Danh mục

Giáo trình Mô đun chăm sóc lúa - Mã số MĐ 03: Nghề trồng lúa năng suất cao - Phần 2

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.97 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của giáo trình "Mô đun chăm sóc lúa - Mã số MĐ 03: Nghề trồng lúa năng suất cao" trình bày các hướng dẫn về dặm lúa, quản lý nước cho lúa, phòng trừ cỏ dại hại lúa, bón phân cho lúa, phòng trừ dịch hại lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Mô đun chăm sóc lúa - Mã số MĐ 03: Nghề trồng lúa năng suất cao - Phần 2 102 Bài 06: PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI LÚA Bệnh hại lúa là những rối loạn về sinh trưởng, phát triển hoặc có những bất thường về cấu trúc của cây lúa, gây hại cho toàn bộ hoặc bất cứ phần nào của cây lúa dẫn đến giảm giá trị về kinh tế. Khi con người tác động các biện pháp khoa học kỹ thuật để ngừa cho bệnh trên cây lúa không xảy ra hoặc chữa trị cho cây lúa hết bệnh được gọi là phòng trừ bệnh hại cho cây lúa. Cây lúa thường có bệnh hại chính nào và phòng trừ làm sao cho có hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài ”Phòng trừ bệnh hại lúa” sau đây: Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được một số bệnh hại chính trên lúa. - Nhận dạng được các triệu chứng của một số bệnh gây hại chính như bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá... - Áp dụng những biện pháp phù hợp để phòng trừ bệnh cho lúa đảm bảo an toàn cho người trồng lúa, an toàn cho người sử dụng sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đảm bảo nền nông nghiệp bền vững. A. Nội dung 6.1. Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa: Bệnh đạo ôn hay còn gọi là bệnh cháy lá gây hại trên lúa. Bệnh đạo ôn đã ngày càng phát triển và phá hại nghiêm trọng ở tất cả mọi giai đoạn của cây lúa như: Giai đoạn mạ, đẻ nhánh, trỗ, chín và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây lúa như lá, bẹ lá, lóng thân, cổ bông và hạt. Trong điều kiện khí hậu thích hợp và trồng nhiều giống lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn sẽ gây thiệt hại nặng đến năng suất lúa. 6.1.1. Xác định triệu chứng và tác hại a. Triệu chứng: - Bệnh trên cây mạ: Vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục sau đó tạo thành hình thoi có màu hồng hoặc nâu vàng (hình 3.180 a), khi bệnh phát triển nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành từng đám lớn (hình 3.180 b) có màu nâu vàng và làm cây mạ khô héo đến chết. Hinh 1.180a. Vết bệnh trên cây mạ Hình 1.180b. Vết bệnh liên kết thành đám lớn Hình 3.180. Bệnh đạo ôn trên mạ 103 - Bệnh trên lá lúa: + Vết bệnh lúc đầu là những chấm kim rất nhỏ (hình 3.181 a) Hình 3.181a. Vết bệnh trên lá lúa lúc đầu + Vết bệnh có màu xanh lục sau đó chuyển sang xanh xám nhạt (hình 3.181b) Hình 3.181b. Vết bệnh chuyển màu xám nhạt - Vết bệnh lan dần và có hình thoi rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu có màu xám tro, xung quanh nâu đậm (hình 3.181 c), Hình 3.181c. Vết bệnh lan dần có hình thoi + Vết bệnh ở nơi tiếp giáp giữa phần lá khoẻ và bị bệnh có màu nâu nhạt (hình 3.181 d). Hình 3.181d. Nơi giáp phần lá khỏe và bệnh 104 + Kích thước vết bệnh biến thiên từ nhỏ như vết kim đến 5 tới 7 cm (hình 3.181 e) Hình 3.181e. Vết bệnh lan rộng từ 5-7 cm + Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn trên lá (hình 3.181 g). Hình 3.181g. Các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn + Các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị khô cháy (hình 3.181 f), Hình 3.181f. Vết bệnh lan dần có hình thoi Sự phát triển của bệnh tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cây. Trên các giống lúa chống chịu bệnh, vết bệnh là những chấm rất nhỏ và không có hình dạng đặc trưng, những giống có tính chống chịu trung bình vết bệnh thường có hình tròn hoặc bầu dục nhỏ và xung quanh vết vệnh có viền màu nâu, trên các giống mẫn cảm các vết bệnh to và rõ. 105 - Vết bệnh trên thân và cổ bông lúa (hình 3.182): + Bắt đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho chỗ thân bị bệnh thắt lại. Hình 3.182. Vết bệnh trên thân và cổ bông lúa + Bệnh xuất hiện sớm trên cổ bông thì làm bông lép, bạc lá, nếu muộn thì khi bông vào chắc sẽ làm gẫy cổ bông (hình 3.183). Hình 3.183. Bông lúa bệnh bị lép - Bệnh trên gié bông: Vết bệnh không có hình dạng nhất định, có màu nâu xám hay nâu đen (hình 3.184). Hình 3.184. Vết bệnh trên gié bông - Bệnh trên vỏ hạt lúa: Vết bệnh không có hình dạng nhất định, có màu nâu xám hay nâu đen (hình 3.185), nấm ký sinh bên ngoài vỏ trấu vì vậy bệnh có thể lan truyền từ vụ này sang vụ khác qua hạt. Hình 3.185. Vết bệnh trên vỏ hạt lúa 106 b. Tác hại của bệnh đạo ôn hại lúa: - Điều kiện tồn tại của nguồn bệnh: Nguồn bệnh tồn tại ở trong rơm rạ, trong hạt bị bệnh trên các cây ký chủ mọc quanh ruộng như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa ma, lúa chét... Sự phát sinh và phát triển của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh và mức độ nhiễm bệnh của giống. - Tác hại: Trên đất ngập nước thường xuyên; Đất khô hạn; Ruộng có lớp sét nông; Bón phân không cân đối; Nhiệt độ từ 20-280C; Ẩm độ không khí 8085%; Trời âm u; Trồng giống nhiễm bệnh là điều kiện rất thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển, gây hại mạnh, thậm chí có thể gây thành dịch (hình 3.186). Hình 3.186. Giống nhiễm và bón nhiều phân đạm (bệnh đạo ôn thành dịch) 6.1.2. Tiến hành phòng và trừ bệnh đạo ôn hại lúa a. Tiến hành phòng bệnh đạo ôn hại lúa - Dọn sạch tàn dư rơm rạ nhiễm bệnh của vụ trước, tiêu diệt lúa chét, cỏ dại mọc ven bờ là nơi lưu giữ và lây lan mầm bệnh. - Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Sử dụng lúa giống kháng bệnh hoặc kháng vừa. - Xử lý nấm bệnh trên vỏ hạt bằng cách: + Trộn 2g Dithane M-45 (hình 3.187) với 1kg hạt giống đã ngâm no nước rồi ủ 24 giờ trước khi đem đi gieo. + Hoặc xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt giống trong nước có nhiệt độ 54oC trong 10 phút. Hình 3.187. Thuốc Dithane M-45 ...

Tài liệu được xem nhiều: