Danh mục

Giáo trình Luật và chính sách môi trường: Phần 2

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 643.87 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Luật và chính sách môi trường" Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường ở việt nam; chế tài trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; chính sách môi trường Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật và chính sách môi trường: Phần 2 CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã nhất tríthông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và ngày 12 tháng 12 năm 2005,Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 29/2005/L-CTN công bố Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi). Luật này sau đó được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và cóhiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thôngqua Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ra đời, một loạt các văn bảnhướng dẫn thi hành đã phải được xây dựng. Thực tế đến nay cơ quan nhà nướccó thẩm quyền vẫn đang tập trung xây dựng và dần hoàn thiện các văn bảnhướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Giáo trình này sẽ tập trung giới thiệu về nội dung chính của Luật Bảo vệmôi trường năm 2014. Các văn bản luật và dưới luật khác nằm trong hệ thống sẽđược liệt kê dưới dạng danh mục để tiện tra cứu.3.1. Các quan điểm và nguyên tắc thể hiện Luật Bảo vệ môi trường năm2014 - Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừalà một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trườngphải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên,phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môitrường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dânlàm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư chophát triển bền vững. - Tiếp tục quán triệt và thể chế hóa quan điểm bảo vệ môi trường là sựnghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; huy động có hiệu quả sự tham giavà sức mạnh của toàn xã hội, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các nước trên thếgiới vào công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam. Khắc phục ngay nhữngchồng chéo trong phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý môi trường, bảo đảmphù hợp với năng lực của từng cấp, từng ngành. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóatrên một số lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước như truyền thông về bảo vệmôi trường, cung cấp các dịch vụ công về môi trường. 73 - Khắc phục tư tưởng chạy theo các lợi ích trước mắt về kinh tế mà hysinh những lợi ích lâu dài về môi trường. Nâng cao hiệu quả của hoạt động lồngghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vàdự án đầu tư phát triển. Các chỉ tiêu môi trường phải được sử dụng để đánh giáchất lượng, hiệu quả và tính bền vững trong phát triển kinh tế, xã hội của quốcgia, ngành, lĩnh vực và địa phương. - Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường phải bảo đảm phù hợp với Hiến phápvà chủ trương, đường lối của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường; dựa trênnguyên tắc kế thừa những ưu điểm của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; tiếpthu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật về môi trường của một số nướctrên thế giới; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay. Cácquy định của Luật phải rõ ràng, cụ thể và có tính thực thi. - Bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa quy định của pháp luật về bảovệ môi trường với các hệ thống pháp luật khác có liên quan, giữ vững nguyêntắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật. Đảm bảo thống nhất quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường tráchnhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân đối với công tác bảo vệ môitrường.3.2. Nội dung mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 20143.2.1. Chương I, Những quy định chung Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường 2005 không có mâuthuẫn, chồng lấn với đại đa số các luật chung đã được rà soát nhưng lại có sựchồng lấn với các luật về tài nguyên và đa dạng sinh học. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thiết kế phần phạm vi điều chỉnh cơ sởkế thừa các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, có điều chỉnh viết gọnlại, cô đọng và súc tích hơn. Điều 2. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng về không gian của Luật Khoáng sản, Luật Thủy sản,Luật dầu khí rộng hơn Luật Bảo vệ môi trường khi quy định đối tượng áp dụngcác luật này bao gồm “hoạt động trên lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềmlục địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối tượng về không gian của pháp luật bảovệ môi trường của các quốc gia nghiên cứu bao gồm: Hành vi diễn ra trên lãnhthổ; hành vi diễn ra trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế; hành vi nằmngoài lãnh thổ, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế nhưng có tác động thấy 74trước được đến các vùng thuộc phạm vi ...

Tài liệu được xem nhiều: