Danh mục

Giáo trình quản trị học căn bản 11

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 440.74 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến. Ưu điểm: Cơ cấu này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng. Người lãnh đạo nắm được trực tiếp hoạt động của người dưới quyền và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động đó. Nhược điểm: Khi áp dụng cơ cấu này, đòi hỏi người lãnh đạo cần phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp, hiểu biết về tất cả các mặt của sản xuất như tài chính, kế toán, nhân sự... ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình quản trị học căn bản 11 Người Lãnh đạo của tổ chức Người lãnh đạo Người Lãnh đạo tuyến 2 tuyến 1 Khâu Khâu Khâu Khâu Khâu Khâu SX3 SX1 SX2 SX1 SX3 SX3 H7.2. Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến. Ưu điểm: Cơ cấu này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng. Người lãnh đạo nắm được trực tiếp hoạt động của người dưới quyền và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động đó. Nhược điểm: Khi áp dụng cơ cấu này, đòi hỏi người lãnh đạo cần phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp, hiểu biết về tất cả các mặt của sản xuất như tài chính, kế toán, nhân sự... Các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu về từng lĩnh vực quản trị không được sử dụng triệt để. Việc phối hợp công việc giữa hai cá nhân khác nhau khó thực hiện vì phải đi vòng theo tuyến đã quy định. b) Cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng Cơ cấu chức năng lần đầu tiên được áp dụng với chế độ đốc công. Sau đó phạm vi ứng dụng của nó được mở rộng ra phù hợp với khối lượng công tác quản trị ngày càng lớn. Mô hình biểu diễn cơ cấu chức năng như sau: NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA TỔ CHỨC NGƯỜI LÃNH ĐẠO NGƯỜI LÃNH ĐẠO CHỨC NĂNG A CHỨC NĂNG B KHÂU SX 1 KHÂU SX 2 KHÂU SX 3 H7.3. Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu chức năng Cơ cấu chức năng là cơ cấu tổ chức quản trị mà các nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hoá, chỉ đảm nhận một chức năng nhất định. Các bộ phận chức năng được phân chia theo tính chất tổ chức. Chẳng hạn các bộ phận chức năng của một bệnh viện được phân chia khác hẳn so với các bộ phận trong một công ty sản xuất giấy hoặc công ty thương mại. Đặc điểm cơ cấu chức năng là mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức rất phức tạp. Người thừa hành nhiệm vụ phải nhận mệnh lệnh từ người đứng đầu tổ chức và cả từ những 89 chuyên gia chức năng khác nhau. Các chuyên gia lãnh đạo nhân viên theo lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách. Thuận lợi: - Thúc đẩy sự chuyên môn hoá kỹ năng, tay nghề. Các nhà quản trị chức năng có cơ hội nâng cao kỹ năng, tay nghề trong lĩnh vực chuyên môn của họ. - Các nhà quản trị có thể gia tăng hiệu quả hoạt động thông qua sự phối hợp với các đồng nghiệp trong cùng bộ phận. - Giảm sự lãng phí các nguồn lực và gia tăng sự hợp tác trong cùng bộ phận. Hạn chế: - Việc lãnh đạo chỉ chú trọng vào những công việc hàng ngày, giảm sự truyền thông, trao đổi giữa các bộ phận. Do đó, có thể tạo ra sự xung đột về thứ tự ưu tiên giữa các bộ phận. - Rất khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận. Khi không có sự thống nhất giữa các chuyên gia ở các bộ phận khác nhau,việc phối hợp, hợp tác với các bộ phận khác sẽ khó khăn. - Người đứng đầu tổ chức mất nhiều thời gian để phối hợp hoạt động của các thành viên thuộc những bộ phận khác nhau. Mặt khác, người thừa hành mệnh lệnh cùng một lúc phải nhận nhiều mệnh lệnh. Thậm chí có những mệnh lệnh trái ngược nhau. c) Cơ cấu quản trị trực tuyến chức năng. Để khắc phục nhược điểm của các cơ cấu trực tuyến, chức năng, hiện nay kiểu cơ cấu liên hiệp (trực tuyến - chức năng) được áp dụng rộng rãi phổ biến cho các doanh nghiệp. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo cao nhất của tổ chức được sự giúp đỡ của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng như sau: Người lãnh đạo (NLĐ) NLĐ NLĐ NLĐ NLĐ Chức năng A Tuyến 1 Tuyến 2 Chức năng B Khâu sản Khâu sản Khâu sản Khâu sản xuất 1 xuất 3 xuất 2 xuất 4 H.7.4. Mô hình cơ cấu trực truyến chức năng Đặc điểm: Người lãnh đạo của tổ chức vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp.Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định. Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất theo tuyến. Ưu nhược điểm: Cơ cấu trực tuyến - chức năng đã lợi dụng được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Tuy nhiên lại xuất hiện nhược điểm mới. - Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến và các bộ phận chức năng. - Những người lãnh đạo chức năng lại có nhiều ý kiến khác nhau, người lãnh đạo phải họp bàn, tranh luận căng thẳng, ra quyết định không kịp thời, hiệu quả quyết định thấp. 90 Để khắc phục nhược điểm này, một số các doanh nghiệp áp dụng cơ cấu quản lý, sử dụng ban tham mưu giúp việc của một nhóm chuyên gia hoặc chỉ một người trợ lý nào đó. Cơ cấu trực tuyến tham mưu (Cơ cấu biến thể của trực tuyến chức năng). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: