Danh mục

Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-3

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.86 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1CHƯƠNG II THIẾT LẬP MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON******Quan hệ cha mẹ-con là mối liên hệ pháp lý giữa một người (gọi là con) và một người khác (gọi là cha hoặc mẹ): tùy theo người khác đó là nam hay nữ quan hệ được thiết lập là quan hệ cha-con hoặc quan hệ mẹ-con. Quan hệ cha mẹ-con có thể được xác lập một cách tự nhiện từ sự kiện thành thai và sinh nở (gọi là quan hệ cha mẹ-con ruột) hoặc một cách nhân tạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-3Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 CHƯƠNG II THIẾT LẬP MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON ****** Quan hệ cha mẹ-con là mối liên hệ pháp lý giữa một người (gọi là con) và mộtngười khác (gọi là cha hoặc mẹ): tùy theo người khác đó là nam hay nữ quan hệ đượcthiết lập là quan hệ cha-con hoặc quan hệ mẹ-con. Quan hệ cha mẹ-con có thể đượcxác lập một cách tự nhiện từ sự kiện thành thai và sinh nở (gọi là quan hệ cha mẹ-conruột) hoặc một cách nhân tạo từ việc nhận con nuôi. MỤC I. QUAN HỆ CHA MẸ-CON RUỘT ****** Đặt vấn đề. Việc làm rõ quan hệ cha mẹ-con ruột không chỉ cần thiết trongtrường hợp có tranh cãi về tư cách cha, mẹ, con của một người, khi thẩm phán, theoyêu cầu, phải có trách nhiệm thẩm định các bằng chứng chống lại nhau. Một người nàođó đến cơ quan công chứng và tự xưng rằng mình là con ruột của một người đã chết vàdi sản đang được thanh toán; cơ quan công chứng phải kiểm tra tư cách “con” củangười tự xưng đó trước khi người này tham gia vào việc chuyển giao và thanh toán disản. Một người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi có hành vi gây thiệt hại cho mộtngười khác; Toà án gọi cha của người gây thiệt hại ra Toà để giải quyết vấn đề bồithường thiệt hại; một trong những điều kiện để phiên Toà diễn tiến bình thường làngười được gọi ra Toà phải thực sự là cha của người gây thiệt hại... Các cách thức xác định quan hệ cha mẹ-con ruột, tùy theo tính chất, có thể đượcxếp vào hai nhóm chính: xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ tự nhiên và xácđịnh quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý.I. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ tự nhiên Tạm gọi là có tính chất tự nhiên, quan hệ cha mẹ-con ràng buộc những người cóliên quan một cách tự nhiên và được người thứ ba nhìn nhận mà không cần sự canthiệp của luật, không cần dựa vào các quy tắc pháp lý. Với tính cách là quan hệ tựnhiên, quan hệ cha mẹ-con có thể được xác định dựa vào một trong hai yếu tố hoặc cảhai yếu tố: sinh học và xã hội học. 23Khoa Luật- Đại học Cần ThơGiáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 1. Yếu tố sinh học Thành thai và sinh sản. Con ruột của cha và mẹ là con do người mẹ sinh ra từmột bào thai do người mẹ cưu mang và bào thai đó là kết quả của sự phối hợp xác thịtcủa cha và mẹ. Đối với người mẹ, yếu tố sinh học được xây dựng quanh sự kiện sinhsản: người phụ nữ sinh ra đứa trẻ là mẹ của đứa trẻ ấy. Đối với người cha, yếu tố sinhhọc lại được xây dựng quanh sự kiện thành thai: người có quan hệ xác thịt với ngườiphụ nữ và dẫn đến việc người sau này mang thai là cha của đứa trẻ sinh ra từ bào thaiấy. Giả sử ngày sinh của con được xác định; làm thế nào để xác định ngày thành thaicủa con? Luật viết chưa trả lời câu hỏi này. Trước khi có Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 1986, một số văn bản lập quy của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử có ghinhận các quy tắc về việc suy đoán khoảng thời gian mà trong khoảng thời gian đóngườìi phụ nữ có thể mang thai. Các quy tắc ấy không giống nhau23 và hầu như khôngđược áp dụng một cách phổ biến trong thực tiễn. Trường hợp sinh sản nhân tạo. Nghị định số 12-CP ngày 12/02/2003 về sinhcon theo phương pháp khoa học chỉ ghi nhận trường hợp người vợ mang thai, nhưngbào thai là kết quả của sự phối hợp giữa trứng và tinh trùng của người khác hoặc trứngcủa người vợ và tinh trùng của người khác. Theo Điều 20 khoản 2 của Nghị định thìcon được sinh ra trong trường hợp này coi như có cha và mẹ ruột là người chồng vàngười vợ đó. Tất nhiên, lai lịch của người cung cấp yếu tố vật chất bổ khuyết khôngđược công bố cho vợ và chồng biết, cũng như bản thân người cung cấp yếu tố vật chấtbổ khuyết không biết lai lịch của vợ và chồng muốn có con bằng con đường thụ tinhnhân tạo. Nếu sự thụ tinh là kết quả sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất của vợ và chồng,nhưng việc mang thai lại do một người phụ nữ khác thực hiện, thì thực tiễn có xuhướng thừa nhận rằng trẻ sinh ra có cha và mẹ là chồng và vợ đó, người mang thai hộchỉ đóng vai trò người hỗ trợ cần thiết cho sự ra đời của trẻ ấy. 2. Yếu tố xã hội học Cha, mẹ, con trước hết là những quan hệ xã hội. Giả thiết được hình dung nhưsau: một người thứ ba đứng trước hai người - A và B. A giới thiệu với người thứ barằng B là con ruột của mình. Người thứ ba ghi nhận sự tồn tại của mối quan hệ cha-con giữa hai người đối diện không chỉ thông qua lời giới thiệu mà còn qua thái độ cưxử của hai người đối với nhau. Ta nói rằng sự tồn tại của quan hệ cha mẹ-con đượcxác định nhờ những biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ ấy, được người thứ ba ghinhận. Một người mang thân phận “con” là người sống và cư xử theo những chuẩn mựctương ứng với thân phận ấy, do xã hội đặt ra, với điều kiện người được cư xử như cha(mẹ) có phản ứng thuậ ...

Tài liệu được xem nhiều: