Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1Vấn đề dân tộc của con nuôi. Điều 22 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: 1. Con nuôi được xác định dân tộc theo cha, mẹ ruột; 2. Trong trường hợp không biết được cha, mẹ ruột của con nuôi là ai, thì con nuôi được xác định dân tộc theo cha, mẹ nuôi; nếu sau đó biết được cha, mẹ ruột, thì dân tộc của người con nuôi có thể được xác định lại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình T1-5Giáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1 Vấn đề dân tộc của con nuôi. Điều 22 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: 1.Con nuôi được xác định dân tộc theo cha, mẹ ruột; 2. Trong trường hợp không biếtđược cha, mẹ ruột của con nuôi là ai, thì con nuôi được xác định dân tộc theo cha, mẹnuôi; nếu sau đó biết được cha, mẹ ruột, thì dân tộc của người con nuôi có thể đượcxác định lại theo yêu cầu của người này, của cha, mẹ ruột hoặc của cha, mẹ nuôi. Trong phần quyền nhân thân, BLDS 2005 cũng quy định về vấn đề này như sau:người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niêncó quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định lại theo dân tộc của chađẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xácđịnh theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai (Điều 28khoản 2 điểm b). 2. Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột Quyền thừa kế. Theo BLDS 2005 Điều 678, con nuôi bảo tồn quyền thừa kế đốidi sản của những người thân thuộc do huyết thống: con nuôi là người thừa kế theopháp luật thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ ruột, là người thừa kế theo pháp luật thuộchàng thứ hai của anh, chị, em ruột, là người thừa kế thế vị của cha mẹ ruột trong di sảncủa ông bà nội (ngoại),... Cấm kết hôn. Con nuôi vẫn bảo tồn quan hệ huyết thống với các thành viên giađình cha mẹ ruột. Bởi vậy, việc kết hôn giữa con nuôi và những người thân thuộc bịcấm theo các quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 10 khoản 3. Quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 Điều 61 khoản 3, nếu người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi, thìnghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt. Nghĩa vụ cấp dưỡng là một đề tài lớn, sẽ được nghiêncứu riêng. Ở đây, ta nhận xét rằng do điều luật đã dẫn, cha mẹ ruột, ông bà nội (ngoại),anh, chị, em ruột sẽ không còn trách nhiệm cấp dưỡng cho con (cháu, anh, chị, em)một khi người sau này được người khác nhận làm con nuôi. Thế mà, quan hệ nghĩa vụcấp dưỡng, ta sẽ thấy, là quan hệ có tính chất hỗ tương; bởi vậy, dù luật không nói rõ,vẫn có thể khẳng định rằng một khi A không còn nghĩa vụ cấp dưỡng cho B, thì B, khicó điều kiện, cũng không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho A. Hơn nữa, nghĩa vụ cấp dưỡng,trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, là hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôidưỡng trong những trường hợp đặc thù. Liệu có thể nói rằng việc nhận con nuôi cũngcó tác dụng chấm dứt quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa người được nuôi và các thànhviên gia đình cha mẹ ruột ? 3. Nhận con ruột, nhận cha mẹ ruột Không ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi. Trong khung cảnh củaluật thực định Việt Nam, việc một người được nhận làm con nuôi của một người kháckhông cản trở việc người con nuôi xin xác định cha mẹ ruột của mình. Ngược lại,người không được nhận là cha, mẹ ruột của con nuôi có quyền yêu cầu Toà án xácđịnh mình là cha, mẹ ruột của con nuôi ấy. Trong mọi trường hợp, quan hệ cha mẹnuôi-con nuôi không bị ảnh hưởng bởi kết quả giải quyết của Toà án liên quan đếnquan hệ cha mẹ-con ruột. 45Khoa Luật- Đại học Cần ThơGiáo trình Luật Hôn nhân & gia đình- Tập 1IV. Chấm dứt việc nuôi con nuôi 1. Điều kiện và thủ tục Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi. Theo Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 Điều 76, việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi connuôi. 2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhânphẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phátán tài sản của cha mẹ nuôi. 3. Cha mẹ nuôi đã có các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 67 hoặc khoản 5Điều 69 của Luật hôn nhân và gia đình (nghĩa là có hành vi phi đạo đức đối với connuôi hoặc có hành vi phạm tội liên quan đến các mối quan hệ gia đình hoặc đến ngườichưa thành niên và đã bị kết án). Trái lại, quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi không chấm dứt trong trường hợp cha mẹnuôi hoặc con nuôi chết. Quan hệ cũng không chấm dứt trong trường hợp cha mẹ nuôily hôn. Nói khác đi, sau khi cha nuôi hoặc mẹ nuôi chết hoặc cha nuôi và mẹ nuôi lyhôn, con nuôi vẫn tiếp tục là con nuôi của cả hai người; bởi vậy, nếu cha (mẹ) cònsống hoặc, cha, mẹ sau khi ly hôn kết hôn với người khác, thì đối với người khác đó,con nuôi là con riêng của người kết hôn với mình. Tính không thể phân chia của việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôitrong trường hợp con nuôi chung của vợ chồng. Trong đa số trường hợp, việc nuôicon nuôi được thực hiện trên thực tế bởi hai người là vợ chồng hoặc chung sống nhưvợ chồng36. Luật, khi dự kiến các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi, cũng chỉ đềcập đến ý chí hoặc hành vi của một bên là con ...