Danh mục

Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-9

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 392.60 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2chung) phải được ghi nhận như một hình thức đóng góp tích cực phải hoàn trả, cũng do áp dụng lý thuyết được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Mua trọn tài sản có quyền sở hữu chung theo phần. Như đã nói, trong trường hợp vợ hoặc chồng cùng với một người khác có quyền sở hữu chung theo phần đối với một tài sản, sau đó được chia trọn tài sản bằng hiện vật với điều kiện trả tiền chênh lệch cho người cùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-9Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2chung) phải được ghi nhận như một hình thức đóng góp tích cực phải hoàn trả, cũngdo áp dụng lý thuyết được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Mua trọn tài sản có quyền sở hữu chung theo phần. Như đã nói, trong trườnghợp vợ hoặc chồng cùng với một người khác có quyền sở hữu chung theo phần đối vớimột tài sản, sau đó được chia trọn tài sản bằng hiện vật với điều kiện trả tiền chênhlệch cho người cùng có quyền sở hữu chung theo phần, ta không biết liệu tài sản chiađược coi là tài sản riêng hay tài sản chung. Nếu coi đó là tài sản chung, thì phần quyềnsở hữu chung trước đó của người này được ghi nhận như phần đóng góp tích cực củangười này vào khối tài sản chung và được hoàn trả sau khi hôn nhân chấm dứt. Bảo quản tài sản. Thuế sử dụng tài sản.Việc bảo quản tài sản, dù là của chunghay của riêng, đều thuộc trách nhiệm của khối tài sản chung, theo đúng nguyên tắc ubiemolumentum ibi onus, như đã nói. Thông thường, chi phí bảo quản tài sản được thanhtoán bằng hoa lợi, lợi tức gắn với tài sản đó hoặc với các tài sản khác. Nhưng, khôngloại trừ trường hợp vợ hoặc chồng dùng tài sản riêng để thanh toán nghĩa vụ đối vớingười bảo quản. Nếu tài sản được bảo quản là tài sản riêng, thì sự đóng góp tích cựccủa khối tài sản riêng vào khối tài sản chung vẫn được ghi nhận (và cũng phải đượcghi nhận ngay nếu như tài sản riêng được bảo quản thuộc loại không sinh lợi). Cũng như vậy trong trường hợp thuế sử dụng tài sản được trả bằng tiền riêng củavợ hoặc chồng. Việc sửa chữa nhỏ đối với tài sản riêng cũng thuộc trách nhiệm của khối tài sảnchung. Nếu khối tài sản riêng trả chi phí sửa chữa, thì việc đóng góp tích cực vào khốitài sản chung cũng được ghi nhận. b. Đóng góp tiêu cực b1. Đóng góp tiêu cực không hoàn trả Phá tán tài sản. Có thể gọi là có hành vi phá tán tài sản chung, việc sử dụng tàisản chung vào những chuyện vô ích. Điển hình cho sự phá tán là việc tiêu pha tài sảnchung trong các cuộc ăn chơi, bài bạc. Tài sản bị phá tán thường là các của cải tíchlũy; nhưng cũng có nhiều trường hợp của cải bị phá tán ngay khi còn ở dạng thô (nhưtiền lương mới lĩnh, lợi tức mới thu) hoặc mới được chuyển hoá thành tiền từ dạng vậtchất ban đầu (như tiền bán hoa lợi vừa thu hoạch). Vấn đề là: liệu có thể coi việc phá tán tài sản như là một hình thức đóng góp tiêucực phải hoàn trả? Liệu người phá tán tài sản chung có phải chịu để bị trừ giá trị củaphần tài sản đã phá tán vào phần quyền của mình trong khối tài sản chung? Tất nhiên,hành vi phá tán tài sản chung đáng bị lên án; nhưng trong khung cảnh của luật thựcđịnh, hầu như không thể tìm được lý lẽ thuyết phục cho việc trừng phạt người phá tánbằng cách cắt bớt phần của người này trong khối tài sản chung. Cũng giống nhưtrường hợp đóng góp tích cực bằng công việc nội trợ, việc đóng góp tiêu cực bằngcách phá tán tài sản không thể được định lượng cụ thể; trong khi muốn loại bỏ nguyêntắc chia đều, thì thẩm phán phải giải quyết cho được hai vấn đề: phần của mỗi ngườiđược xác định là bao nhiêu? và tại sao?. Hơn nữa, với chế định hạn chế năng lực hànhvi, vợ (chồng) của người phá tán đã có thể ngăn chặn hoặc hạn chế sự phá tán củachồng (vợ) mình: không sử dụng biện pháp đó có thể cho phép nghĩ rằng vợ (chồng)chấp nhận sự phá tán đó và không yêu cầu trừng phạt người phá tán. 81Khoa Luật- Đại học Cần ThơGiáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 b2. Đóng góp tiêu cực phải hoàn trả Tu bổ tài sản riêng. Tu bổ tài sản là việc tiến hành các công tác nhằm cải thiệnhình thức thể hiện hoặc chất lượng của tài sản theo ý muốn của chủ sở hữu. Khác vớicông tác bảo quản, công tác tu bổ không phải là điều kiện cần thiết đối với sự tồn tạivà duy trì công dụng đích thực của tài sản: không được tu bổ, tài sản vẫn tồn tại và vẫncó thể được khai thác công dụng một cách bình thường. Việc tu bổ tài sản riêng màđược thanh toán bằng tài sản chung có tác dụng làm cho khối tài sản chung bị hao hụt,trong khi khối tài sản riêng thụ hưởng kết quả tu bổ ấy: việc khối tài sản riêng hoàn lạicho khối tài sản chung phần hao hụt ấy là hợp lý. Cá biệt có trường hợp (không phải hiếm) trong đó tài sản riêng được tu bổ nhưngcuối cùng lại không tăng giá trị. Khi đó, khối tài sản riêng cũng phải hoàn trả cho khốitài sản chung, như một kiểu chế tài đối với việc đầu tư thiếu cân nhắc. Sửa chữa lớn tài sản riêng. Việc sửa chữa lớn tài sản riêng là việc làm cần thiếtđể khôi phục tài sản cả về ngoại hình và công năng. Tuy nhiên, khác với việc bảoquản, việc sửa chữa lớn đòi hỏi chi phí lớn. Hơn nữa, việc sửa chữa lớn thường mangtính chất tái đầu tư, tái tạo tài sản: tuổi thọ của tài sản đã hết; nếu không sửa chữa lớn,thì tài sản chấm dứt sự tồn tại vật chất của mình. Trong chừng mực đó, nếu tài sảnđược sửa chữa lớn là tài sản riêng, thì khó có thể th ...

Tài liệu được xem nhiều: