Danh mục

Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 1

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.35 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCHI. Đại cươngSinh vật sống trong môi trường và buộc phải trao đổi tích cực với môi trường đó để tồn tại, phát triển và sinh sản. Sự trao đổi này là cần thiết song chính nó cũng thường xuyên mang lại cho sinh vật các nguy cơ đe dọa đến sự sống còn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 1 1Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCHI. Đại cương Sinh vật sống trong môi trường và buộc phải trao đổi tích cực với môitrường đó để tồn tại, phát triển và sinh sản. Sự trao đổi này là cần thiết songchính nó cũng thường xuyên mang lại cho sinh vật các nguy cơ đe dọa đếnsự sống còn. Để thoát được các nguy cơ này, trong quá trình tiến hóa củasinh vật đã hình thành và hoàn thiện dần một hệ thống để bảo vệ cho mình,đó chính là hệ thống miễn dịch. Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ. Đáp ứng miễn dịch bao gồm miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch khôngđặc hiệu. Sự phân chia này hoàn toàn không có nghĩa là 2 loại đáp ứng miễndịch này tách biệt với nhau, mặc dù chúng có nhiều điểm khác nhau. Đểthực hiện chức năng bảo vệ cơ thể, hai loại đáp ứng miễn dịch bổ túc chonhau, lồng ghép vào nhau, khuyếch đại và điều hòa hiệu quả của chúng. Trong lịch sử tiến hóa của hệ miễn dịch, các đáp ứng miễn dich khôngđặc hiệu được hình thành rất sớm và phát triển, đến lớp động vật có xươngsống thì các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu tự nhiên và thu được mới được hìnhthành.II. Miễn dịch không đặc hiệu (nonspecific immunity) còn có các tên gọikhác như miễn dịch tự nhiên (natural immunity) hay miễn dịch bẩm sinh(innate immunity).1. Khái niệm Miễn dịch không đặc hiệu hay miễn dịch tự nhiên là khả năng tự bảovệ sẵn có và mang tính di truyền. Đó là khả năng tự bảo vệ của một cá thể cóngay từ lúc mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể vớicác vật lạ (kháng nguyên), tức là không cần phải có giai đoạn mẫn cảm.Miễn dịch tự nhiên phát huy tác dụng khi kháng nguyên xâm nhập từ lầnđầu và cả các lần sau nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở lần đầu tiên,vì lúc này đáp ứng miễn dịch thu được chưa phát huy tác dụng. Trong nhiềutrường hợp miễn dịch tự nhiên là giai đoạn mở đầu cho miễn dịch thu được.2. Các hàng rào của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu2.1. Hàng rào vật lý (Cơ chế cơ học) Da và niêm mạc có tác dụng ngăn cách nội môi của cơ thể với ngoạimôi xung quanh. 2 Da lành lặn, không bị xây xát sẽ cản trở sự xâm nhập của khángnguyên. Da gồm rất nhiều lớp tế bào, trong đó có lớp tế bào ngoài cùng đãsừng hóa, luôn được bong ra và đổi mới có tác dụng cản trở sự xâm nhậpcủa kháng nguyên. Niêm mạc tuy chỉ có một lớp tế bào nhưng cũng có tác dụng cản trởtốt, vì ngoài tính đàn hồi như da nó còn bao phủ bởi lớp chất nhầy do nhữngtuyến dưới niêm mạc tiết ra. Lớp chất nhầy này tạo nên một màng bảo vệlàm cho vi khuẩn và các vật lạ không thể bám thẳng được vào tế bào, mà sựbám này là điều kiện tiên quyết để chúng có thể xâm nhập vào sâu hơn. Một số niêm mạc (mắt, miệng, đường tiết niệu) thường xuyên đượcrửa sạch bằng các dịch tiết (nước mắt, nước bọt, nước tiểu). Một số niêmmạc khác, đặc biệt là niêm mạc ở đường hô hấp lại có các vi nhung maoluôn rung động, có tác dụng cản bụi mang theo vi khuẩn và các vật lạ, khôngcho chúng di chuyển vào phế nang và đẩy dần chúng ra khỏi phế quản cùngphản xạ ho và hắt hơi. Sự lưu thông và nhu động của đường tiêu hóa, đườngtiết niệu và đường mật vv.. đều có tác dụng hạn chế sự nhiễm khuẩn. Tổnthương bề mặt da, tắc khí-phế quản, tắc đường tiểu, đường mật, tắc ruột đềudẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Cần chú ý là niêm mạc với diện tích gấp200 lần diện tích da, lại là chỗ hay có tiếp xúc với nhiều vật lạ nhất (ăn, uống,thở) nên đã hình thành một tổ chức chống đỡ rất hiệu quả, hiện nay đangđược quan tâm nghiên cứu.2.2. Hàng rào hóa học Trong các dịch tiết tự nhiên có chứa các hóa chất có tác dụng diệtkhuẩn không đặc hiệu. Trên da, nhờ có các chất tiết tạo độ toan như acid lactic, acid béo củamồ hôi và tuyến mỡ dưới da làm các vi khuẩn không tồn tại lâu được. Tuynhiên có 1 số trường hợp ngoại lệ cần chú ý: Như tụ cầu khuẩn lại có thểchống lại được tác dụng của các acid béo. Tularemia, brucella hayschistosoma có thể dễ dàng vượt qua được da để xâm nhập vào bên trong cơthể mà gây bệnh. Tại niêm mạc, chất nhầy che chở bề mặt tế bào khỏi bị enzyme củavirus tác động. Dịch tiết của các tuyến như: nước mắt, nước bọt, nước mũi,sữa.. có chứa nhiều lysozym, một loại enzym muramidase có tác dụng pháhoại vỏ của một số vi khuẩn. Chất BPI (Bacterial Permeability IncreasingProtein- Protein làm tăng tính thấm của vi khuẩn) có thể liên kết với váchLPS của vi khuẩn rồi chọc thủng màng của chúng, phong bế các enzyme vikhuẩn làm chúng mất khả năng hoạt động. Ngoài ra, cũng có những chấtcủa huyết thanh chuyển từ lòng mao mạch và gian bào ra niêm mạc như bổthể, interferon cũng tham gia vào sự chống đỡ hóa học. 3 Trong các dịch sinh học (huyết thanh, dịch bạch huyết, dịch gian bào)có các chất tiết của nhiều loại tế bào khác nhau, những sản phẩm chuyểnhóa của nhiều cơ quan. Huyết thanh có chứa lysozym (hàm lượng thấp),protein phản ứng C, các thành phần của bổ thể, interferon.. * Lysozym: Là một enzyme có khả năng cắt cầu nối giữa phân tửN-acetyl glucosamin và N-acetyl muramin có trong cấu tạo của màng vikhuẩn. Chính nhờ hoạt tính trên mà lysozym có thể làm ly giải được một sốvi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn gram âm nhờ có vỏ bọc ngoài làpeptidoglycan nên không bị ly giải trực tiếp. Tuy nhiên khi vỏ ngoài bịthủng do tác dụng của bổ thể thì lysozym sẽ hiệp lực tấn công màng vikhuẩn. * Protein phản ứng C (CRP): CRP là một protein thuộc nhóm proteincủa pha cấp, bình thường có mặt trong huyết thanh ở mức độ thấp, có trọnglượng 105 đến 140 KDa và do tế bào gan sản xuất ra. Khi có tình trạng viêmCRP được nhanh chóng sản xuất (sau 6h) làm cho nồng độ trong huyếtthanh tăng cao. CRP có thể liên kết với các gốc pho ...

Tài liệu được xem nhiều: