Danh mục

Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-5

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.21 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 CHƯƠNG THỨ BA ****** THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ CỦA CÁC KHỐI TÀI SẢN Nhận xét. Một hệ thống quan hệ tài sản duy nhất, áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng, có thể khiến cho một số cặp vợ chồng, trong những hoàn cảnh nhất định cảm thấy bị tù túng trong những mối quan hệ quá chặt chẽ, gò bóï. Ở những nước mà luật thừa nhận cho vợ chồng khả năng thoả thuận về nội dung các quan hệ tài sản giữa họ, đa số các cặp vợ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-5 Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 CHƯƠNG THỨ BA ****** THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ CỦA CÁC KHỐI TÀI SẢN Nhận xét. Một hệ thống quan hệ tài sản duy nhất, áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng, có thể khiến cho một số cặp vợ chồng, trong những hoàn cảnh nhất định cảm thấy bị tù túng trong những mối quan hệ quá chặt chẽ, gò bóï. Ở những nước mà luật thừa nhận cho vợ chồng khả năng thoả thuận về nội dung các quan hệ tài sản giữa họ, đa số các cặp vợ chồng không sử dụng quyền đó và cứ để cho luật quyết định các quan hệ ấy. Tuy nhiên, một số ít cặp vợ chồng có thể nhận thấy sự cần thiết của việc đặt các quan hệ này dưới sự chi phối của những quy tắc đặc biệt, phù hợp với hoàn cảnh riêng của họ, miễn là không gây phương hại đến lợi ích chính đáng của người thứ ba44. Quyền thoả thuận về nội dung quan hệ tài sản giữa vợ chồng thường được coi như một chế định phục vụ cho lợi ích của một thiểu số có nhiều tài sản, nhưng đó là lợi ích chính đáng, phải được xã hội tôn trọng. Luật Việt Nam không thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhóm quan hệ tài sản giữa vợ chồng (nói cách khác là nhiều chế độ tài sản giữa vợ chồng); điều đó cũng có nghĩa rằng không có chuyện thay đổi quan hệ tài sản từ một nhóm này sang một nhóm khác trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh đặc thù, vợ, chồng được phép chia tài sản chung nhằm củng cố lại khối tài sản riêng của mình để có được điều kiện vật chất cần thiết cho việc thực hiện những dự tính riêng của mỗi người. Mặt khác, vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, cũng như có quyền thoả thuận rằng một tài sản nào đó là của chung. Bằng cách chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung hoặc thoả thuận rằng một tài sản nào đó là của chung, khối tài sản riêng của vợ (chồng) hoặc khối tài sản chung được củng cố; nhưng các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, trên nguyên tắc, vẫn tiếp tục chịu sự chi phối của luật chung. 44 Ở câc nước phương Tây, các cặp vợ chồng cần đến những quan hệ về tài sản cho phép thực hiện quyền tự do cá nhân một cách rộng rãi hơn thường là những người hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp hoặc trong những nghề nghiệp đòi hỏi sự đầu tư lớn. Nói chung, đó là những người thường xuyên thực hiện các cuộc chuyển dịch tài sản quan trọng cả về khối lượng vật chất và về giá trị. Họ muốn các quan hệ tài sản giữa vợ chồng càng ít ràng buộc càng tốt, để có thể thực hiện các cuộc chuyển dịch tài sản ấy một cách dễ dàng, theo các thủ tục đơn giản nhất và trong thời gian ngắn nhất. 41 Khoa Luật- Đại học Cần Thơ Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 Mục I. Nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung ****** I. Xác lập giao dịch Nguyên tắc. Luật hôn nhân và gia đình Điều 32 khoản 2 quy định rằng vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc nhập một tài sản riêng vào khối tài sản chung rõ ràng chỉ có thể xuất phát từ ý chí của chủ sở hữu. Tuy nhiên, đó không phải là một giao dịch đơn phương. Như đã nói, thực ra không có sự phân biệt giữa việc nhập một tài sản riêng vào khối tài sản chung và việc thoả thuận giữa vợ chồng coi một tài sản nào đó là của chung. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung thực sự là một hợp đồng giữa vợ và chồng. Do luật hiện hành không có quy định gì đặc biệt, ta nói rằng hợp đồng này được giao kết theo luật chung nghĩa là chỉ đòi hỏi sự gặp gỡ ý chí của các bên giao kết mà không cần tuân theo một quy định đặc biệt về thủ tục, thể thức. Trường hợp đặc biệt. Theo Nghị định số 70-CP ngày 03/10/2001, Điều 13 khoản 1, việc nhập tài sản riêng là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Do người làm luật dùng từ “phải”, ta nói rằng việc lập văn bản trong trường hợp này là điều kiện để hợp đồng nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung có giá trị. Vấn đề là: trong trường hợp có tranh cãi về việc lập hay không lập văn bản ghi nhận việc nhập vào khối tài sản chung một tài sản riêng nào đó mà không phải là nhà ở hay quyền sử dụng đất, thì đâu là tiêu chí xác định tài sản liên quan là có giá trị lớn hoặc không lớn ? Có lẽ mọi chuyện sẽ đơn giản hơn, nếu ta nói rằng điều kiện lập văn bản chỉ áp dụng đối với việc nhập các tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu. II. Hiệu lực của giao dịch Thời điểm. Trong điều kiện không có quy định cụ thể của luật viết, có thể vận dụng các quy định của luật chung về hiệu lực của một hợp đồng để xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Trên nguyên tắc, việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung có hiệu lực vào thời điểm giao dịch được xác lập. Trong trường hợp tài sản được nhập là nhà ở, quyền sử dụng đất và nói chung, các tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, thì việc nhập tài sản có hiệu lực vào thời điểm đăng ký. Tặng cho hay thay đổi cơ chế quản lý? Có hai cách để xác định tính chất của giao dịch nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung: hoặc ta coi đó là một vụ tặng cho có đối tượng là quyền sở hữu đối với một nửa tài sản riêng; hoặc ta thừa nhận rằng đây là một giao dịch đặc biệt chỉ có trong luật hôn nhân và gia đình về tài sản, có tác dụng biến một tài sản riêng thành một tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ và chồng. Có vẻ như người làm luật lựa chọn giải pháp thứ hai. Tài sản được nhập sẽ đi vào khối 42 Khoa Luật- Đại họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: