Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri
Số trang: 176
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.43 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Lịch sử các học thuyết kinh tế" trình bày tóm tắt các học thuyết kinh tế với nguyên tắc phản ánh trung thực nhất các học thuyết của các nhà kinh tế. Giáo trình kết cấu gồm 9 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: học thuyết J.M.Keynes và trường phái Keynes; trường phái Chính hiện đại; lý thuyết tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri CHƯƠNG 6 HỌC THUYẾT J.M.KEYNES VÀ TRƯỜNG PHÁI KEYNES 6.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM 6.1.1. Hoàn cảnh ra đời Những tư tưởng, quan điểm kinh tế cho đến học thuyết kinh tế của trường phái Cổ điển đã chi phối lý thuyết kinh tế trong một thời gian dài từ thế kỷ XVII đến nửa đầu của thế kỷ XIX, đặc biệt với lý thuyết xuyên suốt là lý luận giá trị lao động khi coi lao động là nguồn gốc của giá trị và các lý giải của các nhà kinh tế đều xoay quanh vấn đề này. Đến những năm cuối của thế kỷ XIX, sự ra đời của các nhà kinh tế thuộc trường phái Tân cổ điển, lúc này phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập một cách vững chắc tại các quốc gia phát triển, trọng trách của các nhà kinh tế học tư sản thời kỳ này không phải là xóa bỏ những quan hệ sản xuất cũ, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất mà cần phải tìm ra cách thức sản xuất tốt nhất với phương thức sản xuất hiện tại đang phát sinh các vấn đề mà về mặt lý thuyết kinh tế chưa đáp ứng và lý giải một cách thuyết phục14. Như vậy, đối với trường phái Tân cổ điển, người tiêu dùng lúc này trở thành vấn đề trọng tâm vì họ là người thực hiện giá trị của hàng hóa. Quá trình thỏa mãn nhu cầu khi tiêu dùng sản phẩm là quá trình gia tăng sự bão hòa nhu cầu, cường độ nhu cầu giảm dần. Với sự gia tăng số lượng thì công dụng của từng đơn vị hàng hóa sẽ giảm dần. Từ đây xuất hiện nguyên lý tính hữu dụng giảm dần. Giá trị trong quan điểm của trường phái Tân cổ điển là sự đánh giá giá trị chủ quan của người tiêu dùng, nó thể hiện rằng cần có bao nhiêu đơn vị hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu. Lượng dự trữ vật phẩm hiện có càng lớn thì giá trị của nó càng nhỏ. Người tiêu dùng đánh giá các vật phẩm có độ lớn đã biết tính theo độ hữu dụng biên của chúng. Giá trị trao đổi ở đây được hiểu 14 Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 382. 149 rộng hơn so với lý thuyết giá trị của trường phái Cổ điển vì họ giải thích giá trị của sản phẩm được tạo ra trong sản xuất và trong lưu thông. Theo họ, nguyên lý cơ bản của quản lý tối ưu đối với cả hàng hóa tiêu dùng lẫn các yếu tố sản xuất là nguyên lý cân bằng tính hữu dụng biên. Các nhà Tân cổ điển cho rằng sự thịnh vượng của xã hội, số lượng sản phẩm hiện có không chỉ được tạo ra nhờ sự tăng số lượng của các yếu tố sản xuất mà còn do sự phân phối tốt hơn giữa các khả năng khai thác khác nhau số lượng hiện có của các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản, đất đai,.. Việc thay đổi về mặt nhận thức các vấn đề trọng tâm của nền kinh tế, việc lần đầu tiên toán học và mô hình, đồ thị được ứng dụng vào phân tích kinh tế, những nỗ lực đưa các biến động kinh tế vào các mô hình, chú trọng đến vấn đề phân phối, tích lũy, những cố gắng trong việc tìm hiểu về sự vận hành của nền kinh tế và sự cần bằng,… thể hiện ở các nhà kinh tế học thuộc trường phái Tân cổ điển chính là những gợi mở cho sự phân tích của các nhà kinh tế tiếp theo, các trường phái tiếp theo ở tầm vĩ mô đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, sự thành công của lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền kinh tế kế hoạch hoá trong thực tiễn ở Liên Xô (trước đây) vừa bắt buộc, vừa tạo tiền đề cho các nhà kinh tế học tư sản, tính đến khả năng của Nhà nước trong điều tiết kinh tế. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt đầu những năm 30 của thế kỷ XX tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Anh và thế giới có nhiều biến động lớn. Ngay từ đầu thế kỷ XX ở Anh cũng như ở các nước tư bản đã công nghiệp hoá, lực lượng sản xuất phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ và đặc biệt là tính chất xã hội hóa cao. Với một nền kinh tế khổng lồ có tính chất xã hội hóa cao và sự cạnh tranh gia tăng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thời điểm này, các mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở các nước tư bản (trước hết ở Mỹ và Anh) diễn ra gay gắt. Sự hoạt động tự phát của nền kinh tế đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng lớn cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1921 mà đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài từ 1929 - 1933 bắt đầu ở Mỹ sau đó lan sang các nước tư bản khác, khủng hoảng kinh tế kéo dài, các nhà máy đóng cửa, sa thải hàng loạt công nhân. Người lao động không có thu nhập hoặc thu nhập 150 quá thấp làm cho sức mua càng giảm sút, mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt càng đe doạ sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Tại Anh, chủ nghĩa bảo thủ đang thống trị, chế độ bản vị vàng đựơc áp dụng trở lại, sức mua tiền tệ tăng khuyến khích nhập khẩu, do vậy càng hạn chế đầu tư, gánh nặng của thất nghiệp càng leo thang. Hộp 6.1 Trong thời kỳ này, sản xuất công nghiệp giảm sút mạnh, thất nghiệp xuất hiện với mức độ lớn. Nếu lấy 1929 làm chuẩn là 100% thì ở Anh, sản xuất công nghiệp năm 1931 chỉ đạt 23,8%; ở Đức: 40,6%; ở Mỹ: 46,2%; ở Pháp: 31,4%. Mức sản xuất công nghiệp ở Anh chỉ bằng mức sản xuất của năm 1913. So với năm 1929, công nghiệp đóng tàu của Anh vào năm 1933 giảm 91% (gần như tê liệt), sản xuất quặng sắt năm 1932 giảm 52,9%, sản xuất thép năm 1931 giảm 46%. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh giao động khoảng 2% - 7%. Trong những năm khủng hoảng, tỷ lệ này là 22%. Ở Mỹ, giai đoạn này thất nghiệp là 25%. Vấn đề thất nghiệp từ một hiện tượng của nền kinh tế đã trở thành vấn đề cơ bản có tính chất hệ thống và thời đại. Nguồn: Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 383 - 384. Những biến động về kinh tế, xã hội đã phá vỡ các quan niệm vốn đã và đang thống trị của các nhà kinh tế trường phái Cổ điển và Tân cổ điển. Họ cho rằng trong chủ nghĩa tư bản tất yếu có việc làm đầy đủ, cơ chế giá cả và tiền lương linh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri CHƯƠNG 6 HỌC THUYẾT J.M.KEYNES VÀ TRƯỜNG PHÁI KEYNES 6.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM 6.1.1. Hoàn cảnh ra đời Những tư tưởng, quan điểm kinh tế cho đến học thuyết kinh tế của trường phái Cổ điển đã chi phối lý thuyết kinh tế trong một thời gian dài từ thế kỷ XVII đến nửa đầu của thế kỷ XIX, đặc biệt với lý thuyết xuyên suốt là lý luận giá trị lao động khi coi lao động là nguồn gốc của giá trị và các lý giải của các nhà kinh tế đều xoay quanh vấn đề này. Đến những năm cuối của thế kỷ XIX, sự ra đời của các nhà kinh tế thuộc trường phái Tân cổ điển, lúc này phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập một cách vững chắc tại các quốc gia phát triển, trọng trách của các nhà kinh tế học tư sản thời kỳ này không phải là xóa bỏ những quan hệ sản xuất cũ, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất mà cần phải tìm ra cách thức sản xuất tốt nhất với phương thức sản xuất hiện tại đang phát sinh các vấn đề mà về mặt lý thuyết kinh tế chưa đáp ứng và lý giải một cách thuyết phục14. Như vậy, đối với trường phái Tân cổ điển, người tiêu dùng lúc này trở thành vấn đề trọng tâm vì họ là người thực hiện giá trị của hàng hóa. Quá trình thỏa mãn nhu cầu khi tiêu dùng sản phẩm là quá trình gia tăng sự bão hòa nhu cầu, cường độ nhu cầu giảm dần. Với sự gia tăng số lượng thì công dụng của từng đơn vị hàng hóa sẽ giảm dần. Từ đây xuất hiện nguyên lý tính hữu dụng giảm dần. Giá trị trong quan điểm của trường phái Tân cổ điển là sự đánh giá giá trị chủ quan của người tiêu dùng, nó thể hiện rằng cần có bao nhiêu đơn vị hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu. Lượng dự trữ vật phẩm hiện có càng lớn thì giá trị của nó càng nhỏ. Người tiêu dùng đánh giá các vật phẩm có độ lớn đã biết tính theo độ hữu dụng biên của chúng. Giá trị trao đổi ở đây được hiểu 14 Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 382. 149 rộng hơn so với lý thuyết giá trị của trường phái Cổ điển vì họ giải thích giá trị của sản phẩm được tạo ra trong sản xuất và trong lưu thông. Theo họ, nguyên lý cơ bản của quản lý tối ưu đối với cả hàng hóa tiêu dùng lẫn các yếu tố sản xuất là nguyên lý cân bằng tính hữu dụng biên. Các nhà Tân cổ điển cho rằng sự thịnh vượng của xã hội, số lượng sản phẩm hiện có không chỉ được tạo ra nhờ sự tăng số lượng của các yếu tố sản xuất mà còn do sự phân phối tốt hơn giữa các khả năng khai thác khác nhau số lượng hiện có của các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản, đất đai,.. Việc thay đổi về mặt nhận thức các vấn đề trọng tâm của nền kinh tế, việc lần đầu tiên toán học và mô hình, đồ thị được ứng dụng vào phân tích kinh tế, những nỗ lực đưa các biến động kinh tế vào các mô hình, chú trọng đến vấn đề phân phối, tích lũy, những cố gắng trong việc tìm hiểu về sự vận hành của nền kinh tế và sự cần bằng,… thể hiện ở các nhà kinh tế học thuộc trường phái Tân cổ điển chính là những gợi mở cho sự phân tích của các nhà kinh tế tiếp theo, các trường phái tiếp theo ở tầm vĩ mô đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, sự thành công của lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền kinh tế kế hoạch hoá trong thực tiễn ở Liên Xô (trước đây) vừa bắt buộc, vừa tạo tiền đề cho các nhà kinh tế học tư sản, tính đến khả năng của Nhà nước trong điều tiết kinh tế. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt đầu những năm 30 của thế kỷ XX tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Anh và thế giới có nhiều biến động lớn. Ngay từ đầu thế kỷ XX ở Anh cũng như ở các nước tư bản đã công nghiệp hoá, lực lượng sản xuất phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ và đặc biệt là tính chất xã hội hóa cao. Với một nền kinh tế khổng lồ có tính chất xã hội hóa cao và sự cạnh tranh gia tăng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thời điểm này, các mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở các nước tư bản (trước hết ở Mỹ và Anh) diễn ra gay gắt. Sự hoạt động tự phát của nền kinh tế đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng lớn cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1921 mà đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài từ 1929 - 1933 bắt đầu ở Mỹ sau đó lan sang các nước tư bản khác, khủng hoảng kinh tế kéo dài, các nhà máy đóng cửa, sa thải hàng loạt công nhân. Người lao động không có thu nhập hoặc thu nhập 150 quá thấp làm cho sức mua càng giảm sút, mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt càng đe doạ sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Tại Anh, chủ nghĩa bảo thủ đang thống trị, chế độ bản vị vàng đựơc áp dụng trở lại, sức mua tiền tệ tăng khuyến khích nhập khẩu, do vậy càng hạn chế đầu tư, gánh nặng của thất nghiệp càng leo thang. Hộp 6.1 Trong thời kỳ này, sản xuất công nghiệp giảm sút mạnh, thất nghiệp xuất hiện với mức độ lớn. Nếu lấy 1929 làm chuẩn là 100% thì ở Anh, sản xuất công nghiệp năm 1931 chỉ đạt 23,8%; ở Đức: 40,6%; ở Mỹ: 46,2%; ở Pháp: 31,4%. Mức sản xuất công nghiệp ở Anh chỉ bằng mức sản xuất của năm 1913. So với năm 1929, công nghiệp đóng tàu của Anh vào năm 1933 giảm 91% (gần như tê liệt), sản xuất quặng sắt năm 1932 giảm 52,9%, sản xuất thép năm 1931 giảm 46%. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh giao động khoảng 2% - 7%. Trong những năm khủng hoảng, tỷ lệ này là 22%. Ở Mỹ, giai đoạn này thất nghiệp là 25%. Vấn đề thất nghiệp từ một hiện tượng của nền kinh tế đã trở thành vấn đề cơ bản có tính chất hệ thống và thời đại. Nguồn: Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 383 - 384. Những biến động về kinh tế, xã hội đã phá vỡ các quan niệm vốn đã và đang thống trị của các nhà kinh tế trường phái Cổ điển và Tân cổ điển. Họ cho rằng trong chủ nghĩa tư bản tất yếu có việc làm đầy đủ, cơ chế giá cả và tiền lương linh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử các học thuyết kinh tế Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế Học thuyết J.M.Keynes Trường phái Keynes Trường phái Tự do mới Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp Lý thuyết tăng trưởng kinh tếTài liệu liên quan:
-
Hỏi - đáp về Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1
64 trang 315 1 0 -
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2
373 trang 184 0 0 -
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1
285 trang 72 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - PGS.TS Trần Bình Trọng
173 trang 49 0 0 -
Hỏi - đáp về Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2
69 trang 45 1 0 -
Đề thi hết môn Lịch sử các học thuyết kinh tế - Đại học Kinh tế (ĐHQGHN)
25 trang 33 0 0 -
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 8 - Vũ Thị Thu Hương
22 trang 32 0 0 -
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế
36 trang 30 0 0 -
GIáo trình: Lý thuyết của Harry Toshima
2 trang 29 0 0 -
Bàn về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
5 trang 28 0 0