Danh mục

Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2

Số trang: 146      Loại file: pdf      Dung lượng: 914.83 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (146 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng" nhằm trang bị cho người học các kỹ năng phân tích và ra quyết định về lựa chọn và tổ chức huy động vốn, ra quyết định xây dựng danh mục đầu tư, tổ chức đo lường và đánh giá kết quả hoạt động. Giáo trình có kết cấu gồm 5 chương và chia làm 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: đánh giá kết quả tài chính; quản trị rủi ro;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 Chương 4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có kiến thức về các các báo cáo tài chính cơ bản của NBFI, các chỉ tiêu đánh giá kết quả tài chính theo quan điểm tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị thị trường. Đồng thời người học cũng được trang bị các kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Bước đầu tiên của phân tích tình trạng tài chính là xác định mục tiêu. Kết quả tài chính phải trực tiếp phù hợp với các mục tiêu cụ thể. Một cách đánh giá công bằng với bất kỳ một tổ chức tài chính phi ngân hàng nào nên được bắt đầu với việc đánh giá nó có đạt được các mục tiêu của nhà quản trị và chủ sở hữu đã chọn hay không. Chắc chắn mỗi tổ chức tài chính phi ngân hàng có một mục tiêu riêng biệt. Một vài tổ chức mong muốn tăng trưởng nhanh và nỗ lực tăng trưởng dài hạn. Một số khác dường như không ưa thích sự mạo hiểm, muốn tối thiểu hóa rủi ro và truyền tải hình ảnh khuếch trương nhưng phần thưởng khiêm tốn cho các cổ đông. Việc theo đuổi các mục tiêu khác nhau sẽ làm các tổ chức tài chính lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khác nhau. Trong chương này giới thiệu hai quan điểm đánh giá là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị thị trường. 4.1. ĐÁNH GIÁ THEO KHẢ NĂNG SINH LỢI Thực tế giá trị cổ phiếu là chỉ số tốt nhất để đánh già hiệu quả của các tổ chức tài chính phi ngân hàng vì nó phản ánh giá trị thị trường của các tổ chức này, tuy nhiên chỉ số này thường không có sẵn cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng quy mô nhỏ vì cổ phiếu phát hành bởi các tổ chức nhỏ thì thường không được giao dịch mua bán trên thị trường 179 quốc gia hay quốc tế. Thực tế này dẫn đến phân tích tài chính thường sử dụng phổ biến chỉ số về khả năng sinh lợi để thay thế cho chỉ số về giá trị thị trường. 4.1.1. Các báo cáo tài chính Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có những đặc điểm hoạt động khác nhau nên các khoản mục trong báo cáo tài chính có thể khác biệt. Thông tin tài chính về các tổ chức tài chính phi ngân hàng được báo cáo trong hai tài liệu cơ bản là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán trình bày về các danh mục tài sản, nợ phải trả, vốn cổ phần của tổ chức tài chính tại một thời điểm duy nhất. Báo cáo về thu nhập (hoặc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) trình bày các loại thu nhập, chi phí và lợi nhuận ròng hoặc thua lỗ trong một khoảng thời gian. Báo cáo tài chính của các tổ chức tài chính được lập và gửi cho các nhà quản lý, các cổ đông vào cuối mỗi quý: tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. 4.1.1.1. Bảng cân đối kế toán Trên thực tế, nhiều tổ chức tài chính được sở hữu bởi các công ty mẹ. Nhiều tổ chức tài chính đang nắm giữ các công ty kiểm soát hai hoặc nhiều tổ chức tài chính con. Các báo cáo tài chính được báo cáo trong chương này dành cho tổ chức tài chính hợp nhất bao gồm công ty mẹ và công ty con. Các tài sản là những gì các tổ chức tài chính sở hữu, trách nhiệm pháp lý là những gì họ nợ và vốn cổ phần là giá trị sổ sách của cổ phần đầu tư vốn của chủ sở hữu tổ chức tài chính. Tài sản (A) phải bằng nợ (L) cộng với vốn cổ phần (E) hoặc A = L + E. Đặc biệt là, không giống như các công ty sản xuất, phần lớn tài sản của một tổ chức tài chính là tài sản tài chính chứ không phải là vật chất hoặc tài sản cố định. Thêm vào đó, phần lớn nợ của các tổ chức tài chính là các khoản tiền gửi ngắn hạn và các khoản vay, nói chung, các tổ chức tài chính có đòn bẩy cao hơn các công ty sản xuất. 180 A. Tài sản Có Tài sản của tổ chức tài chính được chia thành bốn loại chính: (1) tiền mặt, các khoản tiền gửi và cho vay từ các tổ chức tín dụng khác, (2) chứng khoán đầu tư, (3) cho vay và cho thuê và (4) các tài sản khác. Các khoản đầu tư chứng khoán, cho vay và cho thuê là tài sản sinh lợi của tổ chức tài chính. Tiền mặt, các khoản tiền gửi và cho vay từ các tổ chức tín dụng khác (mục 5 trong bảng 4.1) bao gồm tiền quỹ, tiền gửi tại các tổ chức tài chính khác, cho vay các tổ chức tín dụng khác và dự phòng các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Không có khoản nào trong số những khoản này tạo thu nhập cho tổ chức tài chính, nhưng mỗi khoản nợ được giữ bởi vì họ thực hiện chức năng cụ thể. Lượng tiền mặt tại quỹ (khoản 1) bao gồm tiền mặt cần để đáp ứng sự rút tiền của khách hàng. Tiền gửi tại các tổ chức tài chính khác (mục 2) chủ yếu được sử dụng để mua dịch vụ từ các tổ chức này. Các tổ chức tài chính này thường mua từ các tổ chức tài chính đại lý như thu kiểm tra và tư vấn đầu tư. Chứng khoán đầu tư (mục 10 trong Bảng 4.1) bao gồm các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, chứng khoán thế chấp, các chứng khoán nợ và chứng khoán khác. Các chứng khoán này tạo ra thu nhập cho tổ chức tài chính và được sử dụng cho mục đích quản lý rủi ro thanh khoản. Chứng khoán đầu tư có tính thanh khoản cao, (không phải tất cả các chứng khoán đầu tư của tổ chức tài chính đều có thể bán được ngay lập tức). Một số chứng khoán như chứng khoán kho bạc và các đô thị có thể được cầm cố với một số loại vay của tổ chức tài chính và do đó phải ở trong sổ sách của tổ chức tài chính cho đến khi nghĩa vụ nợ được xóa bỏ hoặc một khoản thế chấp khác được thế chấp). Chứng khoán này có rủi ro vỡ nợ thấp và thường có thể giao dịch ở thị trường thứ cấp. Các tổ chức tài chính thường duy trì số lượng đáng kể các chứng khoán này để đảm bảo rằng họ có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản (hầu hết chứng khoán đầu tư là nợ thay vì các công cụ vốn cổ phần vì các quy định hiện hành nói chung cấm các tổ chức tài chính sở hữu chứng khoán 181 vốn là đầu tư như thế chấp bằng khoản vay). Tuy nhiên, do d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: