Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-8
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-8 Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 Tài sản thuộc sở hữu chung theo phần được quản lý theo nguyên tắc nhất trí (BLDS 2005 Điều 221). Đặc biệt, việc định đoạt tài sản chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung. Quy tắc này đáng chú ý trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do ly hôn: ta biết rằng trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản chung trong khá nhiều trường hợp; nay, do ly hôn, vợ (chồng), với tư cách là chủ sở hữu chung, chỉ có thể một mình định đoạt tài sản chung, một cách hợp pháp, như là người được uỷ quyền của tất cả các chủ sở hữu chung. Đổi lại những bất tiện, gò bó của cơ chế định đoạt tài sản chung theo phần, vợ hoặc chồng được pháp luật thừa nhận có quyền định đoạt phần quyền của mình trong tài sản chung, với điều kiện tôn trọng quyền ưu tiên mua của chủ sở hữu chung còn lại trong trường hợp việc định đoạt được thực hiện dưới hình thức mua bán (BLDS 2005 Điều 223 khoản 3). Thanh toán và phân chia tài sản chung. Thanh toán tài sản chung là việc xác định, bằng con số, phần quyền của mỗi người trong khối tài sản chung và là hoạt động có tác dụng đặt cơ sở toán học cho việc tiến hành phân chia. Dựa vào giá trị phần quyền đã được xác định của mỗi chủ sở hữu chung đối với khối tài sản chung, người ta phân chia khối tài sản chung bằng cách giao hẳn cho mỗi chủ sở hữu chung một hoặc nhiều tài sản có tổng giá trị ngang với giá trị phần quyền của người đó trong khối tài sản chung. Thông thường giá trị của khối hiện vật có thể được giao mà gồm một hoặc nhiều tài sản đồng bộ có sai biệt so với giá trị phần quyền (lớn hơn hoặc nhỏ hơn): phần sai biệt đó sẽ được cắt giảm hoặc bù đắp dưới hình thức thanh toán tiền chênh lệch, nếu việc phân chia được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng về giá trị, hoặc dưới hình thức cắt giảm, bù đắp vật chất (lấy bớt tài sản bằng hiện vật hoặc cấp thêm hiện vật), nếu việc phân chia được tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng về hiện vật. 2. Thực trạng của các quan hệ tài sản của vợ chồng ở Việt Nam Gia đình chung và gia đình riêng. Giống như ở nhiều nước nghèo, không phải tất cả các cặp vợ chồng ở Việt nam đều có gia đình hộ của riêng mình. Rất nhiều cặp vợ chồng sống chung với các thành viên khác của gia đình bên chồng hoặc bên vợ cho đến ngày chấm dứt cuộc hôn nhân giữa họ. Sống chung, giữa vợ chồng và những người khác tự nhiên có nhiều mối quan hệ kinh tế, quan hệ về tài sản. Một cách tổng quát, có thể hình dung căn nhà lớn, nơi vợ chồng sinh sống cùng với nhiều người khác và cùng với họ mang tư cách thành viên của gia đình theo nghĩa kinh tế, như một không gian kép. Đó trước hết là một tổng thể của các không gian hẹp mà trong mỗi không gian hẹp đó, một hộ gồm vợ chồng (có thể có thêm các con chưa thành niên) hoặc một người độc thân đã thành niên có những cái riêng của mình: góc sinh hoạt riêng (phòng riêng, buồng riêng), tài sản riêng (quần áo, đồ dùng cá nhân, tư trang, thiết bị gia dụng, của cải để dành73). Đó đồng thời là một không gian rộng, chung cho tất cả các thành viên của gia đình, là môi trường mà trong đó tất cả các thành viên có sinh hoạt chung và, thậm chí, tham gia vào hoạt động kinh tế chung bằng cách khai thác các tài sản chung. Sự quan tâm của người làm luật. Luật Việt Nam hiện hành, khi nói về quan hệ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, hầu như không quan tâm đến trường hợp 73 Ngoài quần áo, tư trang, đồ dùng cá nhân, những tài sản khác để trong góc riêng là tài sản riêng trong quan hệ với đại gia đình: trong quan hệ giữa vợ và chồng, đó là tài sản chung, nếu được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Cũng coi là tài sản riêng của vợ chồng trong quan hệ với đại gia đình, những của cải tích lũy dưới dạng tiền gửi Ngân hàng. 71 Khoa Luật- Đại học Cần Thơ Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 vợ chồng chung sống với nhiều người khác dưới cùng một mái nhà, dù trường hợp này còn khá phổ biến ở Việt Nam74; nhưng khi nói về các quan hệ tài sản giữa vợ chồng sau khi hôn nhân chấm dứt do ly hôn, lại có ghi nhận trường hợp đó. Mục I. Chấm dứt quan hệ tài sản do vợ hoặc chồng chết ****** 1. Thanh toán quan hệ tài sản và phân chia tài sản chung giữa vợ chồng và các thành viên khác trong đại gia đình Trường hợp phần tài sản chung không xác định được. Trong điều kiện vợ chồng chung sống với nhiều người khác trong một đại gia đình, thì khi vợ hoặc chồng chết, người còn sống thường chỉ giữ lại những tài sản gọi là của riêng mình hoặc những tài sản chung của vợ chồng tồn tại dưới dạng của cải tích lũy (vàng, bạc, đá quý,...) và được họ giữ riêng trong quá trình chung sống với đại gia đình75; các tài sản khác tiếp tục nằm trong khối tài sản của đại gia đình. Nói chung, việc một thành viên đại gia đình (mà không phải là chủ gia đình) chết không làm phát sinh vấn đề thanh toán và phân chia khối tài sản thuộc quyền quản lý của đại gia đình. Nếu ra khỏi đại gia đình, người vợ (chồng) còn sống mà không phải là chủ gia đình thường được phép mang theo, ngoài các tài sản riêng, những của cải tích lũy thuộc khối tài sản chung của vợ chồng và, tuỳ trường hợp, có thể có thêm một ít tài sản được trích từ khối tài sản của đại gia đình. Việc xác định phần tài sản được giao cho người đi ra thường được thực hiện theo thoả thuận giữa người đi ra và gia đình. Vấn đề thanh toán tài sản chung của vợ chồng, mà việc giải quyết có tác dụng đặt cơ sở cho việc xác định thành phần tài sản có, tài sản nợ thuộc di sản, cũng không được đặt ra trong trường hợp này. Riêng việc trích tài sản chung của đại gia đình để cấp cho người đi ra thường được tính toán trên cơ sở cân đối tài sản có-tài sản nợ của đại gia đình. Phần tài sản được giao cho người đi ra được trích từ khối tài sản có ròng: đại gia đình chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ số nợ của gia đình đối với người thứ ba. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật hôn nhân hôn nhân và gia đình giáo trình luật hôn nhân thủ tục đăng ký kết hôn pháp luật hôn nhân và gia đìnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 319 0 0 -
Thủ tục đăng ký kết hôn với chiến sĩ quân đội và những điều cần biết
2 trang 72 0 0 -
173 trang 60 0 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 6 - ThS. Trần Minh Toàn
20 trang 49 0 0 -
Thủ tục đăng ký kết hôn với chiến sĩ công an nhân dân
2 trang 46 0 0 -
Mẫu Đơn kháng cáo quyền nuôi con
2 trang 40 0 0 -
46 trang 36 0 0
-
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-2
10 trang 31 0 0 -
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-4
10 trang 31 0 0 -
Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình
116 trang 30 0 0 -
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-1
11 trang 29 0 0 -
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-7
10 trang 29 0 0 -
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-6
10 trang 27 0 0 -
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-3
11 trang 26 0 0 -
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-5
11 trang 26 0 0 -
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-5
10 trang 26 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 8 - ThS. Hà Minh Ninh
42 trang 25 0 0 -
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-9
10 trang 25 0 0 -
Văn bản Luật về hôn nhân và gia đình
37 trang 25 0 0 -
22 trang 25 0 0