Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2
- Tiền thưởng hoặc hiện vật thưởng do thực hiện xong một công việc theo sự phân công với kết quả tốt (thi đấu thể thao, văn nghệ,...) hoặc do thực hiện tốt một công việc có hứa thưởng (tìm được vật thất lạc, vượt qua một thử thách đối với lòng can đảm, lòng kiên nhẫn hoặc sức bền, lập một kỷ lục guiness, trả lời đúng các câu hỏi đố vui, dự đoán đúng các kết quả thi đấu thể thao,...); - Tiền thưởng đột xuất và bất ngờ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- T2-2
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2
- Tiền thưởng hoặc hiện vật thưởng do thực hiện xong một công việc theo sự
phân công với kết quả tốt (thi đấu thể thao, văn nghệ,...) hoặc do thực hiện tốt một
công việc có hứa thưởng (tìm được vật thất lạc, vượt qua một thử thách đối với lòng
can đảm, lòng kiên nhẫn hoặc sức bền, lập một kỷ lục guiness, trả lời đúng các câu hỏi
đố vui, dự đoán đúng các kết quả thi đấu thể thao,...);
- Tiền thưởng đột xuất và bất ngờ do thực hiện tốt một công việc làm hài lòng
người thưởng, dù người sau này không hứa thưởng trước đó (chặn bắt trộm, cướp;
chữa cháy; cứu người bị nạn, cứu tài sản trong một thiên tai;...);
2. Trường hợp thu nhập không do lao động
Thu nhập hợp pháp khác. Đứng đầu trong danh sách thu nhập hợp pháp khác
không do lao động là các hoa lợi, lợi tức từ tài sản, do việc khai thác tự nhiên hoặc
khai thác pháp lý: cây con sinh ra từ cây mẹ, gia súc con sinh ra từ gia súc mẹ, cá con,
trứng, tiền cho thuê nhà, tiền lãi tiết kiệm, lợi tức cổ phiếu, trái phiếu, tiền thu được từ
việc cho phép sử dụng tác phẩm,... Bất kể tài sản gốc là của riêng hay của chung, hoa
lợi, lợi tức phát sinh tư ìtài sản đều là của chung.
Thu nhập do trúng thưởng. Cụm từ “thu nhập hợp pháp khác” có ý nghĩa rất
rộng và có vẻ như bao hàm cả thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường
xuyên. Bởi vậy, trong khung cảnh của luật thực định, thu nhập do trúng thưởng trong
thời kỳ hôn nhân cũng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Thực tiễn có xu hướng
chấp nhận giải pháp này trong mọi trường hợp mà không phân biệt mối lợi gọi là trúng
thưởng đó gắn liền với tài sản chung hay tài sản riêng13. Người chồng dùng một phần
tiền lương đang bỏ túi để mua một lon bia; tình cờ, lon bia mua được có mang dấïu
hiệu trúng thưởng một chiếc xe máy; xe trúng thưởng phải là tài sản chung. Cha mẹ
chồng cho riêng chồng một sổ tiết kiệm ngoại tệ; tất nhiên, số ngoại tệ gốc được ghi
nhận trong sổ tiết kiệm đó là tài sản riêng của chồng; nhưng nếu do kết quả của một
cuộc xổ số mà số của sổ tiết kiệm trùng khớp với số trúng thưởng một căn nhà, thì căn
nhà ấy là tài sản chung của vợ chồng14.
II. Tài sản chung do được chuyển dịch không có đền bù
Ta phân biệt các trường hợp chuyển dịch tài sản không có đền bù tuỳ theo sự
chuyển dịch mang hoặc không mang tính chất gia đình. Gọi là chuyển dịch không đền
13
Xem Nghị quyết số 02-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 3 a. Khi nói
về trúng thưởng, Nghị quyết chỉ quan tâm đến trúng thưởng xổ số. Tuy nhiên, có thể mở rộng giải pháp cho tất
cả các trường hợp trúng thưởng, nhờ nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật.
14
Trong chừng mực nào đó, có thể coi trúng thưởng như một trường hợp phát sinh hoa lợi đột biến, bất thường
của tài sản gốc.
Thế nhưng, nếu vậy thì tài sản gốc phải không bị giảm sút chất liệu hoặc biến mất sau khi khối tài sản trúng
thưởng xuất hiện. Trong một giả thiết khác, một người mua một tờ vé số và trúng thưởng.Ở một thời điểm nào
đó sau khi xổ số và trước khi lĩnh thưởng, không thể thiết lập được sự khác biệt giữa giá trị của tờ vé số và giá trị
của giải thưởng. Tờ vé số trúng thưởng tự nó là một tài sản có giá trị thực ngang với giá trị của giải thưởng; tài
sản đó thậm chí chuyển nhượng được theo giá trị thực. Ta nói rằng trong trường hợp này giá trị của giải thưởng
là hình thức biểu hiện giá trị của tờ vé số sau khi xổ số. Bởi vậy: 1. nếu tờ vé số nguyên là tài sản riêng (ví dụ, do
được tặng cho riêng), thì giải thưởng là tài sản riêng; 2. ngược lại, nếu tờ vé số là tài sản chung (chẳng hạn, do
được mua bằng tiền lương), thì giải thưởng là tài sản chung.
Phân tích trên đây dựa vào logique của học thuyết. Từ câu chữ của khoản a, điểm 3 Nghị quyết số 02, dẫn trên,
có thể nghĩ rằng theo Toà án, tiền trúng thưởng xổ số có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ
chồng bất kể tờ vé số là tài sản chung hay tài sản riêng. Vấn đề có thể sẽ rất rắc rối đối với thẩm phán trong trong
trường tờ vé số trúng thưởng nguyên là tài sản được tặng cho riêng.
11
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ
Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2
bù mang tính chất gia đình, sự di chuyển tài sản không có đền bù giữa những người có
thể được gọi để nhận di sản của nhau với tư cách người thừa kế theo pháp luật theo
quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các chuyển dịch mang tính chất gia đình
Tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. Không có vấn đề gì
đặc biệt trong trường hợp tài sản được tặng cho chung cả vợ và chồng. Chủ sở hữu có
quyền định đoạt tài sản theo ý mình và trong khuôn khổ pháp luật. Việc tặng cho một
tài sản chung cho cả vợ và chồng rất thường được ghi nhận trong thực tiễn Việt Nam.
Người tặng cho thường là cha mẹ của vợ hoặc chồng và việc tặng cho được thực hiện
như một biện pháp khích lệ đối với cả vợ và chồng trong việc duy trì và củng cố cuộc
sống chung. Nếu tặng cho được xác lập vào thời điểm kết hôn, thì được coi như một
biện pháp hỗ trợ vật chất cho cặp vợ chồng trẻ trong thời kỳ đầu xây dựng cuộc sống
chung.
Nhưng, thế nào là thừa kế chung ? Vợ và chồng có thể là người thừa kế của cùng
một người ? Ví dụ điển hình nhất là trường hợp cha và mẹ cùng được gọi để nhận di
sản do con chết để lại, với tư cách là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất.
Mặt khác, trong điều kiện luật không cấm con nuôi kết hôn với con ruột của người
nuôi, hoàn toàn có khả năng vợ và chồng cùng được gọi để nhận di sản khi người nuôi
của vợ hoặc chồng (đồng thời là cha hoặc mẹ ruột của chồng hoặc vợ) chết. Tuy nhiên,
ngay cả trong trường hợp cùng được gọi theo pháp luật để nhận di sản của một người,
vợ và chồng có phần quyền thừa kế của riêng mình, như mỗi người thừa kế theo pháp
luật khác. Tài sản mà họ có được do cùng được gọi để nhận thừa kế theo pháp luật là
tài sản thuộc sở hữu chung theo phần chứ không phải là sở hữu ...