Danh mục

Giáo trình Quản trị chất lượng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 809.95 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (44 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Quản trị chất lượng giúp các bạn nắm được những vấn đề cơ bản của quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ, trên cơ sở đó từng bước vận dụng vào quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị chất lượng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp Chƣơng 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ISO 9000 Mục đích nghiên cứu: - Ý nghĩa của việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9000. - Những nội dung chủ yếu của ISO 9000. - Nguyên tắc cơ bản khi áp dụng ISO 9000. - Trình tự các bước triển khai ISO 9000 trong tổ chức. 1. Giới thiệu khái quát về bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 1.1. Tổ chức ISO ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hoá có tên đầy đủ là The International Organization for Standardization. Thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn 150 nƣớc trên thế giới. ISO là một tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/02/1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hoá và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, kỹ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác. Trụ sở chính của ISO đặt tại Genever - Thụy Sỹ. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Hàng năm, chi phí về hoạt động của ISO là 125 triệu France Thụy Sỹ, trong đó 80% là đóng góp trực tiếp của các thành viên chính, 20% do việc bán ấn phẩm đem lại. Số tiền đóng góp cho chi phí của ISO đƣợc tính tuỳ theo giá trị tổng sản phẩm xã hội và giá trị xuất khẩu của các thành viên. Kết quả hoạt động của ISO là việc ban hành các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực quốc tế, kinh doanh và dịch vụ. Đến nay đã có trên 20.000 tiêu chuẩn đƣợc ban hành. Mạng lƣới thông tin của ISO đƣợc đặt ở nhiều quốc gia để cung cấp thông tin và vấn đề tiêu chuẩn, các quy chế kỹ thuật, việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lƣợng ở khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, ISO còn có nhiệm vụ tƣ vấn, hội thảo ... về việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng đã quy định, giúp đỡ về kỹ thuật, về vấn đề tiêu chuẩn hoá chất lƣợng cho các nƣớc thành viên. Trong lĩnh vực kinh tế, ISO có rất nhiều văn bản hƣớng dẫn, quy định về những hệ thống quản lý hữu hiệu cho các tổ chức kinh tế. Các quốc gia thành viên của ISO cần phải tuân thủ các điều lệ của ISO trong việc áp dụng các tiêu chuẩn, những quy định về việc chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lƣợng và chứng nhận 69 công nhận lẫn nhau trong các chính sách mua bán, trao đổi thƣơng mại quốc tế để bảo đảm quyền lợi của cả hai bên và của ngƣời tiêu dùng, tạo ra một hệ thống bán hàng tin cậy. Việt Nam gia nhập ISO vào năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO. Năm 1996 lần đầu tiên Việt Nam đƣợc bầu vào ban chấp hành của ISO với nhiệm kỳ 2 năm. 1.2. Giới thiệu về Tiêu chuẩn ISO 9000 1.2.1 Tiêu chuẩn ISO 9000 là gì? ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lƣợng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 liệt kê các khía cạnh khác nhau của quản lý chất lƣợng và bao gồm một số tiêu chuẩn phổ biến nhất của ISO. Các tiêu chuẩn này cung cấp sự hƣớng dẫn và các công cụ cho các tổ chức, công ty muốn đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng, và chất lƣợng đƣợc cải thiện một cách nhất quán. Tiêu chuẩn ISO 9000:2015 mô tả các khái niệm, nguyên tắc và từ vựng cơ bản cho hệ thống quản lý chất lƣợng và đƣa ra cơ sở cho các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lƣợng đƣợc áp dụng phổ biến cho các trƣờng hợp nhƣ sau: Các tổ chức đang tìm kiếm sự thành công bền vững thông qua việc thực hiện một hệ thống quản lý chất lƣợng; Những khách hàng đang tìm kiếm sự tin tƣởng vào khả năng của một tổ chức có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của họ; Các tổ chức mong muốn tìm kiếm sự tin cậy trong chuỗi cung ứng của họ đạt đƣợc sự thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức; Các tổ chức và các bên quan tâm đang tìm kiếm để cải thiện giao tiếp thông qua sự hiểu biết chung về từ vựng đƣợc sử dụng trong quản lý chất lƣợng; Các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo yêu cầu của ISO 9001; Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo, đánh giá chứng nhận hoặc tƣ vấn về quản lý chất lƣợng; Các nhà phát triển các tiêu chuẩn liên quan. ISO 9000: 2015 quy định các điều khoản và định nghĩa áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng và áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất/dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 03 tiêu chuẩn cốt lõi: - ISO 9000: 2015 Hệ thống quản lý chất lƣợng - Cơ sở và từ vựng - ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lƣợng - Các yêu cầu 70 - ISO 9004: 2018 Hệ thống quản lý chất lƣợng - Hƣớng dẫn để đạt thành công bền vững. - ISO 19011:2018 Hƣớng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý. 1.2.2 Tiêu chuẩn ISO 9000 có liên quan thế nào đến ISO 9001 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng, trong khi ISO 9001 là một tiêu chuẩn trong họ. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chứa một tiêu chuẩn riêng có tên là tiêu chuẩn ISO 9000. Tiêu chuẩn này đƣa ra các nguyên tắc cơ bản và từ vựng về hệ thống quản lý chất lƣợng. ISO 9000 giải thích các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lƣợng trong khi ISO 9001 xác định yêu cầu mà một tổ chức phải đáp ứng để đạt đƣợc chứng nhận, ISO 9000 bao gồm các định nghĩa và thuật ngữ khác nhau không thể thiếu để phát triển sự hiểu biết đúng đắn về các khái niệm quản lý chất lƣợng đƣợc sử dụng bởi ISO 9001. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9000 là làm tăng nhận thức của tổ chức về các nghĩa vụ và cam kết của mình trong việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm của tổ chức và trong việc đạt đƣợc sự thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. 1.2.3 Lược sử hình thành ISO 9000 Trong những năm 70 nhìn chung giữa các ngành công nghiệp và các nƣớc trên thế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: