Danh mục

Giáo trình luật lao động về thời gian làm việc Th.s. Diệp Thành Nguyên - 3

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 669.93 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) và trợ cấp thôi việc, hai bên thoả thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. • Đối với người lao động Trong trường hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình luật lao động về thời gian làm việc Th.s. Diệp Thành Nguyên - 3 Giáo trình Luật Lao động cơ bản Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người laođộng trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thườngtương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày ngườilao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấplương (nếu có) và trợ cấp thôi việc, hai bên thoả thuận về khoản tiền bồi thườngthêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. • Đối với người lao động Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường chongười sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). đ. Giải quyết quyền lợi của hai bên khi chấm dứt hợp đồng lao động • Cho người sử dụng lao động Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thườngchi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CPngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luậtLao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng laođộng mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đãsửa đổi, bổ sung. • Cho người lao động Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thườngxuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đủ 12 tháng trở lên, người sử dụnglao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa thánglương, cộng với phụ cấp lương, nếu có. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với ngườilao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp chấm dứt hợpđồng lao động quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động; Điều 37, các điểm a,c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 củaBộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việctheo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằngmiệng) mà người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động đó. Ngoài thời gian nêu trên, nếu có những thời gian sau đây cũng được tính làthời gian làm việc cho người sử dụng lao động: - Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; - Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệphoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động; 43 Giáo trình Luật Lao động cơ bản - Thời gian người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời giannghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động; - Thời gian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc ngườilao động phải ngừng việc có hưởng lương; - Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; - Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận; - Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứthợp đồng lao động; - Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tạiĐiều 92 của Bộ luật Lao động. Thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12tháng được làm tròn như sau: - Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc; - Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồnglao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồmtiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc:- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động;- Nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại Điều 145 của Bộ luật Lao động;- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì người lao động không hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42, mà được hưởng trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động.- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung là chấm dứt không đúng lý do quy định tại khoản 1 hoặc không báo trước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì không được trợ cấp thôi việc. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bêncó trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗibên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. ...

Tài liệu được xem nhiều: