![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giáo trình Lấy mẫu và phân tích mẫu: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
Số trang: 94
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.95 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 1 của giáo trình "Lấy mẫu và phân tích mẫu" cung cấp cho học viên những nội dung về: lấy mẫu khoáng sản; gia công mẫu; phương pháp lấy mẫu; phương pháp gia công mẫu; phối trộn than;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lấy mẫu và phân tích mẫu: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Lấy mẫu và Phân tích mẫu được biên soạn với mục đích giới thiệu những kiến thức cơ bản về phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu của khoa học công nghệ gia công chế biến và làm giàu khoáng sản có ích. Bao gồm các kiến thức về phương pháp lấy mẫu, phương pháp gia công mẫu, phương pháp phân tích mẫu, phân tích các chỉ tiêu của than và một số khoáng sản rắn, phương pháp kiểm tra các thông số kỹ thuật và hiệu quả làm việc của thiết bị ... Trên cơ sở nhu cầu này, giáo trình được biên soạn gồm bốn chương. Chương 1. Lấy mẫu khoáng sản. Chương 2. Gia công mẫu. Chương 3. Phân tích mẫu. Chương 4. Kiểm tra quá trình kỹ thuật. Giáo trình là tài liệu dùng trong giảng dạy cho sinh viên Đại học chuyên ngành Kỹ thuật tuyển khoáng sản rắn và Công nghệ Cơ điện- Tuyển khoáng, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý trong và ngoài ngành. Giáo trình do Tiến sĩ Lưu Quang Thủy (chủ biên), Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương, Thạc sĩ Trần Thị Duyên biên soạn. Trong quá trình biên soạn chắc không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về theo địa chỉ: Bộ môn Tuyển khoáng, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. CÁC TÁC GIẢ 1 Chương 1 LẤY MẪU KHOÁNG SẢN 1.1. Khái niệm và phân loại mẫu 1.1.1. Khái niệm chung Muốn xác định được thành phần của nguyên liệu khoáng sản nói chung, các sản phẩm tuyển nói riêng, người ta không thể đưa cả khối lượng lớn vào phòng thí nghiệm được mà chỉ có thể phân tích một phần nhỏ đại diện cho tính chất vật lí hoặc hoá học của khối đó mà thôi. Phần đại diện ấy được gọi là mẫu. Vậy mẫu là một phần nhỏ vật liệu được lấy ra từ khối vật liệu lớn theo những qui tắc nhất định. Những mẫu đó có thể lấy ra từ thể rắn, lỏng…nhưng phải lấy như thế nào đó để nó đại diện cho toàn bộ khối vật liệu. Mẫu lấy một lần tại một điểm (khi vật liệu ở trạng thái tĩnh) hoặc trong một khoảng thời gian xác định (khi vật liệu ở trạng thái di động) gọi là mẫu đơn. Khi gộp các mẫu đơn thành mẫu cơ sở, mẫu cơ sở phải mang tính đại diện cho toàn bộ khối vật liệu, tức là có đầy đủ tính chất vật lí như độ hạt, độ ẩm và thành phần hóa học (hàm lượng nguyên tố) có trong khối vật liệu. Độ chính xác của công tác lấy mẫu được quyết định bởi số lượng, khối lượng mẫu đơn, cũng như sự phân bố của chúng trong khối vật liệu. Nếu tăng số lượng mẫu đơn thì độ chính xác của việc lấy mẫu càng cao. Sau khi gia công, rút gọn mẫu cơ sở ta được một hoặc nhiều mẫu phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. Mẫu thí nghiệm là phần mẫu nhận được sau khi gia công, rút gọn mẫu cơ sở đến độ lớn của cỡ hạt theo quy định là không vượt quá 3mm để đem thí nghiệm và chuẩn bị mẫu phân tích. Mẫu phân tích là phần mẫu nhận được sau khi gia công mẫu cơ sở hoặc mẫu thí nghiệm đến cỡ hạt nhỏ hơn 0,2mm đối với than và 0,1mm đối với quặng để dùng cho phân tích hoá. Phần mẫu được lưu lại, bảo quản trong những điều kiện và thời gian theo qui định dùng cho việc kiểm tra, so sánh, đối chứng khi cần thiết gọi là mẫu lưu. Mẫu 2 lưu có thể lưu ở trạng thái thí nghiệm (khối lượng M 0,5kg) hoặc lưu mẫu ở trạng thái phân tích (khối lượng M=60300g), 1.1.2. Phân loại mẫu 1.1.2.1. Mẫu phân tích rây (mẫu xác định thành phần độ hạt) Điểm để lấy mẫu phân tích thành phần độ hạt trong xưởng tuyển khoáng bao gồm: Mẫu lấy từ khoáng sản nguyên khai, các sản phẩm của các khâu: đập, sàng, nghiền, phân cấp thuỷ lực, phân cấp sức gió, ngoài ra mẫu còn được lấy từ một số sản phẩm trung gian cũng như sản phẩm cuối cùng của xưởng tuyển. Phương pháp xác định thành phần độ hạt: Để xác định thành phần độ hạt của vật liệu người ta đem mẫu phân tích rây qua một bộ sàng (rây) có kích thước tiêu chuẩn, đối với vật liệu có cỡ hạt nhỏ hơn 40m người ta dùng phương pháp phân tích lắng. Nếu độ hạt nhỏ vài m người ta dùng phương pháp phân tích tế vi, tức là dùng kính hiển vi để đo kích thước hạt và phân loại chúng. Mục đích của việc lấy mẫu phân tích rây nhằm: Kiểm tra và điều chỉnh chế độ làm việc của các khâu: đập, sàng, nghiền, phân cấp, đồng thời đánh giá hiệu suất làm việc của các thiết bị đó. Xác định nguyên tố có ích phân bố vào các cấp hạt từ đó đánh giá hiệu quả tuyển của các thiết bị. Độ chính xác của việc lấy mẫu: phụ thuộc vào kích thước vật liệu đầu, quãng đường vận chuyển, vị trí chọn mẫu, số mẫu đơn và khối lượng mẫu đơn. 1.1.2.2 Mẫu xác định độ ẩm Bản thân vật liệu bao giờ cũng có chứa một lượng nước nhất định, có thể là nước bám dính bề mặt bên ngoài hoặc nước kết tinh bên trong khoáng vật. Lấy mẫu độ ẩm để xác định lượng nước có chứa trong khối vật liệu. Điểm lấy mẫu xác định độ ẩm trong xưởng tuyển khoáng là: Lấy mẫu vật liệu nguyên khai, các sản phẩm sau khi được khử nước, cát của máy phân cấp và sản phẩm thành phẩm. Phương pháp xác định độ ẩm: 3 Sau khi lấy mẫu vật liệu thì tiến hành cân để xác định khối lượng mẫu, sau đó phơi hoặc sấy mẫu rồi lại cân, từ đó xác định được lượng nước có trong mẫu và biểu thị bằng phần trăm % so với khối lượng ban đầu: Qq W 100,% Q Trong đó : Q- Là khối lượng mẫu trước khi sấy, kg (g). q- Là khối lượng mẫu sau khi sấy, kg (g). Mục đích của việc lấy mẫu xác định độ ẩm: Về mặt côn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lấy mẫu và phân tích mẫu: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Lấy mẫu và Phân tích mẫu được biên soạn với mục đích giới thiệu những kiến thức cơ bản về phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu của khoa học công nghệ gia công chế biến và làm giàu khoáng sản có ích. Bao gồm các kiến thức về phương pháp lấy mẫu, phương pháp gia công mẫu, phương pháp phân tích mẫu, phân tích các chỉ tiêu của than và một số khoáng sản rắn, phương pháp kiểm tra các thông số kỹ thuật và hiệu quả làm việc của thiết bị ... Trên cơ sở nhu cầu này, giáo trình được biên soạn gồm bốn chương. Chương 1. Lấy mẫu khoáng sản. Chương 2. Gia công mẫu. Chương 3. Phân tích mẫu. Chương 4. Kiểm tra quá trình kỹ thuật. Giáo trình là tài liệu dùng trong giảng dạy cho sinh viên Đại học chuyên ngành Kỹ thuật tuyển khoáng sản rắn và Công nghệ Cơ điện- Tuyển khoáng, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý trong và ngoài ngành. Giáo trình do Tiến sĩ Lưu Quang Thủy (chủ biên), Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương, Thạc sĩ Trần Thị Duyên biên soạn. Trong quá trình biên soạn chắc không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về theo địa chỉ: Bộ môn Tuyển khoáng, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. CÁC TÁC GIẢ 1 Chương 1 LẤY MẪU KHOÁNG SẢN 1.1. Khái niệm và phân loại mẫu 1.1.1. Khái niệm chung Muốn xác định được thành phần của nguyên liệu khoáng sản nói chung, các sản phẩm tuyển nói riêng, người ta không thể đưa cả khối lượng lớn vào phòng thí nghiệm được mà chỉ có thể phân tích một phần nhỏ đại diện cho tính chất vật lí hoặc hoá học của khối đó mà thôi. Phần đại diện ấy được gọi là mẫu. Vậy mẫu là một phần nhỏ vật liệu được lấy ra từ khối vật liệu lớn theo những qui tắc nhất định. Những mẫu đó có thể lấy ra từ thể rắn, lỏng…nhưng phải lấy như thế nào đó để nó đại diện cho toàn bộ khối vật liệu. Mẫu lấy một lần tại một điểm (khi vật liệu ở trạng thái tĩnh) hoặc trong một khoảng thời gian xác định (khi vật liệu ở trạng thái di động) gọi là mẫu đơn. Khi gộp các mẫu đơn thành mẫu cơ sở, mẫu cơ sở phải mang tính đại diện cho toàn bộ khối vật liệu, tức là có đầy đủ tính chất vật lí như độ hạt, độ ẩm và thành phần hóa học (hàm lượng nguyên tố) có trong khối vật liệu. Độ chính xác của công tác lấy mẫu được quyết định bởi số lượng, khối lượng mẫu đơn, cũng như sự phân bố của chúng trong khối vật liệu. Nếu tăng số lượng mẫu đơn thì độ chính xác của việc lấy mẫu càng cao. Sau khi gia công, rút gọn mẫu cơ sở ta được một hoặc nhiều mẫu phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. Mẫu thí nghiệm là phần mẫu nhận được sau khi gia công, rút gọn mẫu cơ sở đến độ lớn của cỡ hạt theo quy định là không vượt quá 3mm để đem thí nghiệm và chuẩn bị mẫu phân tích. Mẫu phân tích là phần mẫu nhận được sau khi gia công mẫu cơ sở hoặc mẫu thí nghiệm đến cỡ hạt nhỏ hơn 0,2mm đối với than và 0,1mm đối với quặng để dùng cho phân tích hoá. Phần mẫu được lưu lại, bảo quản trong những điều kiện và thời gian theo qui định dùng cho việc kiểm tra, so sánh, đối chứng khi cần thiết gọi là mẫu lưu. Mẫu 2 lưu có thể lưu ở trạng thái thí nghiệm (khối lượng M 0,5kg) hoặc lưu mẫu ở trạng thái phân tích (khối lượng M=60300g), 1.1.2. Phân loại mẫu 1.1.2.1. Mẫu phân tích rây (mẫu xác định thành phần độ hạt) Điểm để lấy mẫu phân tích thành phần độ hạt trong xưởng tuyển khoáng bao gồm: Mẫu lấy từ khoáng sản nguyên khai, các sản phẩm của các khâu: đập, sàng, nghiền, phân cấp thuỷ lực, phân cấp sức gió, ngoài ra mẫu còn được lấy từ một số sản phẩm trung gian cũng như sản phẩm cuối cùng của xưởng tuyển. Phương pháp xác định thành phần độ hạt: Để xác định thành phần độ hạt của vật liệu người ta đem mẫu phân tích rây qua một bộ sàng (rây) có kích thước tiêu chuẩn, đối với vật liệu có cỡ hạt nhỏ hơn 40m người ta dùng phương pháp phân tích lắng. Nếu độ hạt nhỏ vài m người ta dùng phương pháp phân tích tế vi, tức là dùng kính hiển vi để đo kích thước hạt và phân loại chúng. Mục đích của việc lấy mẫu phân tích rây nhằm: Kiểm tra và điều chỉnh chế độ làm việc của các khâu: đập, sàng, nghiền, phân cấp, đồng thời đánh giá hiệu suất làm việc của các thiết bị đó. Xác định nguyên tố có ích phân bố vào các cấp hạt từ đó đánh giá hiệu quả tuyển của các thiết bị. Độ chính xác của việc lấy mẫu: phụ thuộc vào kích thước vật liệu đầu, quãng đường vận chuyển, vị trí chọn mẫu, số mẫu đơn và khối lượng mẫu đơn. 1.1.2.2 Mẫu xác định độ ẩm Bản thân vật liệu bao giờ cũng có chứa một lượng nước nhất định, có thể là nước bám dính bề mặt bên ngoài hoặc nước kết tinh bên trong khoáng vật. Lấy mẫu độ ẩm để xác định lượng nước có chứa trong khối vật liệu. Điểm lấy mẫu xác định độ ẩm trong xưởng tuyển khoáng là: Lấy mẫu vật liệu nguyên khai, các sản phẩm sau khi được khử nước, cát của máy phân cấp và sản phẩm thành phẩm. Phương pháp xác định độ ẩm: 3 Sau khi lấy mẫu vật liệu thì tiến hành cân để xác định khối lượng mẫu, sau đó phơi hoặc sấy mẫu rồi lại cân, từ đó xác định được lượng nước có trong mẫu và biểu thị bằng phần trăm % so với khối lượng ban đầu: Qq W 100,% Q Trong đó : Q- Là khối lượng mẫu trước khi sấy, kg (g). q- Là khối lượng mẫu sau khi sấy, kg (g). Mục đích của việc lấy mẫu xác định độ ẩm: Về mặt côn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Lấy mẫu và phân tích mẫu Lấy mẫu và phân tích mẫu Lấy mẫu khoáng sản Phương pháp lấy mẫu Phương pháp gia công mẫu Phối trộn thanTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Xử lý tín hiệu số - Đại học Công Nghệ Đại học Quốc Gia Hà Nội
273 trang 79 0 0 -
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Tập 1): Phần 1 - GS.TSKH. Lê Huy Bá (chủ biên)
239 trang 30 0 0 -
Giáo trình Phân tích môi trường
210 trang 27 0 0 -
Báo Cáo: Quan Trắc Môi Trường Nước Ngầm
28 trang 27 0 0 -
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tổng số lượng lấy mẫu đến chất lượng của phương pháp Polynomial Chaos
5 trang 18 0 0 -
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Tập 1): Phần 2 - GS.TSKH. Lê Huy Bá (chủ biên)
346 trang 18 0 0 -
Bài giảng Thống kê và phân tích dữ liệu: Lấy mẫu và phân phối mẫu
14 trang 16 0 0 -
Phương pháp lấy mẫu thuộc tính mới trong rừng ngẫu nhiên cho phân tích dữ liệu SNP
7 trang 16 0 0 -
Giáo trình Lấy mẫu và phân tích mẫu: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
88 trang 15 0 0 -
Phương pháp - Các kỹ thuật liên quan tới lấy mẫu
2 trang 14 0 0