Danh mục

Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML: Phần 2

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.51 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tìm hiểu xây dựng sơ đồ lớp đối tượng hệ thống; thiết kế lớp; thiết kế USER CASE;... được trình bày cụ thể trong "Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML: Phần 2".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng sử dụng UML: Phần 2 Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML Chương 7 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ LỚP ĐỐI TƯỢNG HỆ THỐNG Mục tiêu: - Các khái niệm về sự phân loại - Tìm các lớp đối tượng với các phương pháp: cụm danh từ, phân loại đối tượng và sử dụng sơ đồ use case - Xác định liên kết giữa các lớp - Xác định thuộc tính và phương thức của lớp Giới thiệu Phân tích hướng đối tượng là một tiến trình mà qua đó chúng ta có thể định dạng được các lớp đóng một vai trò quan trọng nhằm đạt được mục tiêu và yêu cầu hệ thống. Mô hình hoá đối tượng là một tiến trình mà trong đó, các đối tượng trong một hệ thống thực được thể hiện bởi các đối tượng luận lý trong các sơ đồ và trong chương trình. Sự thể hiện trực quan này của các đối tượng và quan hệ giữa chúng cho phép dễ dàng hiểu về đối tượng của hệ thống. Tuy nhiên, việc xác định lớp là một công việc khó nhất bởi vì không có một cấu trúc lớp nào hoàn hảo cũng như không có một cấu trúc nào hoàn toàn đúng. Trong phần dưới đây sẽ trình bày về cách để phát triển các mô hình đối tượng bằng cách xây dựng các sơ đồ lớp mô tả việc phân loại đối tượng hệ thống. Trước tiên, chúng ta sẽ ôn lại các khái niệm cơ bản của sơ đồ lớp. Sau đó, chúng ta sẽ được giới thiệu xây dựng sơ đồ lớp thông qua việc giới thiệu lần lượt về các cách tiếp cận để phân loại đối tượng và xác định lớp, cách xác định liên kết giữa các lớp cũng như thuộc tính và phương thức của lớp. Sơ đồ lớp (Class diagram) Các khái niệm Đối tượng Trong tiếp cận hướng đối tượng, chúng ta mô hình hoá hệ thống bằng các đối tượng, nghĩa là nhìn hệ thống như là một đối tượng . Do đó, trước khi tiếp cận để mô hình hoá hệ thống. Chúng ta cần phải hiểu như thể nào là một đối tượng (object). Có nhiều nguồn mô tả hoặc định nghĩa về đối tượng, tuy nhiên trong tài liệu này chúng ta có thể tổng hợp lại như sau: một đối tượng là một thực thể có một vai trò xác định rõ ràng trong lãnh vực ứng dụng, có trạng thái, hành vi và định danh. Một đối tượng là một khái niệm, một sự trừu tượng hoá hoặc một sự vật có ý nghĩa trong phạm vi ngữ cảnh của hệ thống. Đối tượng được có thể là một thực thể hữu hình, trực quan (như là: con người, vị trí, sự vật,…); có thể là một khái niệm, sự kiện (ví dụ: bộ phận, đặng ký, …); có thể là một khái niệm trong tiến trình thiết kế (như là: User interface, Controller, Scheduler,…) Lớp (class) Là một tập hợp các đối tượng chia sẽ chung một cấu trúc và hành vi (cùng thuộc tính, hoạt động, mối quan hệ và ngữ nghĩa). Cấu trúc được mô tả bởi các thuộc tính và các mối quan hệ, còn hành vi được mô tả bởi các hoạt động. Một lớp là một sự trừu tượng hoá của các đối tượng thế giới thực, và các đối tượng tồn tại trong thế giới thực được xem như là các thể hiện của lớp. @ Đại Học KHTN-TP HCM ; ASIA-ITC 88 Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng bằng UML Ký hiệu: lớp được trình bày gồm ba phần: tên lớp, danh sách các thuộc tính (attribute), danh sách các hoạt động (operation). Trong đó, phần thuộc tính và phần hoạt động có thể bị che dấu đi trong mức độ trình bày tổng quan. Teâ n class Tên class Teâ n class Thuộc tính Method Ví dụ: biểu diễn tập hợp các đơn hàng NGK, khách hàng mua NGK, nhà cung cấp NGK,… cùng chia sẽ chung thuộc tính, hoạt động, mối quan hệ và ngữ nghĩa thành các lớp: Ñôn haø ng Khaù ch haø ng Nhaø cung caá p Soá ÑH Hoï teâ n KH Hoï teâ n NCC Ngaø y laä p Dia chæ Ñòa chæ Soá tieà n Ñieä n thoaï i Ñieä n thoaï i Tính_Trò_giaù () Mối kết hợp (association) Mối kết hợp nhị phân: là quan hệ ngữ nghĩa được thiết lập giữa hai hay nhiều lớp, biểu diễn bởi những thành phần sau: - Tên quan hệ: thường là cụm động từ phản ánh mục đích của mối kết hợp - Vai trò quan hệ (role): là một phần của mối kết hợp dùng để mô tả ngữ nghĩa tham gia của một lớp vào mối kết hợp đó (không phải một phần của lớp). Mỗi quan hệ có thể có 2 vai trò (quan hệ nhị phân) hoặc nhiều hơn (quan hệ đa phân). o Tên vai trò: dùng động từ hoặc danh từ (cụm danh từ) để biểu diễn vai trò của các đối tượng. Trong mối kết hợp làm việc tại có hai vai trò, làm tại và gồm cho biết: nhân viên làm việc tại phòng ban và phòng ban gồm có các nhân viên trực thuộc. o Bản số: là cặp giá trị (mincard, maxcard) xác định khoảng giá trị cho phép một đối tượng của một lớp có thể tham gia bao nhiêu lần vào mối kết hợp với các đối tượng của các lớp khác. Giá trị mincard: qui định về ràng buộc tối thiểu của một đối tượng tồn tại trong lớp phải tham gia vào mối kết hợp với một số lượng lớn hơn hoặc bằng. Giá trị maxcard: qui định số lượng tối đa mà một đối tượng của lớp nếu tồn tại trong lớp đó không được tham gia vào mối kết hợp vượt giá trị này. Bản số mối kết hợp dưới cho biết một nhân viên phải thuộc ít nhất và nhiều nhất (duy nhất) một phòng ban, tuy nhiên mỗi đối tượng phòng ban có thể tồn tại mà không có nhân viên làm việc thuộc phòng. Các mẫu bản số thừơng là: 0..1, 1..1, 3..5, 0..*, 1..*, 2..* Nhaâ n vieâ n Laø m vieä c taï i Phoø ng ban 0..* 1..1 goàm ...

Tài liệu được xem nhiều: