Giáo trình Quản lý và khai thác đường ô tô: Phần 2
Số trang: 76
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.26 MB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Giáo trình Quản lý và khai thác đường ô tô: Phần 2 được nối tiếp phần 1 gồm 3 chương với các nội dung thiết bị của đường; công tác bảo dưỡng thường xuyên đường ô tô; điều kiện đường và an toàn giao thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý và khai thác đường ô tô: Phần 2CHƯƠNG 5 THIẾT BỊ CỦA ĐƯỜNG Trước đây, khi xây dựng đường ôtô thường người ta chỉ chú trọng một cách đơn giản đếnchức năng thông xe của đường. Ngày nay, các vấn đề về an toàn giao thông, báo hiệu đường bộvà cả về mỹ quan của đường phố ngày càng được quan tâm giải quyết.5.1. Trồng cây xanh Việc trồng cây hai bên đường ôtô nhằm mục đích tô điểm cho khu vực hai bên đường và đểtạo bóng mát. Cây thường được trồng ở những đường đi qua đô thị, hoặc làng xóm và trồngdọc theo lối vào thành phố để cải thiện tiện nghi cho người đi đường và cải thiện khung cảnhsống của dân cư hai bên đường.5.1.1. Yêu cầu đối với việc trồng cây Cây trồng hai bên đường ôtô phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Không gây ảnh hưởng xấu đối với kết cấu nền mặt đường (rễ cây phát triển có thể gâynứt vỡ mặt đường nếu trồng quá gần đường), không ảnh hưởng đến tầm nhìn, bảo đảm an toàncho xe chạy với tốc độ thiết kế, an toàn cho người đi lại trên đường; - Không ảnh hưởng tới đến việc xây dựng và bảo vệ các công trình có liên quan (đườngđiện cao thế, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đường cáp điện lực, đường ống cấp nước…), khônglàm hư hại kênh mương thủy lợi, không làm tắc rãnh thoát nước dọc đường; - Đảm bảo cho việc duy tu bảo dưỡng và sửa chữa đường bằng cơ giới tiến hành thuậnlợi, việc chăm sóc cây được dễ dàng. Vì vậy phải căn cứ vào cấp đường, địa hình, thổ nhưỡng của từng địa phương, quy hoạchcủa từng nơi đường đi qua để thiết kế hàng cây và chọn loại cây trồng thích hợp.5.1.2. Những quy định về cách trồng cây hai bên đường ôtô - Trên cự ly ngang, phải trồng cây cách vai đường trên 2m. Nếu có rãnh dọc thì phải trồngcây cách mép ngoài rãnh dọc trên 2m. - Trên cự ly dọc, cây phải trồng cách nhau 15m. Để tiện cho việc cơ giới hóa công tác duytu bảo dưỡng đường, áp dụng sơ đồ trồng cây theo kiểu song song và so le. - Ở những nơi không có điều kiện trồng cây liên tục như trên các đoạn đường đào sâu,đường đèo dốc quanh co liên tục, đường có lưu lượng xe thô sơ, khách bộ hành rất ít thì trồngthành cụm ở những vị trí có điều kiện dùng làm nơi nghỉ chân của khách bộ hành. Các cụm câynày không cách xa nhau quá 15km. - Trên những đường thường xuyên có xe buýt chạy, ngoài hàng cây ven đường còn phảitrồng cây ở những trạm đỗ xe để tạo bóng mát cho hành khách chờ đợi xe. 80 - Những đoạn đường qua thành phố, thị xã, thị trấn, khu du lịch việc trông cây ven đườngcòn phải thống nhất với quy định trồng cây của quy hoạch thành phố, thị xã, thị trấn và khu dulịch. - Không trồng cây trong những trường hợp sau: Ở những đoạn nền đường đào sâu trên 1m, trên đoạn đường cách mố cầu 10m; Những đoạn đường ôtô chạy song song với đường sắt mà vai đường ôtô cách chânnền đường sắt dưới 7m và các đoạn đường có đủ khoảng cách ngang 7m nhưng không đủ chiềudài trên 200m; Ở bụng đường cong nằm mà do trồng cây sẽ không bảo đảm tầm nhìn theo quy địnhcủa cấp đường; Dưới các đường dây điện cao thế chạy song song sát đường ôtô; Trên các đường ống dẫn dầu, nước, khí, điện thoại ngầm, cáp thông tin, cáp điệnlực... (nếu trồng thì phải đảm bảo cách hành lang bảo vệ các công trình này trên 2m); Trên các đường vừa là đường vừa là đê.5.1.3. Loại cây trồng - Cây trồng hai bên đường ôtô nên chọn các loại cây có bộ rễ cọc cắm thẳng, ít phát triểnngang, rễ không ăn nổi, thân thẳng, cành cao trên 3m, tán lá xanh tốt, hoa lá quả rụng khônggây trơn lầy, hôi thối mất vệ sinh cho đường. Nên chọn loại cây phát triển nhanh, dễ chăm sócđồng thời có chú ý khả năng khai thác của cây trồng. - Không nên trồng cây ăn quả dọc đường (khó bảo quản, chăm sóc, dễ gây mất an toàn).Trên một đoạn đường nhất định nên chỉ trồng một loại cây để dễ chăm sóc và đảm bảo mỹquan cho đường. - Đường qua thị xã, thị trấn, thành phố, khu danh lam thắng cảnh, khu du lịch nên trồngcác loại cây có hoa thơm, đẹp. - Trên các giải phân cách nên trồng các loại cây cỏ dễ trồng, dễ phát triển, dễ cắt tỉa vànhững loại cây bụi thân mềm, không phát triển chiều cao, dễ tu sửa. Cây bụi có thể trồng thànhhàng rào hoặc điểm thành từng cụm cách đều nhau. Cụm cây bụi hoặc hàng rào cây bụi khôngđược cao quá 1,0m. 81 Hình 5.1 – Trồng cây tạo cảnh quan trên phố đi bộ5.2. Biển báo hiệu trên đường ôtô Đặt các biển báo hiệu trên đường là một biện pháp quan trọng nhằm hướng dẫn cho ngườiđiều khiển các phương tiện tham gia giao thông có thể biết được điều kiện, đặc điểm của đườngđể bảo đảm đi cho đúng và an toàn. Biển báo hiệu đường ôtô có rất nhiều loại, có ý nghĩa và cấu tạo khác nhau. Từ năm 1926 ởGiơnevơ (Thụy Sỹ) đã có hội nghị quy ước các dấu hiệu quốc tế trên đường ôtô. Đến năm 1968tại Viên (Áo) các nước đã thỏa thuận một công ước quốc tế về dấu hiệu và biển bá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý và khai thác đường ô tô: Phần 2CHƯƠNG 5 THIẾT BỊ CỦA ĐƯỜNG Trước đây, khi xây dựng đường ôtô thường người ta chỉ chú trọng một cách đơn giản đếnchức năng thông xe của đường. Ngày nay, các vấn đề về an toàn giao thông, báo hiệu đường bộvà cả về mỹ quan của đường phố ngày càng được quan tâm giải quyết.5.1. Trồng cây xanh Việc trồng cây hai bên đường ôtô nhằm mục đích tô điểm cho khu vực hai bên đường và đểtạo bóng mát. Cây thường được trồng ở những đường đi qua đô thị, hoặc làng xóm và trồngdọc theo lối vào thành phố để cải thiện tiện nghi cho người đi đường và cải thiện khung cảnhsống của dân cư hai bên đường.5.1.1. Yêu cầu đối với việc trồng cây Cây trồng hai bên đường ôtô phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Không gây ảnh hưởng xấu đối với kết cấu nền mặt đường (rễ cây phát triển có thể gâynứt vỡ mặt đường nếu trồng quá gần đường), không ảnh hưởng đến tầm nhìn, bảo đảm an toàncho xe chạy với tốc độ thiết kế, an toàn cho người đi lại trên đường; - Không ảnh hưởng tới đến việc xây dựng và bảo vệ các công trình có liên quan (đườngđiện cao thế, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đường cáp điện lực, đường ống cấp nước…), khônglàm hư hại kênh mương thủy lợi, không làm tắc rãnh thoát nước dọc đường; - Đảm bảo cho việc duy tu bảo dưỡng và sửa chữa đường bằng cơ giới tiến hành thuậnlợi, việc chăm sóc cây được dễ dàng. Vì vậy phải căn cứ vào cấp đường, địa hình, thổ nhưỡng của từng địa phương, quy hoạchcủa từng nơi đường đi qua để thiết kế hàng cây và chọn loại cây trồng thích hợp.5.1.2. Những quy định về cách trồng cây hai bên đường ôtô - Trên cự ly ngang, phải trồng cây cách vai đường trên 2m. Nếu có rãnh dọc thì phải trồngcây cách mép ngoài rãnh dọc trên 2m. - Trên cự ly dọc, cây phải trồng cách nhau 15m. Để tiện cho việc cơ giới hóa công tác duytu bảo dưỡng đường, áp dụng sơ đồ trồng cây theo kiểu song song và so le. - Ở những nơi không có điều kiện trồng cây liên tục như trên các đoạn đường đào sâu,đường đèo dốc quanh co liên tục, đường có lưu lượng xe thô sơ, khách bộ hành rất ít thì trồngthành cụm ở những vị trí có điều kiện dùng làm nơi nghỉ chân của khách bộ hành. Các cụm câynày không cách xa nhau quá 15km. - Trên những đường thường xuyên có xe buýt chạy, ngoài hàng cây ven đường còn phảitrồng cây ở những trạm đỗ xe để tạo bóng mát cho hành khách chờ đợi xe. 80 - Những đoạn đường qua thành phố, thị xã, thị trấn, khu du lịch việc trông cây ven đườngcòn phải thống nhất với quy định trồng cây của quy hoạch thành phố, thị xã, thị trấn và khu dulịch. - Không trồng cây trong những trường hợp sau: Ở những đoạn nền đường đào sâu trên 1m, trên đoạn đường cách mố cầu 10m; Những đoạn đường ôtô chạy song song với đường sắt mà vai đường ôtô cách chânnền đường sắt dưới 7m và các đoạn đường có đủ khoảng cách ngang 7m nhưng không đủ chiềudài trên 200m; Ở bụng đường cong nằm mà do trồng cây sẽ không bảo đảm tầm nhìn theo quy địnhcủa cấp đường; Dưới các đường dây điện cao thế chạy song song sát đường ôtô; Trên các đường ống dẫn dầu, nước, khí, điện thoại ngầm, cáp thông tin, cáp điệnlực... (nếu trồng thì phải đảm bảo cách hành lang bảo vệ các công trình này trên 2m); Trên các đường vừa là đường vừa là đê.5.1.3. Loại cây trồng - Cây trồng hai bên đường ôtô nên chọn các loại cây có bộ rễ cọc cắm thẳng, ít phát triểnngang, rễ không ăn nổi, thân thẳng, cành cao trên 3m, tán lá xanh tốt, hoa lá quả rụng khônggây trơn lầy, hôi thối mất vệ sinh cho đường. Nên chọn loại cây phát triển nhanh, dễ chăm sócđồng thời có chú ý khả năng khai thác của cây trồng. - Không nên trồng cây ăn quả dọc đường (khó bảo quản, chăm sóc, dễ gây mất an toàn).Trên một đoạn đường nhất định nên chỉ trồng một loại cây để dễ chăm sóc và đảm bảo mỹquan cho đường. - Đường qua thị xã, thị trấn, thành phố, khu danh lam thắng cảnh, khu du lịch nên trồngcác loại cây có hoa thơm, đẹp. - Trên các giải phân cách nên trồng các loại cây cỏ dễ trồng, dễ phát triển, dễ cắt tỉa vànhững loại cây bụi thân mềm, không phát triển chiều cao, dễ tu sửa. Cây bụi có thể trồng thànhhàng rào hoặc điểm thành từng cụm cách đều nhau. Cụm cây bụi hoặc hàng rào cây bụi khôngđược cao quá 1,0m. 81 Hình 5.1 – Trồng cây tạo cảnh quan trên phố đi bộ5.2. Biển báo hiệu trên đường ôtô Đặt các biển báo hiệu trên đường là một biện pháp quan trọng nhằm hướng dẫn cho ngườiđiều khiển các phương tiện tham gia giao thông có thể biết được điều kiện, đặc điểm của đườngđể bảo đảm đi cho đúng và an toàn. Biển báo hiệu đường ôtô có rất nhiều loại, có ý nghĩa và cấu tạo khác nhau. Từ năm 1926 ởGiơnevơ (Thụy Sỹ) đã có hội nghị quy ước các dấu hiệu quốc tế trên đường ôtô. Đến năm 1968tại Viên (Áo) các nước đã thỏa thuận một công ước quốc tế về dấu hiệu và biển bá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý và khai thác đường ô tô Quản lý đường ô tô Khai thác đường ô tô Bảo dưỡng đường ô tô Thiết bị của đườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
37 trang 30 0 0
-
145 trang 19 0 0
-
24 trang 17 0 0
-
Chương 1: Hệ thống quản lý khai thác đường ô tô
71 trang 14 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sữa chữa đường ô tô - Chương 7: Điều kiện đường và an toàn giao thông
38 trang 11 0 0 -
Giáo trình Quản lý và khai thác đường ô tô: Phần 1
79 trang 9 0 0 -
13 trang 9 0 0
-
Bài giảng Bảo dưỡng và sữa chữa đường ô tô - Chương 3: Điều tra đánh giá tình trạng mặt đường
41 trang 8 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sữa chữa đường ô tô - Chương 6: Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường ô tô
24 trang 8 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sữa chữa đường ô tô - Chương 5: Thiết bị của đường
50 trang 8 0 0