Danh mục

Giáo trình Lắp ráp, sửa chữa mạch xung số (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Số trang: 63      Loại file: docx      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lắp ráp, sửa chữa mạch xung số (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" biên soạn nhằm giúp người học trình bày được các khái niệm cơ bản về xung điện, các thông số cơ bản của xung điện, ý nghĩa của xung điện trong kỹ thuật điện tử; nắm được cấu tạo mạch dao động tạo xung và mạch xử lí dạng xung; phát biểu khái niệm về kỹ thuật số, các cổng logic cơ bản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lắp ráp, sửa chữa mạch xung số (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP RÁP, SỬA CHỮA MẠCH XUNG SỐ NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP - CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình này được biên soạn bởi giáo viên khoa Điện tử trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn, sử dụng cho việc tham khảo và giảng dạy nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn. Mọi hình thức sao chép, in ấn và đưa lên mạng Internet không được sự cho phép của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn là vi phạm pháp luật. 2 LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính ở trình độ Trung cấp và Cao Đẳng, giáo trình Lắp ráp, sửa chữa mạch xung số là một trong những giáo trình mô đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logic. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tùy theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian, bổ sung những kiến thức mới và trang thiết bị phù hợp với điều kiện giảng dạy. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, giáo viên khoa có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao Đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn, 172 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn. Biên soạn Nguyễn Văn Đại 3 MỤC LỤC Trang 4 GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN Tên mô đun: Lắp ráp, sửa chữa mạch xung, số Mã mô đun: MĐ 11 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau khi học xong các môn học, mô đun cơ bản chuyên môn như linh kiện điện tử, đo lường điện, điện tử... và học trước khi học các mô đun chuyên sâu như vi xử lý, PLC... - Tính chất: mô đun này cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về kỹ thuật xung và kỹ thuật số. Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này học viên có năng lực: - Kiến thức: + Phát biểu được các khái niệm cơ bản về xung điện, các thông số cơ bản của xung điện, ý nghĩa của xung điện trong kỹ thuật điện tử. + Trình bày được cấu tạo mạch dao động tạo xung và mạch xử lí dạng xung. + Phát biểu khái niệm về kỹ thuật số, các cổng logic cơ bản. Kí hiệu, nguyên lí hoạt động, bảng sự thật của các cổng lôgic. + Trình bày được cấu tao, nguyên lý các mạch số thông dụng như: Mạch đếm, mạch đóng ngắt, mạch chuyển đổi, mạch ghi dịch, mạch điều khiển. - Kỹ năng: + Khảo sát được các dạng xung cơ bản. + Lắp ráp, kiểm tra được các mạch tạo xung và xử lí dạng xung. + Lắp ráp, kiểm tra được các mạch số cơ bản trên panel và trong thực tế. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thái độ tư duy, tích cực rèn luyện kiến thức, kỹ năng tại lớp; + Có ý thực tự giác, chủ động tự tìm hiểu nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành dưới sự hướng dẫn giáo viên. Nội dung mô đun: Tên các bài Thời gian (giờ) Số TT trong mô TS LT TH KT 1 đun Bài 1: Khảo sát các dạng xung cơ bản 4 2 2 0 Bài 2: Lắp ráp, sửa chữa mạch dao động dùng 2 10 2 8 0 Transistor Bài 3: Lắp ráp, sửa chữa mạch dao động dùng vi 3 7 2 4 1 mạch 4 Bài 4: Khảo sát các cổng logic cơ bản 14 6 8 0 5 Bài 5: Khảo sát các Flip-Flop 14 6 8 0 6 Bài 6: Lắp ráp, sửa chữa mạch logic MSI. 14 4 10 0 7 Bài 7: Lắp ráp, sửa chữa mạch đếm và thanh ghi. 27 8 18 1 Tổng cộng 90 30 58 2 5 BÀI 1: KHẢO SÁT CÁC DẠNG XUNG CƠ BẢN Mã bài: MĐ14-01 Thời gian: 4 giờ (LT: 2, TH: 2, Tự học: 0) Giới thiệu: - Các tín hiệu điện có biên độ thay đổi theo thời gian được chia ra làm hai loại cơ bản là tín hiệu liên tục và tín hiệu gián đoạn. Tín hiệu liên tục còn được gọi là tín hiệu tuyến tính hay tương tự, tín hiệu gián đoạn còn gọi là tín hiệu xung số. - Tín hiệu sóng sin được xem như là tín hiệu tiêu biểu cho loại tín hiệu liên tục, ta có thể tính được biên độ của nó ở từng thời điểm. Ngược lại tín hiệu sóng vuông được xem là tín hiệu tiêu biểu cho loại tín hiệu gián đoạn và biên độ của nó chỉ có hai giá trị là mức cao và mức thấp, thời gian để chuyển từ mức biên độ thấp lên cao và ngược lại rất ngắn và được xem như tức thời. - Một chế độ mà các thiết bị điện tử thường làm việc hiện nay đó là chế độ xung. Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: