Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 9-10
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 803.82 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHƯƠNG IX: LỚP CEPHALOPODACephalopoda theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là chân đầu (cephalo=đầu, pod=chân). Đặc điểm phân biệt là: (i) vỏ chia thành ngăn với các ngăn được nối bởi một ống cấu tạo từ carbonat can-xi, trong ống có phân bố mạch máu; (ii) hệ tuần hoàn kín; (iii) chân biến đổi thành dạng xúc tay linh hoạt; (iv) hạch thần kinh tập trung tạo thành não lớn được bọc bởi bao sụn. Một điểm rất đặc biệt là mực ống (squid), mực nang (cuttle-fish) và Bạch tuộc (Octopus) lại cùng ngành với trai, ốc, Scaphopoda và Chiton....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 9-10 CHƯƠNG IX: LỚP CEPHALOPODACephalopoda theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là chân đầu (cephalo=đầu, pod=chân). Đặcđiểm phân biệt là: (i) vỏ chia thành ngăn với các ngăn được nối bởi một ống cấu tạo từcarbonat can-xi, trong ống có phân bố mạch máu; (ii) hệ tuần hoàn kín; (iii) chân biến đổithành dạng xúc tay linh hoạt; (iv) hạch thần kinh tập trung tạo thành não lớn được bọcbởi bao sụn.Một điểm rất đặc biệt là mực ống (squid), mực nang (cuttle-fish) và Bạch tuộc (Octopus)lại cùng ngành với trai, ốc, Scaphopoda và Chiton. Không giống với hầu hết các loàiMollusca, Cephalopoda thường di chuyển rất nhanh và hoàn toàn ăn động vật. Các loàithuộc lớp này sống hoàn toàn ở biển. Loài lớn nhất của Cephalopoda là mực khổng lồ(Architeuthis) có thể nặng đến 1 tấn và chiều dài bao gồm cả xúc tay lên đến 18m. Loàinhỏ nhất, chiều dài nhỏ hơn 2cm, bao gồm cả xúc tay.Tất cả Cephalopoda đều có mang, lưỡi sừng, màng áo và chân rất phát triển nhưng chúngkhông có hình dáng của một Mollusca điển hình. Đầu và các cơ quan cảm giác cũng rấtphát triển. Chúng là lớp tiến hóa cao nhất trong ngành Mollusca (Hình 38).Hiện nay, có khoảng hơn 600 loài được mô tả, chỉ có 5 hoặc 6 loài trong giống Nautiluslà có vỏ ngoài. Nautilus có vỏ cuộn nhưng không giống vỏ của Gastropoda, vỏ củachúng được chia thành nhiều ngăn bởi các vách ngăn (septa), cơ thể chúng nằm trongngăn lớn nhất ở ngoài cùng. Giữa các vách ngăn có một ống bằng can-xi gọi là siphuncle,xung quanh là các mạch máu. Ống này cuộn theo vỏ từ khối nội tạng đi qua tất cả cácngăn (Hình 39). 176Hình 38: Hình thái cấu tạo của Thân mềm thuộc lớp Cephalopoda.Theo AarhusUniversity, 1999. The Invertebrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc.Programme in Marine Sciences.Dịch lỏng có thể được vận chuyển chậm từ siphuncle tới các ngăn hoặc ngược lại, chấtkhí khuếch tán vào hoặc ra khỏi các ngăn của vỏ, do đó thể tích dịch lỏng bị thay đổi.Chất dịch vận chuyển này được sinh ra bởi các emzym trong mô của siphuncle, cácenzym này làm thay đổi nồng độ chất tan (có thể là ion) bên trong hoặc bên ngoàisiphuncle, bằng cách đó làm chênh lệch áp suất thẩm thấu. Nếu áp suất thẩm thấu trongmô của siphuncle cao hơn thì nước sẽ khuếch tán từ chất dịch trong các ngăn của vỏ sangsiphuncle rồi vào máu và được thải qua thận. Chất khí thì khuếch tán từ máu vào trongcác ngăn của vỏ. Lượng khí trong mỗi ngăn của vỏ bị thay đổi theo cơ chế trên, sức nổicủa con vật sẽ thay đổi. Bằng cách này Nautilus có thể duy trì sức nổi trong quá trình sinh 177trưởng, khi vỏ tăng khối lượng (nặng thêm trong quá trình sinh trưởng) thì mô của ốngsiphuncle sẽ thải dịch lỏng và hấp thụ chất khí. Sự thay đổi của dịch lỏng trong các ngăncủa vỏ cũng giúp điều hòa sức nổi khi Nautilus di chuyển theo chiều thẳng đứng, chúngcó thể di chuyển lên, xuống hàng trăm mét mỗi ngày. Hình 39: Tiết diện dọc của Nautilus, trình bày các vách ngăn chia vỏ thành nhiều ngăn, ống siphuncle cuộn theo vỏ đi qua các ngăn của vỏ. Cơ thể sinh vật nằm ở ngăn ngoài cùng các ngăn còn lại chứa đầy khí. Theo Peter Ward, Levis Greenwald và Olive E. Geenwald, in Scientific American, October 1980. Copyright © 1980 by Scientific Americam Inc. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000.Nautilus di chuyển nhờ phản lực khi nước được bắn ra từ xoang màng áo qua một ốnggọi là phễu bơi (funnel) (Hình 39), lực đẩy nước ra là do cơ co rút đầu co mạnh. Cơ củaphễu bơi có thể xoay giúp cho con vật có thể di chuyển theo các hướng khác nhau.Những loài Cephalopoda khác cũng di chuyển nhờ phản lực nhưng lượng nước bắn ra từxoang màng áo nhiều hơn nên chúng di chuyển nhanh hơn. Khác với Nautilus, mựckhông có vỏ ngoài cho nên màng áo đóng vai trò quan trọng trong khi di chuyển. Mômàng áo dày với nhiều cơ vòng (sợi cơ chạy theo chiều ngang cơ thể) và cơ phóng xạ(sợi cơ chạy theo chiều dọc cơ thể), cơ phóng xạ co trong khi cơ vòng thả lỏng làm thểtích của xoang màng áo gia tăng. Nước đi vào xoang màng áo dọc theo mép trước củamàng áo qua van một chiều (có thể hình dung màng áo của mực hay Bạch tuộc như mộttấm áo choàng, xoang màng áo thì nằm giữa áo choàng và cơ thể, nước đi vào bên trongở vùng xung quanh cổ áo). Khi nước tràn vào xoang màng áo con vật hơi bị giật lùi mộtít. Khi cơ phóng xạ thả lỏng, cơ vòng co mạnh, mép của mô màng áo thắt lại ở phần cổ,một lượng lớn nước sẽ bắn ra qua phễu bơi. Lực đẩy được tính bằng khối lượng nướcnhân cho tốc độ dòng nước qua phễu bơi, tốc độ dòng nước qua phễu bơi rất lớn chophép Cephalopoda di chuyển nhanh. Trong khoảng thời gian ngắn mực có thể đạt tốc độ5-10 m/s. Với cách di chuyển nhanh như thế, xoang màng áo tiếp tục nạp đầy nước mộtphần do cơ phóng xạ co, một phần do sự chùn lại và một phần do sự chênh lệch áp lựcgiữa bên ngoài và bên trong xoang màng áo. Di chuyển nhờ phản lực hầu như chỉ đượcsử dụng để tránh địch hại. Khi di chuyển bình thường chúng thường dùng xúc tay(Octopus) và dùng vây bên (mực ống và mực nang).Vận động nhờ hoạt động của màng áo thì không thích hợp với những loài có vỏ ngoài.Hầu hết các loài Cephalopoda tiến hóa cao thường giữ lại vỏ bên trong cơ thể (mực ốngvà mực nang) (Hình 38). Thí dụ như mực nang có một vỏ trong bằng can-xi và có chia 178ngăn, vỏ này có vai trò điều hòa sức nổi tương tự như Nautilus. Mực cũng có một vỏtrong nhưng nhỏ, mỏng và cứng bằng chất sừng. Vỏ của mực ống không chia ngăn vàkhông có vai trò điều hòa sức nổi, thay vào đó chúng tích lũy ion ammonium trong trongdịch của xoang cơ thể. Ở Bạch tuộc, hoàn toàn không có vỏ. Argonauta (paper nautilus)thì không có vỏ thật sự, chúng có quan hệ gần gũi với Bạch tuộc hơn là Nautilus. Tuynhiên, khi sinh sản con cái tiết ra một vỏ cuộn, mỏng từ xúc tay chứ không phải từ mô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 9-10 CHƯƠNG IX: LỚP CEPHALOPODACephalopoda theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là chân đầu (cephalo=đầu, pod=chân). Đặcđiểm phân biệt là: (i) vỏ chia thành ngăn với các ngăn được nối bởi một ống cấu tạo từcarbonat can-xi, trong ống có phân bố mạch máu; (ii) hệ tuần hoàn kín; (iii) chân biến đổithành dạng xúc tay linh hoạt; (iv) hạch thần kinh tập trung tạo thành não lớn được bọcbởi bao sụn.Một điểm rất đặc biệt là mực ống (squid), mực nang (cuttle-fish) và Bạch tuộc (Octopus)lại cùng ngành với trai, ốc, Scaphopoda và Chiton. Không giống với hầu hết các loàiMollusca, Cephalopoda thường di chuyển rất nhanh và hoàn toàn ăn động vật. Các loàithuộc lớp này sống hoàn toàn ở biển. Loài lớn nhất của Cephalopoda là mực khổng lồ(Architeuthis) có thể nặng đến 1 tấn và chiều dài bao gồm cả xúc tay lên đến 18m. Loàinhỏ nhất, chiều dài nhỏ hơn 2cm, bao gồm cả xúc tay.Tất cả Cephalopoda đều có mang, lưỡi sừng, màng áo và chân rất phát triển nhưng chúngkhông có hình dáng của một Mollusca điển hình. Đầu và các cơ quan cảm giác cũng rấtphát triển. Chúng là lớp tiến hóa cao nhất trong ngành Mollusca (Hình 38).Hiện nay, có khoảng hơn 600 loài được mô tả, chỉ có 5 hoặc 6 loài trong giống Nautiluslà có vỏ ngoài. Nautilus có vỏ cuộn nhưng không giống vỏ của Gastropoda, vỏ củachúng được chia thành nhiều ngăn bởi các vách ngăn (septa), cơ thể chúng nằm trongngăn lớn nhất ở ngoài cùng. Giữa các vách ngăn có một ống bằng can-xi gọi là siphuncle,xung quanh là các mạch máu. Ống này cuộn theo vỏ từ khối nội tạng đi qua tất cả cácngăn (Hình 39). 176Hình 38: Hình thái cấu tạo của Thân mềm thuộc lớp Cephalopoda.Theo AarhusUniversity, 1999. The Invertebrates, An Illustrated Glossary. International M.Sc.Programme in Marine Sciences.Dịch lỏng có thể được vận chuyển chậm từ siphuncle tới các ngăn hoặc ngược lại, chấtkhí khuếch tán vào hoặc ra khỏi các ngăn của vỏ, do đó thể tích dịch lỏng bị thay đổi.Chất dịch vận chuyển này được sinh ra bởi các emzym trong mô của siphuncle, cácenzym này làm thay đổi nồng độ chất tan (có thể là ion) bên trong hoặc bên ngoàisiphuncle, bằng cách đó làm chênh lệch áp suất thẩm thấu. Nếu áp suất thẩm thấu trongmô của siphuncle cao hơn thì nước sẽ khuếch tán từ chất dịch trong các ngăn của vỏ sangsiphuncle rồi vào máu và được thải qua thận. Chất khí thì khuếch tán từ máu vào trongcác ngăn của vỏ. Lượng khí trong mỗi ngăn của vỏ bị thay đổi theo cơ chế trên, sức nổicủa con vật sẽ thay đổi. Bằng cách này Nautilus có thể duy trì sức nổi trong quá trình sinh 177trưởng, khi vỏ tăng khối lượng (nặng thêm trong quá trình sinh trưởng) thì mô của ốngsiphuncle sẽ thải dịch lỏng và hấp thụ chất khí. Sự thay đổi của dịch lỏng trong các ngăncủa vỏ cũng giúp điều hòa sức nổi khi Nautilus di chuyển theo chiều thẳng đứng, chúngcó thể di chuyển lên, xuống hàng trăm mét mỗi ngày. Hình 39: Tiết diện dọc của Nautilus, trình bày các vách ngăn chia vỏ thành nhiều ngăn, ống siphuncle cuộn theo vỏ đi qua các ngăn của vỏ. Cơ thể sinh vật nằm ở ngăn ngoài cùng các ngăn còn lại chứa đầy khí. Theo Peter Ward, Levis Greenwald và Olive E. Geenwald, in Scientific American, October 1980. Copyright © 1980 by Scientific Americam Inc. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000.Nautilus di chuyển nhờ phản lực khi nước được bắn ra từ xoang màng áo qua một ốnggọi là phễu bơi (funnel) (Hình 39), lực đẩy nước ra là do cơ co rút đầu co mạnh. Cơ củaphễu bơi có thể xoay giúp cho con vật có thể di chuyển theo các hướng khác nhau.Những loài Cephalopoda khác cũng di chuyển nhờ phản lực nhưng lượng nước bắn ra từxoang màng áo nhiều hơn nên chúng di chuyển nhanh hơn. Khác với Nautilus, mựckhông có vỏ ngoài cho nên màng áo đóng vai trò quan trọng trong khi di chuyển. Mômàng áo dày với nhiều cơ vòng (sợi cơ chạy theo chiều ngang cơ thể) và cơ phóng xạ(sợi cơ chạy theo chiều dọc cơ thể), cơ phóng xạ co trong khi cơ vòng thả lỏng làm thểtích của xoang màng áo gia tăng. Nước đi vào xoang màng áo dọc theo mép trước củamàng áo qua van một chiều (có thể hình dung màng áo của mực hay Bạch tuộc như mộttấm áo choàng, xoang màng áo thì nằm giữa áo choàng và cơ thể, nước đi vào bên trongở vùng xung quanh cổ áo). Khi nước tràn vào xoang màng áo con vật hơi bị giật lùi mộtít. Khi cơ phóng xạ thả lỏng, cơ vòng co mạnh, mép của mô màng áo thắt lại ở phần cổ,một lượng lớn nước sẽ bắn ra qua phễu bơi. Lực đẩy được tính bằng khối lượng nướcnhân cho tốc độ dòng nước qua phễu bơi, tốc độ dòng nước qua phễu bơi rất lớn chophép Cephalopoda di chuyển nhanh. Trong khoảng thời gian ngắn mực có thể đạt tốc độ5-10 m/s. Với cách di chuyển nhanh như thế, xoang màng áo tiếp tục nạp đầy nước mộtphần do cơ phóng xạ co, một phần do sự chùn lại và một phần do sự chênh lệch áp lựcgiữa bên ngoài và bên trong xoang màng áo. Di chuyển nhờ phản lực hầu như chỉ đượcsử dụng để tránh địch hại. Khi di chuyển bình thường chúng thường dùng xúc tay(Octopus) và dùng vây bên (mực ống và mực nang).Vận động nhờ hoạt động của màng áo thì không thích hợp với những loài có vỏ ngoài.Hầu hết các loài Cephalopoda tiến hóa cao thường giữ lại vỏ bên trong cơ thể (mực ốngvà mực nang) (Hình 38). Thí dụ như mực nang có một vỏ trong bằng can-xi và có chia 178ngăn, vỏ này có vai trò điều hòa sức nổi tương tự như Nautilus. Mực cũng có một vỏtrong nhưng nhỏ, mỏng và cứng bằng chất sừng. Vỏ của mực ống không chia ngăn vàkhông có vai trò điều hòa sức nổi, thay vào đó chúng tích lũy ion ammonium trong trongdịch của xoang cơ thể. Ở Bạch tuộc, hoàn toàn không có vỏ. Argonauta (paper nautilus)thì không có vỏ thật sự, chúng có quan hệ gần gũi với Bạch tuộc hơn là Nautilus. Tuynhiên, khi sinh sản con cái tiết ra một vỏ cuộn, mỏng từ xúc tay chứ không phải từ mô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình đại học giáo trình ngư nghiệp nuôi trồng thủy sản các loài giáp xác các loài nhuyễn thểGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 468 0 0 -
78 trang 341 2 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 279 0 0 -
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 222 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 220 0 0 -
225 trang 214 0 0
-
Tìm hiểu các kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (Tập 1): Phần 1
66 trang 189 0 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 182 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 181 1 0 -
13 trang 180 0 0