Danh mục

Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-7

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.97 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2việc sử dụng máy vi tính, chỉ muốn sử dụng máy trong một thời gian rất ngắn để nhận hoặc gửi một thư điện tử khẩn hoặc để soạn thảo một văn bản ngắn và trong thời gian đó, chồng không sử dụng máy, thì vợ có thể cho mượn mà không cần hỏi ý chồng. Vợ hoặc chồng cũng không có quyền, nếu không có sự đồng ý của chồng hoặc vợ, giao kết việc cho mượn những tài sản được gia đình sử dụng một cách thường xuyên, dù...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-7Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2việc sử dụng máy vi tính, chỉ muốn sử dụng máy trong một thời gian rất ngắn để nhậnhoặc gửi một thư điện tử khẩn hoặc để soạn thảo một văn bản ngắn và trong thời gianđó, chồng không sử dụng máy, thì vợ có thể cho mượn mà không cần hỏi ý chồng. Vợ hoặc chồng cũng không có quyền, nếu không có sự đồng ý của chồng hoặcvợ, giao kết việc cho mượn những tài sản được gia đình sử dụng một cách thườngxuyên, dù có hay không có giá trị lớn, như trường hợp xe máy dùng làm phương tiệnđi lại hàng ngày, tivi, máy gịặt,... Tuy nhiên, không nhất thiết cả vợ và chồng cùngđứng ra xác lập giao dịch với người thứ ba: với sự đồng ý của chồng hoặc vợ, vợ hoặcchồng có thể tự mình giao kết việc cho mượn. Trong trường hợp việc cho mượn mangtính khẩn cấp, vợ hoặc chồng có thể tự mình giao kết hợp đồng và sau đó thông báo lạicho chồng hoặc vợ mình. Cho thuê tài sản chung. Trong luật Việt Nam hiện hành, cho thuê bất động sảnđược coi như một giao dịch quan trọng và trong trường hợp tài sản cho thuê thuộc khốitài sản chung của vợ chồng, thì việc cho thuê nằm ngoài phạm vi quản lý chung toànquyền của vợ hoặc chồng. Nói rõ hơn, việc cho thuê bất động sản chung phải được cảvợ và chồng cùng thực hiện. Trong trường hợp cho thuê động sản, thì mọi chuyện còn tuỳ thuộc vào tầm quantrọng của tài sản đối với gia đình. Một cách hợp lý, việc cho thuê những tài sản có giátrị lớn phải được coi là một giao dịch quan trọng và do đó, phải có sự đồng ý của cả vợvà chồng. b. Định đoạt tài sản chung Định đoạt vì lợi ích của gia đình. Có một thời, các thẩm phán đòi hỏi rằng việcmua bán có đối tượng là các tài sản như trâu, bò, máy thu hình, tủ lạnh, xe máy,... đềuphải có sự thoả thuận của cả vợ và chồng61. Giải pháp này nay đã tỏ ra quá gò bó, mộtphần, do không hẳn các tài sản ấy còn được coi là có giá trị lớn so với tiêu chuẩn sốngtrung bình của người Việt Nam trong thế kỷ mới; một phần, do cần có những quy tắcthực sự thoáng đối với việc lưu thông tài sản, nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự. Ngày nay, thực tiễn có xu hướng thừa nhận quyền của vợ hoặc chồng tự mìnhđịnh đoạt tài sản chung như một giải pháp nguyên tắc, còn việc định đoạt mà cần có sựđồng ý rành mạch của cả vợ và chồng chỉ được áp đặt trong một số trường hợp đặcbiệt được luật quy định, như các ngoại lệ. Tuy nhiên, để nguyên tắc này không bị lạmdụng, thực tiễn đòi hỏi rằng việc định đoạt tài sản chung do vợ hoặc chồng tự mìnhthực hiện phải nhằm phục vụ lợi ích của gia đình. b1. Định đoạt có đền bù Lương và thu nhập khác do lao động. Thông thường, lương và thu nhập khácdo lao động được thể hiện dưới hình thức một số tiền và, trên nguyên tắc, việc sửdụng, định đoạt số tiền này chịu sự chi phối của các quy tắc áp dụng chung cho việc sửdụng, định đoạt tiền bạc chung của gia đình, như đã ghi nhận ở trên. Bên cạnh đó,lương và thu nhập do lao động, một loại tài sản chung do vợ hoặc chồng tạo ra bằngcông sức của chính mình, còn có thể được người tạo ra sử dụng, định đoạt với nhữngquyền hạn rộng rãi so với tiền bạc chung có nguồn gốc khác. Giải pháp này khôngđược chính thức ghi nhận trong luật viết, nhưng được thừa nhận trong thực tiễn sinhhoạt của các gia đình. Cụ thể hơn, thực tiễn nói rằng chỉ cần làm tròn các bổn phận61 Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 3, a. 61Khoa Luật- Đại học Cần ThơGiáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2liên quan đến việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình, vợ (chồng) có quyền tựmình định đoạt tiền lương, thu nhập khác do lao động theo ý mình mà không cần sựđồng ý của chồng (vợ) mình. Có thể có những cách tiêu pha của cải không đượckhuyến khích, thậm chí còn bị phê phán hoặc lên án về mặt đạo đức. Song, về mặtpháp lý, việc sử dụng, định đoạt tiền lương, thu nhập khác do lao động mà không phụcvụ cho lợi ích của gia đình cũng phải được chấp nhận, một khi người tạo ra tài sản đãthực hiện xong các nghĩa vụ vật chất của mình đối với gia đình. Các tài sản hữu hình. Vợ hoặc chồng cũng có quyền tự mình định đoạt phần lớncác động sản thuộc sở hữu chung, nhất là các động sản mà quyền sở hữu không cầnđược đăng ký62, các cổ phiếu, trái phiếu. Có quyền tự mình định đoạt, vợ, chồng càngcó quyền tự mình cầm cố các động sản ấy, một hình thức định đoạt tài sản có điềukiện. Thực ra, có vẻ như người làm luật muốn rằng việc định đoạt (kể cả định đoạt cóđiều kiện) các động sản có giá trị lớn phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng, bởi,trong điều kiện sống hiện tại của các gia đình Việt Nam các động sản có giá trị lớn cóthể chiếm một phần lớn trong tổng giá trị của khối tài sản chung của vợ chồng. Song,thực tiễn vẫn chấp nhận rằng những giao dịch mà theo tập quán, có thể do một ngườixác lập, thì vẫn được xác lập một cách hữu hiệu ngay cả trong t ...

Tài liệu được xem nhiều: