Danh mục

Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản năm 2019): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 914.32 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (120 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Pháp luật đại cương" nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật: những quy luật chung nhất, những phạm trù, khái niệm cơ bản nhất, những mối liên hệ phổ biến nhất của nhà nước và pháp luật. Giáo trình được kết cấu thành 9 chương và chia làm 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: một số nội dung cơ bản của luật dân sự; một số nội dung cơ bản của luật hình sự; một số nội dung cơ bản của luật hành chính; một số nội dung cơ bản của pháp Luật Phòng, Chống tham nhũng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản năm 2019): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ CHƯƠNG 6 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ Chương 6 đề cập đến những kiến thức mang tính tổng quan của Luật Dân sự, giúp người đọc có cái nhìn chung nhất về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự làm cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu các chế định cụ thể liên quan. Các nội dung được đề cập trong chương 6 bao gồm: đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; giao dịch dân sự; tài sản và quyền sở hữu; thừa kế. 6.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia quan hệ đó. Luật Dân sự có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. 6.1.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là nhóm quan hệ nhân thân và nhóm quan hệ tài sản của cá nhân và pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) (Điều 1 - Bộ luật Dân sự - BLDS 2015). Với quy định này, Luật Dân sự nói chung và BLDS 2015 nói riêng đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đến các quan hệ thuộc lĩnh vực luật tư và trở thành luật chung điều chỉnh các quan hệ tài sản. Có thể thấy, hệ thống pháp luật của Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Trong đó, mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Những 117 nhóm quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Luật Dân sự Việt Nam có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng. 6.1.1.1. Quan hệ tài sản Quan hệ tài sản là quan hệ xã hội giữa các chủ thể hình thành thông qua một tài sản cụ thể, tài sản đó có thể mua, bán, tặng, cho thuê... Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định. Tài sản trong dân sự được quy định tại Điều 105 BLDS 2015, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau: - Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính ý chí. Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong xã hội. Quan hệ tài sản luôn gắn liền với quan hệ sản xuất và phù hợp với quan hệ sản xuất vốn là hạ tầng của xã hội. Quan hệ tài sản mà các chủ thể tham gia mang tính ý chí của các chủ thể, và phải phù hợp với ý chí của nhà nước. Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hướng cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí của nhà nước. - Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hoá và tiền tệ. Quan hệ tài sản của do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất đền bù tương đương. Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hoá và tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những quan hệ trong Luật Dân sự không có sự đền bù tương đương như quan hệ tặng, cho, thừa kế...Tuy nhiên, những quan hệ này không phải là quan hệ phổ biến trong trao đổi. 6.1.1.2. Quan hệ nhân thân Quan hệ nhân thân là quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở một lợi ích tinh thần, liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Đây là những mối quan hệ luôn gắn liền với một chủ thể nhất 118 định, không thể chuyển giao được cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó. Đồng thời, Luật Dân sự cũng quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân (Điều 11 - Điều 14 BLDS năm 2015). - Quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh có những đặc điểm sau: + Quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định có thể được dịch chuyển. Những trường hợp cá biệt này phải do pháp luật quy định (chẳng hạn như quyền công bố tác phẩm của tác giả tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp...). + Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền, vì giá trị nhân thân và giá trị tiền tệ là hai đại lượng không tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Đây là điểm khác biệt giữa quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh. Có thể thấy, mặc dù mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm. - Các quan hệ nhân thân xuất phát từ quyền nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh có thể chia làm hai nhóm: + Nhóm quan hệ nhân thân gắn với tài sản, đó là những giá trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh các quyền tài sản, chẳng hạn như quyền được hưởng nhuận bút, tiền thưởng cho phát minh sáng kiến... + Nhóm quan hệ nhân thân không gắn với tài sản, đó là những giá trị nhân thân thuần tuý, không có mối liên hệ tới quan hệ tài sản, chẳng hạn như tên gọi, danh dự, nhân phẩm, uy tín... Trên cơ sở các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân đối với cả cá nhân và pháp nhân. Ngoài Bộ luật Dân sự, quyền nhân thân còn được quy định trong các văn bản pháp luật khác. 119 6.1.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là ...

Tài liệu được xem nhiều: