Danh mục

Giáo trình Sinh lý đại cương và điều hòa hoạt động cơ thể: Phần 2 (Dùng cho sinh viên Y đa khoa)

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.81 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Sinh lý đại cương và điều hòa hoạt động cơ thể" Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Sinh lý điều hòa hoạt động cơ thể bằng cơ chế thần kinh; Sinh lý cơ và xương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý đại cương và điều hòa hoạt động cơ thể: Phần 2 (Dùng cho sinh viên Y đa khoa) CHƯƠNG III SINH LÝ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ BẰNG CƠ CHẾ THẦN KINH Hệ thần kinh thực hiện chức năng điều hòa hoạt động cơ thể thông qua việcchi phối các cơ. Có hai cách phân chia hệ thần kinh, về mặt giải phẫu có thể chiathành thần kinh trung ương (não và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (các dây thầnkinh sọ não và dây thần kinh tủy sống); và về mặt chức năng có thể chia thành thầnkinh động vật (chi phối cơ vân) và thần kinh thực vật hay thần kinh tự chủ (chi phốicơ trơn và cơ tim). Trong quá trình hoạt động, hệ thần kinh đón nhận thông tin từbên ngoài đưa vào (hệ cảm giác), xử lý thông tin và ra quyết định (trung tâm thầnkinh), truyền dẫn tín hiệu đến chi phối các cơ (hệ vận động). Các trung tâm thầnkinh có màu xám định vị ở thần kinh trung ương sẽ hoạt động phân tích, tổng hợpmột cách có ý thức (tùy ý) nếu nằm ở vỏ não và không ý thức (không tùy ý) nếunằm dưới vỏ não. Như vậy các trung tâm thần kinh hoạt động theo nhiều cấp độkhác nhau, cấp thấp nhất là ở tủy sống và cao nhất là ở vỏ não. SINH LÝ NƠRON VÀ SYNAPMục tiêu1. Xác định được đặc điểm cấu tạo chức năng và các yếu tố ảnh hưởng lên sự hưngphấn của nơron.2. Trình bày được đặc điểm của sự dẫn truyền xung động trên sợi trục nơron.3. Phân tích được cơ chế và đặc điểm dẫn truyền xung động qua synap.4. Phân biệt được chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ và lớn1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG1.1. Nơron Nơron vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của hệ thần kinh.Nơron có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng đều gồm 3 phần chính: - Đuôi gai: là những tua bào tương ngắn, phân nhánh. Mỗi nơron có nhiềuđuôi gai trừ nơron hạch gai chỉ có 1 đuôi gai và đuôi gai này rất dài. Đuôi gai đóngvai trò tiếp nhận thông tin nên có nhiều thụ thể trên màng. 112 Hình 3.1. Nơron và synap - Thân nơron: có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể. Đặc biệt thân nơroncũng chứa nhiều thể Nissl (mRNA) làm cho nó có màu xám. Thân là nơi xử lýthông tin của nơron. Tập hợp các thân nơron ở hệ thần kinh trung ương tạo thànhcác nhân xám (trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng các thuật ngữ khác nhưvỏ, thể gối, củ não, cấu tạo lưới, sừng của tủy sống), đây chính là các trung tâmphản xạ. Tập hợp các thân nơron ở hệ thần kinh ngoại biên gọi là các hạch thần kinhtham gia vào dẫn truyền xung động. - Sợi trục: là tua bào tương dài, vị trí chuyển tiếp từ thân tế bào thần kinhthành sợi trục gọi là ‘gò sợi trục’, đây là nơi điện thế hoạt động được tạo thành đểbắt đầu dẫn truyền tín hiệu trên suốt chiều dài sợi trục.Đầu tận cùng của sợi trụcphân nhánh gọi là nhánh tận cùng kết thúc bằng các cúc tận cùng;. Trong cúc tậncùng có nhiều túi nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh. Trong sợi trục cũng có nhiềutơ thần kinh và ty thể. Bao quanh sợi trục là tế bào Schwann cuộn thành nhiều lớp,khoảng cách giữa các tế bào Schwann là eo Ranvier. Sợi trục đóng vai trò dẫntruyền xung động thần kinh. Tập hợp các sợi trục ở hệ thần kinh trung ương trongmột đường dẫn truyền gọi là bó, tập hợp các sợi trục và đuôi gai của nơron hạch gaiở hệ thần kinh ngoại biên tạo thành các dây thần kinh. Có hai loại sợi trục về mặtcấu trúc: + Sợi có myelin (sợi trắng): giữa các lớp cuộn tế bào Schwann có chất 113myelin cách điện. + Sợi không có myelin (sợi xám): không có myelin giữa các lớp cuộn của tếbào Schwann.1.2. Các tế bào thần kinh đệm (Glial Cells) Chiếm thể tích lớn trong não bộ, có chức năng hỗ trợ hoạt động cho các tế bàothần kinh. Một số loại tế bào thần kinh đệm ở cấu trúc não người trưởng thành cócác đặc tính của tế bào gốc dòng thần kinh, do đó chúng có khả năng biệt hóa ra cáctế bào thần kinh đệm mới hoặc biệt hóa thành các tế bào thần kinh. Một số loại tế bào thần kinh đệm như - Astrocytes: tham gia vào quá trình trao đổi chất, cung cấp một số chấtdinh dưỡng, tổng hợp các chất dẫn truyền của tế bào thần kinh; giúp điều chỉnhlượng máu lưu thông trong não, duy trì nồng độ Kali ngoại bào. - Oligodendrocytes: Tổng hợp mylein trong hệ thần kinh trung ương - Schwann cells: Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh ngoại biên - Microglial cells: Xuất hiện nhiều sau chấn thương thần kinh, có chức năngtìm kiếm để loại bỏ các mảnh vỡ của tế bào thần kinh.1.3. Synap Synap là khớp giữa nơron này với một nơron khác hoặc với tế bào đápứng (tế bào cơ). Một số rất ít là synap điện còn lại đa phần là synap hóa học với 3phần: - Màng trước synap: màng các cúc tận cùng. Trong màng trước synap có chấttruyền đạt thần kinh. - Khe synap: khoảng giữa 2 màng. - Màng sau synap: màng của đuôi gai hoặc thân nơron tiếp theo hay m ...

Tài liệu được xem nhiều: