Giáo trình Pháp luật - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
Số trang: 153
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.48 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của giáo trình là giúp các bạn có thể trình bày được các kiến thức cơ bản về lý luận Nhà nước và Pháp luật, nội dung của những ngành luật thông dụng. Vận dụng được những kiến thức pháp luật vào ứng xử trong cuộc sống, công việc, phù hợp với quy định của pháp luật. Biết viết các văn bản thông thường đúng quy định. Xây dựng được ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tích cực vận động mọi người cùng thực hiện pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp luật - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình GIỚI THIỆU HỌC PHẦN PHÁP LUẬT Đối tượng: Cao đẳng - Số tín chỉ: 02 (2/0) - Phân bố thời gian: - Lên lớp: 30 tiết (2 tiết/tuần) + Giảng lý thuyết: 18 tiết + Thảo luận: 10 tiết + Kiểm tra/ đánh giá: 02 tiết - Tự học: 60 giờ - Trình độ: Sinh viên năm thứ nhất MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý luận Nhà nước và Pháp luật, nội dung của những ngành luật thông dụng. 2. Vận dụng được những kiến thức pháp luật vào ứng xử trong cuộc sống, công việc, phù hợp với quy định của pháp luật. Biết viết các văn bản thông thường đúng quy định. 3. Xây dựng được ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tích cực vận động mọi người cùng thực hiện pháp luật. NỘI DUNG HỌC PHẦN STT Tên bài Trang số 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước 3 2 Những vấn đề cơ bản về Pháp luật 25 3 Luật nhà nước 64 4 Luật hành chính 77 5 Luật hình sự 85 6 Luật Lao động 94 7 Luật dân sự 104 8 Luật hôn nhân và gia đình 117 9 Pháp luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân 128 10 Pháp luật phòng chống tham nhũng 133 11 Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi 145 người tiêu dùng Việt Nam 12 Thảo luận 13 Kiểm tra TỔNG 153 1 ĐÁNH GIÁ: - Hình thức thi: Trắc nghiệm - Thang điểm: 10 - Cách tính điểm: + Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra, tính hệ số 1 (Kiểm tra bằng hình thức tự luận. Dự kiến thời gian kiểm tra: tuần thứ 8) + Kiểm tra định kỳ: 01 bài kiểm tra, tính hệ số 2 (Kiểm tra bằng hình thức tự luận. Dự kiến thời gian kiểm tra: tuần thứ 15) + Thi kết thúc học phần: 01 bài thi trắc nghiệm, trọng số 70% Công thức tính:: ÐKTTX (ÐKTÐK x 2) x 30% + Điểm KTHP x 70% 3 2 BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC MỤC TIÊU 1. Trình bày được những lí luận cơ bản về nhà nước như : Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng, bộ máy nhà nước và Nhà nước pháp quyền. 2. Vận dụng đươc kiến thức để tìm hiểu về Nhà nước CHXHCN Việt nam NỘI DUNG I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC Nhà nước và pháp luật là những hạt nhân chính trị pháp lý của thượng tầng kiến trúc xã hội, có mối quan hệ mật thiết, tồn tại không thiếu nhau. Nhà nước ban hành pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực thi trong đời sống thực tiễn. Pháp luật thể hiện ý thức của nhà nước, là công cụ quản lý xã hội hữu hiệu nhất của nhà nước. Do vậy, muốn hiểu được những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật, trước hết chúng ta phải làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến nhà nước. Tiếp cận các vấn đề lý luận liên quan đến nhà nước, điều cần lý giải đầu tiên chính là nguồn gốc nhà nước - các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Bởi vì, có nhận thức một cách đúng đắn và khoa học về nguồn gốc nhà nước, chúng ta mới có thể nhận thức đúng về bản chất, vai trò và những quy luật vận động, phát triển của nhà nước. Về nguồn gốc nhà nước, không riêng gì khoa học pháp lý, có nhiều ngành khoa học cũng nghiên cứu về nó, chẳng hạn như triết học, chính trị học… Mỗi một nghành khoa học nghiên cứu sự ra đời của nhà nước ở những góc độ khác nhau, trên những lập trường và phương pháp luận khác nhau. Ngay trong khoa học pháp lý cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về sự xuất hiện của nhà nước, tuy nhiên tựu chung lại, chúng ta có thể khái quát chúng trong hai trường phái cơ bản: quan điểm phi mác xít và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật (bao gồm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng), trên cơ sở xem xét toàn bộ tiến trình hiện thực của lịch sử xã hội loài người từ chế độ cộng sản nguyên thủy không có nhà nước cho đến khi nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển cũng như xem xét mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước với những sự vật hiện tượng xung quanh, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khắc phục được những hạn chế của các quan điểm phi mác - xít và lần đầu tiên đã giải thích một cách đúng đắn, khoa học về nguồn gốc nhà nước. Những luận điểm khoa học về sự xuất hiện nhà nước được Ph.Ănghen trình bày trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” ( Mác-Ănghen toàn tập - Tập 21) và được Lê nin phát triển thêm trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. 3 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người. Ở đó xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật, nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật lại nảy sinh trong chính xã hội này. Do vậy, tìm hiểu về xã hội cộng sản nguyên thủy là cơ sở để giải thích nguyên nhân ra đời của nhà nước. 1. Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc Khi tìm hiểu về chế độ cộng sản nguyên thủy cũng như t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Pháp luật - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình GIỚI THIỆU HỌC PHẦN PHÁP LUẬT Đối tượng: Cao đẳng - Số tín chỉ: 02 (2/0) - Phân bố thời gian: - Lên lớp: 30 tiết (2 tiết/tuần) + Giảng lý thuyết: 18 tiết + Thảo luận: 10 tiết + Kiểm tra/ đánh giá: 02 tiết - Tự học: 60 giờ - Trình độ: Sinh viên năm thứ nhất MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý luận Nhà nước và Pháp luật, nội dung của những ngành luật thông dụng. 2. Vận dụng được những kiến thức pháp luật vào ứng xử trong cuộc sống, công việc, phù hợp với quy định của pháp luật. Biết viết các văn bản thông thường đúng quy định. 3. Xây dựng được ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tích cực vận động mọi người cùng thực hiện pháp luật. NỘI DUNG HỌC PHẦN STT Tên bài Trang số 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước 3 2 Những vấn đề cơ bản về Pháp luật 25 3 Luật nhà nước 64 4 Luật hành chính 77 5 Luật hình sự 85 6 Luật Lao động 94 7 Luật dân sự 104 8 Luật hôn nhân và gia đình 117 9 Pháp luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân 128 10 Pháp luật phòng chống tham nhũng 133 11 Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi 145 người tiêu dùng Việt Nam 12 Thảo luận 13 Kiểm tra TỔNG 153 1 ĐÁNH GIÁ: - Hình thức thi: Trắc nghiệm - Thang điểm: 10 - Cách tính điểm: + Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra, tính hệ số 1 (Kiểm tra bằng hình thức tự luận. Dự kiến thời gian kiểm tra: tuần thứ 8) + Kiểm tra định kỳ: 01 bài kiểm tra, tính hệ số 2 (Kiểm tra bằng hình thức tự luận. Dự kiến thời gian kiểm tra: tuần thứ 15) + Thi kết thúc học phần: 01 bài thi trắc nghiệm, trọng số 70% Công thức tính:: ÐKTTX (ÐKTÐK x 2) x 30% + Điểm KTHP x 70% 3 2 BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC MỤC TIÊU 1. Trình bày được những lí luận cơ bản về nhà nước như : Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng, bộ máy nhà nước và Nhà nước pháp quyền. 2. Vận dụng đươc kiến thức để tìm hiểu về Nhà nước CHXHCN Việt nam NỘI DUNG I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC Nhà nước và pháp luật là những hạt nhân chính trị pháp lý của thượng tầng kiến trúc xã hội, có mối quan hệ mật thiết, tồn tại không thiếu nhau. Nhà nước ban hành pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực thi trong đời sống thực tiễn. Pháp luật thể hiện ý thức của nhà nước, là công cụ quản lý xã hội hữu hiệu nhất của nhà nước. Do vậy, muốn hiểu được những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật, trước hết chúng ta phải làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến nhà nước. Tiếp cận các vấn đề lý luận liên quan đến nhà nước, điều cần lý giải đầu tiên chính là nguồn gốc nhà nước - các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Bởi vì, có nhận thức một cách đúng đắn và khoa học về nguồn gốc nhà nước, chúng ta mới có thể nhận thức đúng về bản chất, vai trò và những quy luật vận động, phát triển của nhà nước. Về nguồn gốc nhà nước, không riêng gì khoa học pháp lý, có nhiều ngành khoa học cũng nghiên cứu về nó, chẳng hạn như triết học, chính trị học… Mỗi một nghành khoa học nghiên cứu sự ra đời của nhà nước ở những góc độ khác nhau, trên những lập trường và phương pháp luận khác nhau. Ngay trong khoa học pháp lý cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về sự xuất hiện của nhà nước, tuy nhiên tựu chung lại, chúng ta có thể khái quát chúng trong hai trường phái cơ bản: quan điểm phi mác xít và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật (bao gồm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng), trên cơ sở xem xét toàn bộ tiến trình hiện thực của lịch sử xã hội loài người từ chế độ cộng sản nguyên thủy không có nhà nước cho đến khi nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển cũng như xem xét mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước với những sự vật hiện tượng xung quanh, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khắc phục được những hạn chế của các quan điểm phi mác - xít và lần đầu tiên đã giải thích một cách đúng đắn, khoa học về nguồn gốc nhà nước. Những luận điểm khoa học về sự xuất hiện nhà nước được Ph.Ănghen trình bày trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” ( Mác-Ănghen toàn tập - Tập 21) và được Lê nin phát triển thêm trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. 3 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người. Ở đó xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật, nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật lại nảy sinh trong chính xã hội này. Do vậy, tìm hiểu về xã hội cộng sản nguyên thủy là cơ sở để giải thích nguyên nhân ra đời của nhà nước. 1. Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc Khi tìm hiểu về chế độ cộng sản nguyên thủy cũng như t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Pháp luật Pháp luật Luật hành chính Luật hôn nhân và gia đình Phòng chống tham nhũng Luật nhà nước Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Một số nội dung cơ bản của Luật hành chính
11 trang 271 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 259 0 0 -
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam 1: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương
32 trang 239 0 0 -
Những điều cần biết về công tác phòng chống tham nhũng: Phần 2
66 trang 215 0 0 -
Tìm hiểu về Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp: Phần 1
10 trang 204 0 0 -
Kiến thức về phòng, chống tham nhũng: Phần 2
204 trang 167 0 0 -
100 trang 158 0 0
-
Giáo trình Luật hành chính - GS.TS.Phạm Hồng Thái
169 trang 145 0 0 -
Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
87 trang 132 0 0 -
122 trang 129 0 0