Danh mục

Giáo trình Lập trình PLC – Phạm Khánh Tùng

Số trang: 149      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.45 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lập trình PLC với nội dung từ lý thuyết cơ bản về điều khiển học và điều khiển logic khả trình đến các ứng dụng lập trình tiêu biểu giúp người học có thể tự lập trình một ứng dụng điều khiển trực tiếp trên PLC cũng như trên máy tính PC và nạp chương trình để thực hiện trong PLC tương ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lập trình PLC – Phạm Khánh TùngPHẠM KHÁNH TÙNG GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH PLC LỜI NÓI ĐẦU Trong các hệ thống sản xuất, trong các thiết bị tự động và bán tự động, hệ thống điều khiển đóng vai trò điều phối toàn bộ các hoạt động của máy móc thiết bị. Các hệ thống máy móc và thiết bị sản xuất thường rất phức tạp, có rất nhiều đại lượng vật lý phải điều khiển để có thể hoạt động đồng bộ hoặc theo một trình tự công nghệ nhất định nhằm tạo ra một sản phẩm mong muốn. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật điện tử, các thiết bị điều khiển logic khả lập trình PLC (Programmable Logic Controller) đã xuất hiện vào năm 1969 thay thế các hệ thống điều khiển rơ le. Càng ngày PLC càng trở nên hoàn thiện và đa năng. Các PLC ngày nay không những có khả năng thay thể hoàn toàn các thiết bị điều khiển lo gíc cổ điển, mà còn có khả năng thay thế các thiêt bị điều khiển tương tự. Ngày nay chúng ta có thể thấy PLC trong hầu hết ứng dụng công nghiệp. Các PLC có thể được kết nối với các máy tính để truyền, thu thập và lưu trữ số liệu bao gồm cả quá trình điều khiển bằng thống kê, quá trình đảm bảo chất lượng, chẩn đoán sự cố trực tuyến, thay đổi chương trình điều khiển từ xa. Ngoài ra PLC còn được dùng trong hệ thống quản lý năng lượng nhằm giảm giá thành và cải thiện môi trường điều khiển trong các các hệ thống phục vụ sản xuất, trong các dịch vụ và các văn phòng công sở. Với sự hỗ trợ của máy tính cá nhân PC đã nâng cao đáng kể tính năng và khả năng sử dụng của PLC trong điều khiển máy và quá trình sản xuất. Các PC giá thành không cao có thể sử dụng như các thiêt bị lập trình và là giao diện giữa người vận hành và hệ thống điêu khiển. Nhờ sự phát triển của các phần mềm đồ hoạ cho máy tính cá nhân PC, các PLC cũng được trang bị các giao diện đồ hoạ để có thể mô phỏng hoặc hiện thị các hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống điêu khiển. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các máy CNC, vì nó tạo cho ta khả năng mô phỏng trước quá trình gia công, nhằm tránh các sự cố do lập trình sai. Máy tính cá nhân PC và PLC đều được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển sản xuất và cả trong các hệ thống dịch vụ. Tài liệu “Lập trình PLC” với nội dung từ lý thuyết cơ bản về điều khiển học và điều khiển logic khả trình đến các ứng dụng lập trình tiêu biểu giúp người học có thể tự lập trình một ứng dụng điều khiển trực tiếp trên PLC cũng như trên máy tính PC và nạp chương trình để thực hiện trong PLC tương ứng. 1PHẠM KHÁNH TÙNG GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH PLC CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LOGIC HAI TRẠNG THÁI 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về logic hai trạng thái Trong cuộc sống các sự vật và hiện tượng thường biểu diễn ở hai trạng thái đối lập, thông qua hai trạng thái đối lập rõ rệt, con người nhận thức được sự vật và hiện tượng một cách nhanh chóng bằng cách phân biệt hai trạng thái đó. Chẳng hạn như ta nói nước sạch và bẩn, giá cả đắt và rẻ, nước sôi và không sôi, học sinh học giỏi và dốt, kết quả tốt và xấu... Trong kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật điện và điều khiển, ta thường có khái niệm về hai trạng thái: đóng và cắt như đóng điện và cắt điện, đóng máy và ngừng máy... Trong toán học, để lượng hoá hai trạng thái đối lập của sự vật và hiện tượng người ta dùng hai giá trị: 0 và 1. Giá trị 0 hàm ý đặc trưng cho một trang thái của sự vật hoặc hiện tượng, giá trị 1 đặc trưng cho trạng thái đối lập của sự vật và hiện tượng đó. Ta gọi các giá trị 0 hoặc 1 đó là các giá trị logic. Các nhà bác học đã xây dựng các cơ sở toán học để tính toán các hàm và các biến chỉ lấy hai giá trị 0 và 1 này, hàm và biến đó được gọi là hàm và biến logic, cơ sở toán học để tính toán hàm và biến logic gọi là đại số logic. Đại số logic cũng có tên là đại số Boole vì lấy tên nhà toán học có công đầu trong việc xây dựng nên công cụ đại số này. Đại số logic là công cụ toán học để phân tích và tổng hợp các hệ thống thiết bị và mạch số. Nó nghiên cứu các mối quan hệ giữa các biến số trạng thái logic. Kết quả nghiên cứu thể hiện là một hàm trạng thái cũng chỉ nhận hai giá trị 0 hoặc 1. 1.1.2. Các hàm logic cơ bản Một hàm y = f (x1,x2 ,...,xn ) với các biến x1, x2, ... xn chỉ nhận hai giá trị: 0 hoặc 1 và hàm y cũng chỉ nhận hai giá trị: 0 hoặc 1 thì gọi là hàm logic. Hàm logic một biến: y = f (x) Với biến x sẽ nhận hai giá trị: 0 hoặc 1, nên hàm y có 4 khả năng hay thường gọi là 4 hàm y0, y1, y2, y3. Các khả năng và các ký hiệu mạch rơle và điện tử của hàm một biến như trong bảng 1.1 ...

Tài liệu được xem nhiều: