Giáo trình Nguồn điện thông tin (Dùng cho các trường công nhân Bưu điện - Hệ 18 tháng): Phần 2 gồm nội dung chương 7 - Động cơ đốt trong và phần thực hành nguồn điện thông tin. Phần thực hành cung cấp những kiến thức, kỹ năng và phương pháp bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa các thiết bị nguồn điện thông thường,... Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguồn điện thông tin (Dùng cho các trường công nhân Bưu điện - Hệ 18 tháng): Phần 2 - Lê Quang Vị Chương 7.ẽĐộng cơ đốt trong 161 I. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CÚA ĐỘNG c ơ ĐỐT TRONG 1. Khái niệm, phàn loại, các thông sô của động cơ đốt trong a. Kliáì niệm Động cơ đốt trong là động cơ biến nhiệt năng thành cơ năng, nhiệt năng ở đây là do sự đốt cháy nhiên liệu hay hỗn hợp khí ngay trong xy lanh của động cơ, nhiệt năng của nhiên liệu cháy chuyển thành cơ năng nhờ hệ thống trục khuỷu thanh truyền. b. Phân loại động cơ đốt trong Động cơ đốt trong có thể phân loại theo các đặc trưng cơ bản sau: + Theo nhiên liệu động cơ: động cơ xăng và động cơ điêzen. + Theo chu trình làm việc của động cơ: động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ. + Theo số xy lanh của động cơ ta có: động cơ một xy lanh và động cơ nhiều xy lanh. c. Các thông sô' cơ bản của động cơ đốt trong + Điểm chết của pit tông là các vị trí tột cùng của pit tông mà ở đấy pit tông đổi hướng chuyển động. - Điểm chết trên: là điểm chết mà pit tông cách xa nhất tâm vòng quay của trục khuỷu, ký hiệu là Đct. - Điểm chết dưới: là điểm chết mà pit tông ở gần nhất tâm vòng quay của trục khuỷu, ký hiệu là Đcd. + Hành trình của pit tông: là khoảng cách chuyển dịch của pit tông giữa 2 điểm chết (Đc„ Đcd) có giá trị bằng 2 lần bán kính quay của trục khuỷu và tương ứng với góc quay của trục khuỷu là 180°, hành trình của pit tông ký hiệu là s. s = 2R (cm) (7-1) Trong đó R là bán kính vòng quay trục khuýu (trục cơ). Số hành trình của pit tông được gọi là số kỳ làm việc của động cơ. 162 Giáo trình Nguồn điện thông tin + Buồng cháy và dung tích buồng cháy: thể tích giới hạn bới náp máy. xy lanh và đính pit tông khi nó ở điểm chết trên được gọi là thể tích buồng cháy (khoảng trống đó được gọi là thể tích buồng cháy) thể tích buồng cháy ký hiệu là v c (đơn vị là cm3). + Dung tích toàn phần của xy lanh: là thể tích khoảng trống giới hạn bới nắp máy, thành xy lanh và đính pit tông khi pit tông ở điểm chết dưới, thể tích toàn phần đó ký hiệu là Va (đơn vị là cm3). + Dung tích làm việc của động cơ là hiệu số giữa dung tích toàn phần của xy lanh và dung tích buồng cháy, ký hiệu là v h. v h= v a- v c(cm3) (7-2) Trong công thức (7.2) Vh còn được xác định bằng công thức: Vh = ^ 5 _ S (cm 3) (7-3) Trong đó: D là đường kính xy lanh tính bằng cm; s là hành trình của pit tông tính bằng cm. Do đó dung tích toàn phần của xi lanh còn được tính như sau: v . = v h+ v c + Tỷ số nén của động cơ: là tỉ số giữa dung tích toàn phần và dung tích buồng cháy, ký hiệu là: V V +V V e = — = ——- c = -* -+ 1 (7-4) V v c V . 7 Tỉ số nén càng lớn tức là khí hỗn hợp bị nén càng nhiều, khi bị đốt cháy thì áp lực nén vào đính pit tông càng lớn. Do đó công suất của động cơ càng cao. Vì thế, để nâng cao công suất cho động cơ đốt trong, người ta phải nâng cao tỉ số nén. Nhưng không thể nâng cao tỉ số nén quá mức vì khi đó nhiệt độ cũng tăng cao sẽ làm cho hỗn hợp khí (nhiên liệu và không khí) tự bốc cháy, sau đây ta sẽ nghiên cứu nguyên lý làm việc của các loại động cơ đốt trong. 2. Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kv xăng Động cơ 4 kỳ là động cơ mà một chu trình công tác gốm 4 hành trình chuvển động lên, xuống của pit tông trong xy lanh, đổng thời trục khuỷu (trục cơ) quay được 2 vòng (720°). Mỗi một hành trình chuyển động lên xuống của pit tông trong xy lanh được gọi là một kỳ, sau đây ta sẽ xét nhiệm vụ của từng kỳ. Chương 7: Động cơ đốt trong 163 a. Kỳ nạp Pit tông đi từ điểm chết trên (Đct) xuống điểm chết dưới (hình 7.1), xu-páp nạp mở, xu-páp xả đóng, áp suất trong xy lanh giảm, hoà khí qua xu-páp nạp đầy trong xy lanh cho động cơ. Khi pit tông xuống tới điểm chết dưới (Đtd) thì kết thúc kỳ nạp. Điểm chết trên -----Điểm chết dưới (1): Cát te (8) (2): Xy lanh (3): Pit tông (4): Bộ chế hòa khí (5): Xu-páp nạp (6): Bugi (7): Xu-páp xả (8): Thanh truyền (9): Trục cơ Hình 7.1 Nguyên lý cấu lạo của động cơ 4 kỳ xăng b. Kỳ nén Pit tông đi từ điểm chết dưới (Đcd) lên điểm chết trên (Đct) cả 2 xu-páp đều đóng (hình 7.2) hoà khí trong xy lanh bị nén lại làm cho áp suất và nhiệt độ tăng dần, cuối kỳ nén: áp suất có thể đạt tới 35kg/cm2, nhiệt độ tăng từ 650 đến 700°c. Khi pit tông lên đến điểm chết trên thì kết thúc kỳ nén. Điểm chết trên -----Điểm chết dưới (1): Cát te (2): Xy lanh (8) (3): Pit tông (4): Bộ chê' hòa khí (5): Xu-pap nap ...