Danh mục

Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề: Sửa chữa máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 510.02 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Toàn bộ giáo trình gồm sáu chương chứa đựng tương đối đầy đủ các vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ lập trình C, các loại ví dụ và bài tập chọn lọc cùng một số vấn đề liên quan, giúp người học có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ này trong việc giải quyết một số lớp bài toán thông dụng trong thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề: Sửa chữa máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ -----š› & š›----- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẬP TRÌNH CĂN BẢN NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNGBan hành kèm theo Quyết định số: 248b/QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội, năm 2021 (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐSCMT11 2 LỜI NÓI ĐẦU Tin học là một ngành khoa học mũi nhọn phát triển hết sức nhanh chóng trongvài chục năm lại đây và ngày càng mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng trong mọimặt của đời sống xã hội. Ngôn ngữ lập trình là một loại công cụ giúp con người thể hiện các vấn đề củathực tế lên máy tính một cách hữu hiệu. Với sự phát triển của tin học, các ngôn ngữlập trình cũng dần cải tiến để đáp ứng các thách thức mới của thực tế. Khoảng cuối những năm 1960 đầu 1970 xuất hiện nhu cầu cần có các ngôn ngữbậc cao để hỗ trợ cho những nhà tin học trong việc xây dựng các phần mềm hệ thống,hệ điều hành. Ngôn ngữ C ra đời từ đó, nó đã được phát triển tại phòng thí nghiệmBell. Đến năm 1978, giáo trình Ngôn ngữ lập trình C do chính các tác giả củangôn ngữ là Dennish Ritchie và B.W. Kernighan viết, đã được xuất bản và phổ biếnrộng rãi. C là ngôn ngữ lập trình vạn năng. Ngoài việc C được dùng để viết hệ điều hànhUNIX, người ta nhanh chóng nhận ra sức mạnh của C trong việc xử lý cho các vấn đềhiện đại của tin học. C không gắn với bất kỳ một hệ điều hành hay máy nào, và mặcdầu nó đã được gọi là ngôn ngữ lập trình hệ thống vì nó được dùng cho việc viết hệđiều hành, nó cũng tiện lợi cho cả việc viết các chương trình xử lý số, xử lý văn bản vàcơ sở dữ liệu. Toàn bộ giáo trình gồm sáu chương chứa đựng tương đối đầy đủ các vấn đề cơbản nhất của ngôn ngữ lập trình C, các loại ví dụ và bài tập chọn lọc cùng một số vấnđề liên quan, giúp người học có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ này trong việcgiải quyết một số lớp bài toán thông dụng trong thực tế. Giáo trình được biên soạn cho đối tượng chính là học sinh THCN, kỹ thuật viêntin học, tuy nhiên nó cũng có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho bậc đại học vànhững người quan tâm. Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình biên soạn giáo trình này, nhưng chắcchắn không tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp củađộc giả và các đồng nghiệp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Và bây giờ chúng ta đi tìm hiểu thế giới của ngôn ngữ C từ những khái niệmban đầu cơ bản nhất. Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Nguyễn Thị Kim Dung 2. Tập thể Giảng viên Khoa CNTTMọi thông tin đóng góp chia sẻ xin gửi về hòm thư kimdunghd2009@gmail.com, hoặc liên hệ số điện thoại 0977881209. 3 MỤC LỤCBÀI MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH .................................. 82.1.Giới thiệu về lịch sử và vai trò của ngôn ngữ lập trình ........................................... 82.2. Cách khởi động và thoát chương trình ................................................................... 82.2.1. Khởi Động ................................................................................................................. 82.2.2. Thoát .......................................................................................................................... 92.3. Cách sử dụng sự trợ giúp ...................................................................................... 92.3.1. Trợ giúp từ help file .................................................................................................. 92.3.2. Trợ giúp trực tuyến ................................................................................................... 92.3.3. Các ví dụ mẫu ............................................................................................................ 9BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN ..................................................................... 102.1.Hệ thống từ khóa và kí hiệu trong ngôn ngữ lập trình.......... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: