Danh mục

Giáo trình quản trị học căn bản 4

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.44 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích yêu cầu Chương này sẽ phân tích các nguyên tắc trong quá trình quản trị tổ chức mà các nhà quản trị cần phải tuân thủ. Đồng thời, cũng làm rõ các phương pháp quản trị để các nhà quản trị lựa chọn thích hợp với đặc thù của tổ chức mà họ đang quản trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình quản trị học căn bản 4 CHƯƠNG 3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊGIỚI THIỆUMục đích yêu cầu Chương này sẽ phân tích các nguyên tắc trong quá trình quản trị tổ chức mà các nhà quản trịcần phải tuân thủ. Đồng thời, cũng làm rõ các phương pháp quản trị để các nhà quản trị lựa chọnthích hợp với đặc thù của tổ chức mà họ đang quản trị. Sau khi học xong chương này, sinh viên phải nắm đợc các vấn đề sau: - Nội dung các nguyên tắc quản trị và sự vận dụng các nguyên tắc quản trị. - Nội dung các phương pháp quản trị, cơ chế vận dụng các phương pháp quản trị. Đặc biệtcần phân biệt giữa khoa học và nghệ thuật quản trị trong việc sử dụng linh hoạt các phương phápquản trị.Nội dung chính: - Khái niệm và sự cần thiết của các nguyên tắc quản trị - Nội dung các nguyên tắc quản trị. - Các phương pháp quản trị. - Cơ chế vận dụng các phương pháp quản trị.NỘI DUNG3.1. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ 3.1.1. Quy luật kinh tế, cơ sở của các nguyên tắc quản trị a. Khái niệm, đặc điểm của các quy luật Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong nhữngđiều kiện nhất định. Những sự vật, hiện tượng tồn tại trong xã hội luôn biến đổi theo chu kỳ, lặp đilặp lại có tính quy luật. Chẳng hạn trong kinh tế thị trường tất yếu phải có các quy luật cạnh tranh, cung - cầu, giá trịv.v... đang tồn tại và hoạt động. Mặc dù, quy luật được con người đặt tên, nhưng không phải do con người tạo ra, nó có đặcđiểm khách quan của nó: - Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện hình thành quy luật chưa có, ngược lạikhi điều kiện xuất hiện của quy luật vẫn còn thì con người không thể xoá bỏ quy luật. - Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nóhay không, có ưa thích hay là ghét bỏ nó. - Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. - Các quy luật có nhiều loại: Kinh tế, công nghệ, xã hội, tâm lý v.v... Các quy luật này luônchi phối và chế ngự lẫn nhau. 26 b. Cơ chế sử dụng các quy luật - Con người muốn vận dụng có hiệu quả phải nhận biết được quy luật, quá trình nhận biếtquy luật gồm hai giai đoạn: nhận biết qua các hiện tượng thực tiễn và qua các phân tích bằng khoahọc và lý luận. Đây là một quá trình tuỳ thuộc vào trình độ, sự mẫn cảm, nhạy bén của con người. - Bên cạnh đó, các tổ chức, các doanh nghiệp cần tổ chức các điều kiện chủ quan của hệthống để cho hệ thống xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng. c. Những quy luật kinh tế cần chú ý trong quản trị • Quy luật cung - cầu - giá cả Quy luật cung - cầu là quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường. Quy luật này đòihỏi các nhà quản trị phải nắm được điểm cân bằng kinh tế để có đối sách kinh doanh thích hợp.Trong Hình 3.1, chỉ rõ lúc đầu sản phẩm mới được đưa vào thị trường với đơn giá g1 và số lượngsản phẩm C1 (điểm B) thì nhu cầu tiềm năng (vì sản phẩm mới giá không đắt) là mức N1 (điểmA), do N1 > C1 (cầu > cung) phản ứng về phía người bán trên thị trường là nâng giá từ g1 lên g2 (g2> g1 điểm C), do có lãi lớn, sản xuất được phát triển, mức sản xuất từ C1 lên C2 (điểm D), do giáđắt mà số lượng bán lại nhiều hơn nên người mua chững lại, người bán không tiêu thụ được sảnphẩm, phải hạ giá xuống mức g3 (g3 < g2 - điểm E) và thu hẹp mức sản xuất từ C2 về C3 (C3 < C2 -điểm F) nhờ các giải pháp này, số sản phẩm của phía sản xuất trong chu kỳ thứ 2 được bán hết. Quátrình chi phối giữa cung - cầu - giá cả cứ tiếp tục mãi và đến cuối cùng kết thúc ở điểm I (điểm cânbằng kinh tế), là điểm ở đó thị trường có mức cung bằng mức cầu và giá cả hợp lý cho cả hai bêncung cầu về sản phẩm. Hình 3.1: Quy luật cung-cầu-giá cả • Quy luật cạnh tranh Quy luật cạnh tranh là quy luật phát sinh từ quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường,cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường là tất yếu. Trên thếgiới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số lượng doanh nghiệpnhư vậy thất thế, phá sản. Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối vớicác nhà quản trị doanh nghiệp. Ai cũng có thể hiểu rằng “Cùng chung ngành nghề chứ khôngcùng chung lợi nhuận”, do đó cạnh tranh là sự tất yếu của thương trường. Cạnh tranh là sự sosánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa các doanh nghiệp, những đe dọa thách thức hoặc cơ hộicủa doanh nghiệp, chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh trênnhiều phương diện: Thương hiệu - Chất lượng - Mẫu mã - Giá cả... Chính vì vậy, các nhà quản trịcần phải luôn vươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: