Danh mục

Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 2

Số trang: 195      Loại file: pdf      Dung lượng: 31.01 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 2 gồm có 3 chương: Chương 4 Việt Nam từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX; chương 5 Việt Nam từ 1897 đến 1914; chương 6 Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lịch sử Việt Nam (Tập IV: Từ 1858 đến 1918): Phần 2 ChươNq 4 VIỆT NAM TỪ 1885 ĐẾN c u ố i THÊ KỈ XIX NỘI DUNG CHƯƠNG - Tinh hình Việt Nam sau các hiệp ước Hácmãng và Patơnốt. Sự phân hoátrong nội bộ triều đình Huế. Cuộc tấn công quân Pháp của phe chủ chiến doTôn Thất Thuyết cầm đầu (tháng 7/1885). - Vua Hàm Nghi rời bỏ Kinh thành hạ chiếu Cần Cương. Sĩ phu và nhân dâncả nước hưởng ứng. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng ra khắp cả nước. - Thực dân Pháp tiếp tục chính sách bình định bằng quân sự và bước đầuthiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam. - Những biến đổi về kinh tế - xã hội nước ta trong những năm cuối thế kỉ XIX.I. NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÂU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH BÌNH ĐỊNH CỦA THỰC DÂN PHÁP 1. Tình hình Việt Nam sau các hiệp ước 1883 và 1884 a. Nhà Nguyễn đâu hàng thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam tiếp tục đứnglên chống xâm lược Sau hai hiệp ước: Hácmăng (25/8/1883) và Patơnốt (6/6/1884), Nhà nướcphong kiên Việt Nam độc lập đã bị sụp đổ hoàn toàn. Các hiệp ước này đã xácđịnh quyền thống trị của tư bản Pháp trên đất nước ta, đồng thời xác định luônvị trí tay sai của Nhà nước phong kiến Nguyễn đối với nền thống trị ấy. Liền sau Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã rơi vào một tình thế khó xử,phải đối phó với một tình thế chính trị vô cùng rối ren. Thứ nhất: Sau khi nhà Nguyễn đầu hàng toàn bộ, phong trào kháng chiếncủa nhân dân Việt Nam tiếp tục bùng nổ. Các căn cứ, các trung tâm, các đạonghĩa quân chống Pháp tiếp tục xuất hiện. Thứ hai: Tuy đã có Quy ước Thiên Tân (11/5/1884) nhưng quãn Thanh vẫndùng dằng chưa chịu rút khỏi lãnh thổ Bắc Kì. Trong khi đó, phe chu chiến166trong triều đình Huế đang khẩn trương chuẩn bị, quyết một phen sống mái vớiquân thù. Mười tám ngày sau khi Hiệp ước Patơnốt được kí kết, quân Pháp thua to ởcầu Quan Âm (23/6/1884) rồi sau đó là trận Bắc Lộ (24/6/1884) khiến Nội cácPheri chao đảo. Lợi dụng sự rối loạn của quân Pháp, lực lượng kháng chiến doHoàng Đình Kinh cầm đầu và các lực lượng nghĩa quân ở vùng đổng bằng,trung du Bắc Kì nhanh chóng được tổ chức lại, vừa đánh địch bảo vệ xóm làng,vừa ngăn chặn các cuộc hành quân bình định liên miên của thực dân Pháp. Để đối phó với các lực lượng yêu nước trên chiến trường Bắc Kì, thực dânPháp đã phải huy độhg đến một lực lượng quân đội lớn đông đến trên 2 vạn docác tướng lĩnh, các đô đốc sừng sỏ, dày dạn kinh nghiệm làm tư lệnh, đồng thờira sức sử dụng lực lượng nguỵ binh cũng như bọn phong kiến Nam triều, vừa đedoạ, vừa phủ dụ dân chúng. Tuy vậy, mọi nỗ lực của thực dân Pháp, từ Tướng Buê, Đô đốc Cuốcbê đếnTướng Milô đều bị thất bại. Cuối tháng 6/1884, các đạo nghĩa quân xuất hiện ngày càng nhiều ở đổngbằng và trung du Bắc Kì như Hà Nội, úng Hoà, Thanh Oai, Hoài Đức(l). Ngoàinhững khu vực quân Pháp lập đồn bốt, đóng quân thường trực, nhân dân hầunhư vẫn làm chủ các địa phương còn lại. Sát gần Hà Nội như Hoài Đức, Vĩnh Thuận, nghĩa quân chống Pháp đã hoạtđộng không kể ngày đêm. Tại Sơn Tây, nghĩa quân do Lê Quán Chi cầm đầu đãxây dựng căn cứ ở Bùi Xá. Ở Bắc Ninh, từ ngày 12 đến 26 tháng 7 năm 1884,nghĩa quân kịch chiến với giặc ở căn cứ Ngọc Trì. Khắp lưu vực sông Thái Bình, nghĩa quân tung hoành ngang dọc. Thựcdân Pháp phải điều các chiến thuyền Lahasơ, Mátscơtông, Áccơbuy, Lamátxuyđi thanh tảo, trấn áp nhưng không sao phá nổi các ổ đề kháng của quàn ta. Tại lưu vực sông Cầu, mọc lên hàng loạt căn cứ kháng chiến, mạnh nhất làcác căn cứ ở Vạn Cót và Thượng Đồng. Ngày 3/8/1884, địch huy động một lựclượng lớn gồm 400 tên đánh phá ác liệt rồi cho thiêu huỷ cả hai cãn cứ này. Tại Hà Nam, Nam Định, các toán nghĩa binh cùng hoạt động mạnh. Họ cócăn cứ Lai Thông. Trong những tháng cuối năm 1884, thực dân Pháp phải giăngquân ra, đối phó hết sức vất vả với phong trào nhân dân kháng chiến ở vùngChũ - Lục Nam (Bắc Giang). Sang đầu năm 1885, nghĩa quân hoạt động mạnh (l) Đại N am Thực lục chính biên - đệ lục kỉ, NXB Khoa học xã hội, H. 1997, Tr 57. 167ở các tỉnh: Sơn Tây, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Bấc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình,Thanh Hoá. Các đồn binh giặc ở vùng sông Thao, sông Đà cũng liên tiếp bịquấy rối. Ngày 10/3/1885, nghĩa quân tập kích tàu Gácniê của địch trên sôngThao (gần Hưng Hoá) sau đó đánh lui tiểu đoàn Ximông khiên chúng phải cầucứu tiểu đoàn Milô đến giải vây. Trên khắp vùng trung du Bắc Kì, lực lượng kháng Pháp vẫn làm chủ tìnhthế. Bên cạnh các toán nghĩa binh người Kinh, còn xuất hiện các nhóm nghĩabinh người Mường ở Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá. Ngoài việc tổ chức các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, phong trào phản đốiHoà ước Hácmăng và Patơnốt tiếp tục dâng cao. Trước thái độ lấn lướt của thực dân Pháp và sự bạc nhược của t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: