Danh mục

Giáo trình Nội thần kinh - Đại học Y Dược Huế

Số trang: 215      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.14 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên y khoa, Nội Thần kinh - Trường Ðại học Y Dược Huế biên soạn tài liệu học tập để phục vụ cho chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa từ năm thứ 3 đến năm thứ 6.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nội thần kinh - Đại học Y Dược Huế LỜI NÓI ÐẦU Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên y khoa, Nội Thần kinh - TrườngÐại học Y Dượcc Huế biên soạn tài liệu học tập để phục vụ cho chương trình đào tạo bác sĩđa khoa từ năm thứ 3 đến năm thứ 6. Cuốn tài liệu Nội Thần kinh gồm: Chương 1: Cách khám hệ thần kinh, Chương 2:Thăm dò hệ thần kinh và Chương 3: Một số bệnh lý thần kinh thường gặp. Hy vọng tài liệunày sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các nguyên tắc thăm khám thầnkinh để phát hiện triệu chứng, hội chứng thần kinh, đồng thời giới thiệu giá trị của một sốphương pháp xét nghiệm bổ trợ cơ bản trong lĩnh vực Thần kinh, từ đó giúp cho sinh viênchẩn đoán, điều trị và góp phần dự phòng tốt một số bệnh lý thần kinh thường gặp. Sách gồm 20 bài, trong đó 10 bài đầu với mục đích hướng dẫn cách khám, phát hiện,đánh giá các triệu chứng thần kinh, xác định được các hội chứng thần kinh qua đó hướng đếntìm nguyên nhân gây bệnh. Bài số 11 giới thiệu các nguyên tắc cơ bản và ứng dụng chính củamột số phương pháp thăm khám cận lâm sàng thuộc lĩnh vực thần kinh đang được áp dụng tạiViệt Nam cũng như trên thế giới sẽ giúp cho sinh viên chỉ định đúng, hợp lý các xét nghiệmcần thiết phục vụ cho chẩn đoán các bệnh lý thần kinh. Các bài còn lại là những bệnh lýthường gặp nhất trong lâm sàng Thầìn kinh, hy vọng sẽ giúp cho sinh viên nắm vững chẩnđoán, chẩn đoán phân biệt, điều trị và dự phòng. Trong mỗi bài có các mục tiêu học tập cụ thểở đầu bài và các câu hỏi tự lượng giá ở cuối bài sẽ giúp sinh viên tập trung vào những nộidung cơ bản nhất cần học. Song tài liệu này không thể nào trình bày hết tất cả các nội dungtrong lĩnh vực Thầìn kinh, mà chỉ trình bày theo khuôn khổ của khung chương trình đã đượcấn định. Do đó ngoài tài liệu này sinh viên cần tham khảo thêm các tài liệu khác, có vậy mớitiếp cận tốt hơn trong lĩnh vực Thần kinh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn cuốn sách nàykhông tránh khỏi có những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp củabạn đọc để tài liệu này ngày càng hoàn thiện hơn. PGS.TS HOÀNG KHÁNH Nội Thần Kinh Trường Ðại học Y Dược HuếChương 1 KHÁM LÂM SÀNG THẦN KINHBài 1 KHÁM, DẤU CHỨNG LÂM SÀNG THẦN KINH VỀ TÌNH TRẠNG Ý THỨC VÀ VẬN ÐỘNGMỤC TIÊU HỌC TẬP 1.Xác định được rối loạn về lượng và chất của ý thức. 2.Xác định được mức độ liệt, rối loạn trương lực cơ, loạng choạng, vận động bất thường và rối loạn dáng đi.I. Tình trạng ý thức1. Ý thức bình thường Người bệnh nhận định và trả lời các câu hỏi rõ ràng chính xác.Thường chúng ta ghi vào trong bệnh án là tỉnh táo, có nghĩa là ý thức bìnhthường.2. Rối loạn ý thức (RLYT)2.1.Rối loạn về lượng của ý thức Theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau: Ý thức u ám: người bệnh còn định hướng được, trả lời đúng các câuhỏi nhưng chậm chạp, ý nghèo nàn. Ngủ gà: bệnh nhân ngáy ngủ, lơ mơ nhưng còn đáp ứng với nhữngkích thích mạnh, còn phản ứng bảo vệ như gọi to còn mở mắt nhìn theo, cònthực hiện được theo mệnh lệnh của thầy thuốc như dơ tay, thè lưỡi... Khi hếtkích thích bệnh nhân lại ngủ tiếp mặc dù thầy thuốc đang ngồi bên cạnh. Tiền hôn mê: người thầy thuốc không tiếp xúc được với người bệnhnhư gọi, hỏi không trả lời; kích thích đau không tỉnh trở lại, nhưng còn phảnứng đúng. Hôn mê: mất hẳn liên hệ với ngoại giới và đời sống thực vật ít nhiềubị rối loạn. Kích thích đau phản ứng không chính xác hoặc không còn phảnứng. RLYT gặp trong tổn thương não, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc...2.2:Rối loạn về chất của ý thức Mê sảng: người bệnh không nhận định được và cũng không trả lờiđúng các câu hỏi, hốt hoảng, nói lảm nhảm, thậm chí chạy, đập phá. Có ảotưởng (là tri giác sai lầm về sự vật có thật ở bên ngoài) và ảo giác (là tri giácsai lầm về sự vật không có thật ở bên ngoài) thường hay gặp là ảo thị và ảothính. Sau khi hết mê sảng thì bệnh nhân nhớ lại ảo tưởng, ảo giác đã qua.Thường gặp mê sảng trong sốt rét ác tính, tiền hôn mê gan, sốt cao ở trẻem... Loạn trí: luôn nói những từ, câu vô nghĩa không liên quan nhau.Không định hướng được không gian (ở đâu), thời gian (lúc nào) và ngay cảbản thân mình (tên, tuổi, nghề...) cũng có ảo tưởng, ảo giác nhưng ít hơn mêsảng. Không còn nhớ các ảo tưởng ảo giác đã qua khi bệnh nhân tỉnh trở lại.Gặp trong giang mai thần kinh giai đoạn III, thoái hóa não nặng, bệnh nãodo tăng huyết áp...II. Tình trạng vận động1. Khám cơ lực Cơ lực phụ thuộc hệ thần kinh, hệ cơ xương khớp, yếu tố tâm lý...Có 3 cách khám cơ lực theo tuần tự sau đây:1.1. Cách khám Làm động tác thông thường: hướng dẫn bệnh nhân ...

Tài liệu được xem nhiều: