu biết về sự phát triển của phôi, người ta hoàn toàn có thể lấy phôi ra từ một cơ thể mẹ này, có thể nuôi dưỡng phôi trong môi trường có điều kiện tương tự như môi trường tử cung con mẹ đó và cấy truyền vào con cái khác có chu kỳ động dục đồng pha với con cái cho phôi hoặc tuổi của phôi để sản sinh ra đời con mang toàn bộ đặc tính di truyền của con bố và con mẹ sinh ra phôi 2.3. Học thuyết về thần kinh củaPavlop Pavlop cho rằng: Toàn bộ hoạt động của cơ động vật đều được thực hiện thông qua các phản xạ dưới sự điều tiết của thần kinh và thể dịch. Hoạt động sinh sản của động vật cũng được thực hiện thông qua hàng loạt các phản xạ sinh dục Khi nghiên cứu các phản xạ sinh dục của động vật, con người đã dựa vào các phản xạ sinh dục tự nhiên để thiết lập nên các phản xạ sinh dục có điều ...

Tài liệu được xem nhiều: