(NB) "Giáo trình Pháp luật trong xây dựng: Phần 1" cung cấp những kiến thức về những quy định chung; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và quy trình đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong xây dựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp luật trong xây dựng: Phần 1Giáo trình Pháp luật trong xây dựng Trường CĐXD TP.HCM-HCC GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG Tài liệu lưu hành nội bộ Dành cho sinh viên cao đẳng BIÊN SOẠN: ThS. ĐỖ THỊ MAI LINH 1Giáo trình Pháp luật trong xây dựng Trường CĐXD TP.HCM-HCC CHƯƠNG MỘT : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG1.1. Khái niệm Luật trong Xây dựng Khái niệm về Pháp luật ( hay Luật pháp) nói chung: Dưới góc độ luật học được hiểunhư là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừanhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng cácbiện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế. Pháp luật trong xây dựng: gồm Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và một số các Luậtkhác liên quan (Luật Đầu tư, Luật Đất đai,...)1.2. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong Xây dựng Phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệmcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng. Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; tráchnhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm: a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; 1. Lựa chọn nhà b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; thầu cung cấp dịch c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a vụ tư vấn, dịch vụ và điểm b ở trên nhưng có sử dụng vốn nhà nước, vốn của phi tư vấn, hàng doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng hóa, xây lắp đối trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án; với: d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; 2Giáo trình Pháp luật trong xây dựng Trường CĐXD TP.HCM-HCC đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập; 2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án; 3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất; 4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.1.3. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng của Luật Xây dựng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhântrong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ ViệtNam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viêncó quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tếđó.. Đối tượng áp dụng của Luật Đấu thầu là tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đếnhoạt động đấu thầu bao gồm các mục 1; 2; 3; 4 ở trên; Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của LuậtĐấu thầu được chọn áp dụng quy định của Luật Đấu thầu. Trường hợp chọn áp dụng thìtổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật Đ ...