Danh mục

Giáo trình marketing căn bản dành cho người mới học

Số trang: 384      Loại file: docx      Dung lượng: 525.30 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế không tránh khỏi đối với các quốc gia , trong đó có , Đảng và nhà nứoc ta chủ trương chủ động hội nhập để phát triển và yêu ầu các ngành phải xây dựng lộ trình giải nhập. Trong điều kiện đó , cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt với quy mô, cuongừ dộ và phạm vi ngày càng rộng. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh doanh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình marketing căn bản dành cho người mới học HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG MARKETING CĂN BẢN (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI ­ 2007 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG MARKETING CĂN BẢN Biên soạn : TS. NGUYỄN THƯỢNG THÁI LỜI NÓI ĐẦU Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế không tránh khỏi đối với  các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta chủ trương chủ động hội nhập để  phát triển và yêu cầu các ngành phải xây dựng lộ trình hội nhập. Trong điều kiện đó, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt với quy mô, cường độ và  phạm vi ngày càng rộng. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh doanh,  hướng tới khách hàng. Do vậy, Marketing trở thành môn học không thể thiếu được đối với các sinh  viên ngành quản trị kinh doanh của các trường nói chung và của Học viện công nghệ Bưu  chính Viễn thông nói riêng. Cuốn tài liệu “Marketing căn bản” được tác giả biên soạn nhằm mục đích cung cấp  những kiến thức Marketing căn bản cho các sinh viên hệ đào tạo từ xa ngành quản trị kinh  doanh, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Ngoài ra, các nhà quản trị kinh doanh trên mạng  lưới cũng có thể tham khảo để trang bị cho mình một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các quyết định  kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ. Tài liệu được biên soạn dựa trên giáo trình “Marketing căn bản” của tác giả, được cấu  tạo thành 11 chương theo thứ tự lô gíc của môn học. Ngoài những nguyên lý Marketing căn  bản, tài liệu còn phân tích các đặc điểm thực tiễn môi trường kinh doanh của Việt Nam để giúp  cho người đọc dễ áp dụng các kiến thức cơ bản của Marketing trong thực tiễn. Tác giả còn lựa  chọn nhiều ví dụ, tình huống kinh doanh trên thị trường Việt Nam nói chung, và thị trường bưu chính  viễn thông nói riêng để minh hoạ cho các luận điểm lý thuyết được trình bày. Cuối mỗi chương, tác  giả cung cấp những câu hỏi để ôn tập và thảo luận, giúp cho sinh viên nắm chắc bài hơn. Tác giả đã giành nhiều công sức cho việc biên soạn giáo trình này. Tuy nhiên, vì đây là  lần đầu tiên tài liệu được biên soạn cho hệ đào tạo đại học từ xa, nên chắc rằng tài liệu  không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành  của độc giả gần xa. Tác giả TS. Nguyễn Thượng Thái Chương 1: Bản chất của Marketing 3 CHƯƠNG I BẢN CHẤT CỦA MARKETING MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, sinh viên cần nắm được các vấn đề sau: • Bản chất của Marketing • Vai trò, chức năng của Marketing • Mối quan hệ của chức năng Marketing với các chức năng khác trong doanh nghiệp. • Con đường phát triển của tư duy kinh doanh • Những vấn đề cơ bản trong “Quản trị Marketing” NỘI DUNG 1.1. VAI TRÒ CỦA MARKETING 1.1.1. Sự ra đời của Marketing Marketing ra đời trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nhằm giải quyết mâu  thuẫn giữa cung và cầu. Xuất phát từ nước Mỹ, sau đó được truyền bá dần dần sang các nước  khác. Việt Nam đã tiếp nhận và đưa vào giảng dạy môn học Marketing tại các trường học vào cuối  những năm 80 đầu 90 khi nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường. Hiện nay, Marketing  là một môn học bắt buộc trong các chương trình ngành Quản trị kinh doanh. Marketing là quá trình tổng kết thực tiễn sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh  tranh và dần dần được khái quát hoá và nâng lên thành lý luận khoa học. Do quá trình sản  xuất hàng hoá phát triển, từ chỗ lao động thủ công đến lao động cơ giới hoá, sản xuất hàng loạt  lớn, lượng hàng hoá cung cấp ngày càng nhiều dẫn tới vượt nhu cầu của thị trường. Mặt khác, mối  quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng xa do xuất hiện các trung gian phân  phối khi quy mô sản xuất ngày càng lớn. Do vậy, người sản xuất ngày càng ít có cơ hội hiểu rõ  được mong muốn của khách hàng. Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn tới hàng hoá sản xuất  ra không bán được vì không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoàn cảnh này buộc các nhà sản xuất  phải tìm tòi các phương pháp khác nhau để tiêu thụ hàng hoá. Mỗi khi phương pháp cũ không  giải quyết được vấn đề đặt ra thì lại xuất hiện phương pháp mới thay thế. Do vậy, nội dung, phương  pháp và tư duy kinh doanh cũng biến đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh mới. Từ tư duy kinh doanh “Bán những cái mình có sẵn” trong điều kiện cung nhỏ hơn cầu,  các doanh nghiệp phải chuyển dần sang tư duy “Bán cái mà khách hàng cần” khi cung vượt  cầu và cạnh tranh gia tăng. Đó chính là tư duy kinh doanh Marketing. Để thực hiện được tư duy “Bán cái mà khách hàng cần” thì nhà sản xuất phải hiểu rất rõ khách hàng của mình qua công tác nghiên cứu thị trường. Do vậy, doanh nghiệp phải  tiến hành hoạt động Marketing ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khi nghiên cứu thị  trường để nắm bắt nhu cầu cho đến cả sau khi bán hàng. Phát hiện nhu cầu Sản xuất ra sản phẩm Bán Dịch vụ hậu mãi Chương 1: Bản chất của Marketing 4 Marketing đầu tiên được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng,  rồ i sau đó chuyển sang các doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp. Và trong thập kỷ  gần đây, Marketing đã xâm nhập vào các ngành dịch vụ và phi thương mại. Từ chỗ chỉ bó hẹp  trong lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn đầu, sau đó Marketing còn xâm nhập vào hầu hết các  lĩnh vực khác như chính trị, đào tạo, văn hoá­xã hội, thể thao... Ngày nay, chúng ta có thể thấy  nhiều trường đại học quốc tế thực hiện hàng loạt các chương trình truyền thông tại Việt Nam  để thu hút sinh viên Việt Nam theo học. Thậm chí, các chương trình “Sinh đẻ có kế hoạch” cũng  cần đến sự hỗ trợ của Marketing nếu muốn thuyết phục được công chúng thực hiện. Người ta phải  tìm hiểu rõ các nhóm công chúng khác nhau để nắm được nhu cầu mong muốn của họ. Trên cơ sở  đó, các chuyên gia vạch ra nội dung của chương trình truyền thông sao cho thuyết phục được  công chúng tin theo. 1.1.2. Các khái niệm cơ bản của Marketing 1) Marketing là gì? a) Marketing theo nghĩa rộng Marketing là hoạt động có phạm vi rất rộng, do vậy cần một ...

Tài liệu được xem nhiều: