Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 2 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
Số trang: 45
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.01 MB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Tư cách chủ thể quan hệ pháp luật của cá nhân; Tình trạng không có năng lực hành vi; Bảo vệ người không có năng lực hành vi; Quyền nhân thân;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 2 - TS. Nguyễn Ngọc Điện CHƯƠNG 2 - QUYỀN SỞ HỮU Dẫn nhập - Trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định về việc chiếm hữu, làm chủ của cải vật chất của con người. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu của cải vật chất đó làm phát sinh các quan hệ sở hữu. Các quan hệ sở hữu này tồn tại một cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội. Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, địa vị của giai cấp thống trị trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội được ghi nhận bằng những quyền năng hạn chế mà Nhà nước trao cho người đang chiếm giữ của cải vật chất đó. Lúc này, các quan hệ sở hữu đã được điều chỉnh bằng pháp luật và hình thành nên quyền sở hữu của các chủ thể có tài sản. Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu có từ khi xuất hiện Nhà nước và chỉ mất đi khi xã hội không còn sự phân chia giai cấp và không còn sự tồn tại của Nhà nước. Khái niệm quyền sở hữu - được hiểu theo hai nghĩa: - Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Hay nói khác đi, quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu. - Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Những quyền năng này cũng chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản. BLDS Việt Nam hiện hành tuy không định nghĩa trực tiếp như vậy nhưng có quy định rằng: “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.”. Tính chất của các quyền của chủ sở hữu - Các quyền của chủ sở hữu có tính độc nhất, chỉ có thể bị giới hạn do quy định của pháp luật và tồn tại lâu dài. MỤC 1 - Nội dung pháp lý của quyền sở hữu 1. Quyền sử dụng Dùng và thu hoa lợi, lợi tức - Điều 192 BLDS quy định: “quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.”. Như vậy, với tư cách là một trong những nội dung của quyền sở hữu, quyền sử dụng bao gồm quyền khai thác công dụng của tài sản và quyền thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản. “Khai thác công dụng” nghĩa là chủ sở hữu tự mình thụ hưởng các lợi ích vật chất từ một tài sản không sinh lợi hoặc không được khai thác về phương diện kinh tế. “Thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản” được hiểu là việc chủ sở hữu được thụ hưởng những kết quả từ khai thác sự sinh lợi của tài sản mà vẫn bảo tồn chất liệu của tài sản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hai quyền này không nhất thiết phải tồn tại song song trên cùng một tài sản. Chủ sở hữu có quyền quyết định phương thức sử dụng tài sản (dùng hay không dùng tài sản) cũng như cách thức thu hoa lợi, lợi tức (trực tiếp khai thác hoa lợi, tự nhiên của tài sản, hoặc để cho người khác khai thác thông qua một hợp đồng cho thuê, cho mượn). Tài sản có thể được sử dụng hoặc được khai thác trực tiếp bằng chính chủ sở hữu hoặc bởi một người khác không phải là chủ sở hữu (khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định) Hạn chế quyền sử dụng - Điều 193 BLDS quy định: “Chủ sở hữu có quyền khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”. Đây là nguyên tắc chung mà luật viết đã dự liệu để hạn chế quyền sử dụng chủ động, ngăn ngừa sự lạm dụng. Ngoài ra, pháp luật còn có những quy định hạn chế quyền sử dụng thụ động trong một số trường hợp đặc thù khác đã được thừa nhận trên thực tế. 2. Quyền định đoạt. Định đoạt vật chất và định đoạt pháp lý - Theo Điều 195 BLDS “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.”. Ngoài ra, chủ sở hữu còn có thể định đoạt tài sản bằng cách chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản. Như vậy, chủ sở hữu có quyền quyết định số phận của tài sản về phương diện vật chất (tiêu dùng, thiêu hủy, chuyển hóa thành một hình thức tồn tại khác...), hoặc về phương diện pháp lý (chuyển nhượng, tặng cho, trao đổi, góp vốn kinh doanh...). Cũng như quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu có thể do chính chủ sở hữu hoặc do một người khác thực hiện Mọi trường hợp định đoạt tài sản ngoài khuôn khổ giới hạn của quyền tự định đoạt của chủ sở hữu cũng như định đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác đều bị xem là những giao dịch vô hiệu. Cũng có trường hợp, tài sản được chuyển quyền sở hữu không phải do hiệu lực của việc thực hiện quyền tự định đoạt của chủ sở hữu, mà do pháp luật quy định (như trong các trường hợp trưng mua, trưng dụng vì mục đích an ninh quốc phòng, giải tỏa có đền bù để thực hiện quy hoạch đô thị...). Hạn chế quyền định đoạt - Quyền định đoạt có thể bị hạn chế trong những trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích của chủ sở hữu với lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích của người khác mà việc bảo vệ những quyền lợi này hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Luật viết quy định nhiều cách thức hạn chế quyền định đoạt khác nhau, như: - Quyền định đoạt số phận pháp lý của một tài sản bị Nhà nước cấm hoặc hạn chế một cách trực tiếp bằng các quy định của pháp luật. Ví dụ, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3, Điều 81 Luật doanh nghiệp 2005). - Quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản được Nhà nước hạn chế và kiểm soát một cách gián tiếp thông qua vai trò của một tổ chức hay một cá nhân. 3. Quyền chiếm hữu Khái niệm - Theo Điều 182 BLDS: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Việc nắm giữ và quản lý ở đây bao hàm cả việc thực hiện quyền sử dụng (dùng và khai thác) hoặc quyền không sử dụng tài sản (cất giữ). Trong bối cảnh hiện tại, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 2 - TS. Nguyễn Ngọc Điện CHƯƠNG 2 - QUYỀN SỞ HỮU Dẫn nhập - Trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định về việc chiếm hữu, làm chủ của cải vật chất của con người. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu của cải vật chất đó làm phát sinh các quan hệ sở hữu. Các quan hệ sở hữu này tồn tại một cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội. Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, địa vị của giai cấp thống trị trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội được ghi nhận bằng những quyền năng hạn chế mà Nhà nước trao cho người đang chiếm giữ của cải vật chất đó. Lúc này, các quan hệ sở hữu đã được điều chỉnh bằng pháp luật và hình thành nên quyền sở hữu của các chủ thể có tài sản. Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu có từ khi xuất hiện Nhà nước và chỉ mất đi khi xã hội không còn sự phân chia giai cấp và không còn sự tồn tại của Nhà nước. Khái niệm quyền sở hữu - được hiểu theo hai nghĩa: - Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Hay nói khác đi, quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu. - Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Những quyền năng này cũng chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản. BLDS Việt Nam hiện hành tuy không định nghĩa trực tiếp như vậy nhưng có quy định rằng: “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.”. Tính chất của các quyền của chủ sở hữu - Các quyền của chủ sở hữu có tính độc nhất, chỉ có thể bị giới hạn do quy định của pháp luật và tồn tại lâu dài. MỤC 1 - Nội dung pháp lý của quyền sở hữu 1. Quyền sử dụng Dùng và thu hoa lợi, lợi tức - Điều 192 BLDS quy định: “quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.”. Như vậy, với tư cách là một trong những nội dung của quyền sở hữu, quyền sử dụng bao gồm quyền khai thác công dụng của tài sản và quyền thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản. “Khai thác công dụng” nghĩa là chủ sở hữu tự mình thụ hưởng các lợi ích vật chất từ một tài sản không sinh lợi hoặc không được khai thác về phương diện kinh tế. “Thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản” được hiểu là việc chủ sở hữu được thụ hưởng những kết quả từ khai thác sự sinh lợi của tài sản mà vẫn bảo tồn chất liệu của tài sản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hai quyền này không nhất thiết phải tồn tại song song trên cùng một tài sản. Chủ sở hữu có quyền quyết định phương thức sử dụng tài sản (dùng hay không dùng tài sản) cũng như cách thức thu hoa lợi, lợi tức (trực tiếp khai thác hoa lợi, tự nhiên của tài sản, hoặc để cho người khác khai thác thông qua một hợp đồng cho thuê, cho mượn). Tài sản có thể được sử dụng hoặc được khai thác trực tiếp bằng chính chủ sở hữu hoặc bởi một người khác không phải là chủ sở hữu (khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định) Hạn chế quyền sử dụng - Điều 193 BLDS quy định: “Chủ sở hữu có quyền khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”. Đây là nguyên tắc chung mà luật viết đã dự liệu để hạn chế quyền sử dụng chủ động, ngăn ngừa sự lạm dụng. Ngoài ra, pháp luật còn có những quy định hạn chế quyền sử dụng thụ động trong một số trường hợp đặc thù khác đã được thừa nhận trên thực tế. 2. Quyền định đoạt. Định đoạt vật chất và định đoạt pháp lý - Theo Điều 195 BLDS “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.”. Ngoài ra, chủ sở hữu còn có thể định đoạt tài sản bằng cách chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản. Như vậy, chủ sở hữu có quyền quyết định số phận của tài sản về phương diện vật chất (tiêu dùng, thiêu hủy, chuyển hóa thành một hình thức tồn tại khác...), hoặc về phương diện pháp lý (chuyển nhượng, tặng cho, trao đổi, góp vốn kinh doanh...). Cũng như quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu có thể do chính chủ sở hữu hoặc do một người khác thực hiện Mọi trường hợp định đoạt tài sản ngoài khuôn khổ giới hạn của quyền tự định đoạt của chủ sở hữu cũng như định đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác đều bị xem là những giao dịch vô hiệu. Cũng có trường hợp, tài sản được chuyển quyền sở hữu không phải do hiệu lực của việc thực hiện quyền tự định đoạt của chủ sở hữu, mà do pháp luật quy định (như trong các trường hợp trưng mua, trưng dụng vì mục đích an ninh quốc phòng, giải tỏa có đền bù để thực hiện quy hoạch đô thị...). Hạn chế quyền định đoạt - Quyền định đoạt có thể bị hạn chế trong những trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích của chủ sở hữu với lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích của người khác mà việc bảo vệ những quyền lợi này hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Luật viết quy định nhiều cách thức hạn chế quyền định đoạt khác nhau, như: - Quyền định đoạt số phận pháp lý của một tài sản bị Nhà nước cấm hoặc hạn chế một cách trực tiếp bằng các quy định của pháp luật. Ví dụ, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3, Điều 81 Luật doanh nghiệp 2005). - Quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản được Nhà nước hạn chế và kiểm soát một cách gián tiếp thông qua vai trò của một tổ chức hay một cá nhân. 3. Quyền chiếm hữu Khái niệm - Theo Điều 182 BLDS: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Việc nắm giữ và quản lý ở đây bao hàm cả việc thực hiện quyền sử dụng (dùng và khai thác) hoặc quyền không sử dụng tài sản (cất giữ). Trong bối cảnh hiện tại, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Luật Dân sự Việt Nam Luật Dân sự Quyền sở hữu Các hình thức sở hữu Ranh giới bất động sản Quyền sở hữu bề mặt Cấu tạo của căn hộ chung cưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 264 0 0 -
Tìm hiểu Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình: Phần 2
93 trang 223 0 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 2 - Nguyễn Hợp Toàn
214 trang 210 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Một số nội dung cơ bản của Luật dân sự
24 trang 198 1 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
138 trang 171 0 0 -
0 trang 166 0 0
-
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
108 trang 153 0 0 -
Giáo trình luật tố tụng hành chính - Ths. Diệp Thành Nguyên
113 trang 132 0 0 -
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
13 trang 123 0 0 -
Mẫu Hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin
7 trang 121 0 0