Danh mục

Giáo trình Sinh lý 2: Phần 2

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.86 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (97 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Sinh lý 2" Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Sinh lý hệ tiêu hóa; Sinh lý hệ tiết niệu; Sinh lý hệ sinh dục – sinh sản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý 2: Phần 2 Chương 8 SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và các tuyến phụ thuộc ống tiêu hóa.Ống tiêu hóa bắt đầu từ khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già,trực tràng và tận cùng là hậu môn. Ngoài các tuyến tiêu hóa nằm trên thànhống tiêu hóa còn có các tuyến phụ thuộc ống tiêu hóa là tuyến nước bọt, ganvà tụy. Chức năng chính của hệ tiêu hóa là cung cấp cho cơ thể liên tục, đầyđủ các chất dinh dưỡng, nước và điện giải. Ngoài ra, lớp trong cùng của ốngtiêu hóa cũng là một hàng rào bảo vệ, ngăn cách giữa các thành phần chứatrong lòng ruột với môi trường bên trong của cơ thể. ĐẠI CƯƠNG VỀ SINH LÝ HỆ TIÊU HÓAMục tiêu:1. Trình bày được các đặc điểm cấu tạo chức năng của hệ tiêu hóa.2. Phân tích được 4 hoạt động chức năng chính của hệ tiêu hóa.3. Trình bày được hai cơ chế điều hòa hoạt động tiêu hóa.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.1.1. Ống tiêu hóa Thành ống tiêu hóa được cấu tạo từ trong ra ngoài gồm các lớp: - Lớp niêm mạc được phủ bởi một lớp tế bào biểu mô, lớp đệm và cơniêm. - Lớp dưới niêm mạc là mô liên kết đặc, có nhiều mạch máu, mạchbạch huyết, tuyến dưới niêm mạc và đám rối thần kinh tự động (đám rốiMeissner). - Lớp cơ là một lớp dày cấu tạo gồm 2 loại cơ là cơ vòng ở phía trongvà cơ dọc ở phía ngoài. Trong mô liên kết xen giữa 2 lớp cơ có mạch máu,mạch bạch huyết và đám rối thần kinh tự động (đám rối Auerbach). Đám rối Auerbach và Meissner hình thành hệ thần kinh ruột tại chỗ của 103ống tiêu hóa. - Lớp thanh mạc là phần vỏ ngoài đối với phần ống tiêu hóa nằm ngoàiổ bụng và phúc mạc đối với phần ống tiêu hóa nằm trong ổ bụng. Hình 7.1. Cấu trúc thành ống tiêu hóa1.2. Các tuyến phụ thuộc ống tiêu hóa1.2.1. Các tuyến nước bọt Các tuyến nước bọt bao gồm ba cặp tuyến chính là tuyến mang tai,tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có các tuyến nhỏ ở miệng vàlưỡi. Tuyến nước bọt mang tai có kích thước lớn nhất nhưng tuyến nước bọtdưới hàm mới quan trọng vì chúng bài tiết khoảng 70% lưu lượng nước bọttrong ngày. 104 Đơn vị bài tiết cơ bản của tuyến nước bọt được gọi là salivon. Mỗisalivon gồm nang bài tiết và ống bài xuất. Các nang bài tiết được cấu tạo từhai loại tế bào là tế bào thanh dịch và tế bào nhầy. Tế bào thanh dịch bài tiếtdịch chứa các chất điện giải và enzym, tế bào nhầy bài tiết chất nhầy.1.2.2. Tuyến tụy ngoại tiết Mô tụy ngoại tiết chiếm 99% khối lượng của cả tuyến tụy bao gồm cácnang acini và ống bài xuất. - Nang acini: các nang có cấu trúc dạng chùm nho giống tuyến nướcbọt và các tế bào nang chịu trách nhiệm bài tiết các enzym tiêu hóa. - Ống bài xuất: các tế bào thành ống bài tiết một lượng lớn dung dịchbicarbonat kiềm. Các enzym tiêu hóa và dịch bicarbonat từ các ống bài xuấtnhỏ đổ vào ống tụy chính (ống Wirsung) và ống tụy phụ (ống Santorini). ỐngWirsung hợp với ống mật chủ ở bóng Valter rồi đổ vào tá tràng qua cơ thắtOddi.1.2.3. Gan Đơn vị chức năng của gan là tiểu thùy gan (hepatic lobule). Tổng cộngcó từ 50.000 đến 100.000 tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy có hình trụ với cấu tạo kháphức tạp. - Ở giữa là tĩnh mạch trung tâm (central vein). Tĩnh mạch này sẽ đổ vàotĩnh mạch gan, rồi về tĩnh mạch chủ dưới. - Xung quanh tĩnh mạch trung tâm là các bè tế bào gan, xếp theo hìnhnan hoa. Mỗi bè thường gồm hai lớp tế bào gan. - Giữa hai lớp tế bào của một bè là các tiểu quản mật (bile canaliculi),các tiểu quản này đổ ra ống mật tận cùng nằm giữa các tiểu thùy gan. - Giữa các tiểu thùy gan lại có các tiểu tĩnh mạch cửa (portal vein), từđó máu đổ vào các mao mạch kiểu xoang (sinusoid) nằm giữa các bè tế bàogan, và cuối cùng chảy vào tĩnh mạch trung tâm. Các mao mạch kiểu xoangđược lót bởi các tế bào nội mô và tế bào Kupffer. - Lớp nội mô của mao mạch kiểu xoang có những cửa sổ lớn, nên cácchất từ huyết tương dễ dàng khuếch tán vào khoảng Disse nằm giữa tế bào nộimô và tế bào gan. Khoảng Disse cũng là nơi bắt đầu của các mao mạch bạchhuyết, từ đây bạch huyết sẽ được dẫn lưu ra mạch bạch huyết gian tiểu thùy. Như vậy các tế bào gan một mặt tiếp xúc với các tiểu quản mật, mộtmặt tiếp xúc với các mao mạch kiểu xoang. Máu và dịch mật chảy theo hai 105chiều ngược nhau, máu chảy từ ngoài vào trung tâm tiểu thùy, trong khi mậtchảy từ trong ra ngoài tiểu thùy. Tĩnh mạch cửa nhận máu từ ruột đổ về rồiđưa vào tiểu thùy gan xử lý, sau đó sẽ theo tĩnh mạch trung tâm và mạch bạchhuyết đổ vào vòng đại tuần hoàn. Mật hình thành trong tiểu thùy gan sẽ chảyra các ống dẫn mật và tập trung về túi mật. Hình 7.2. Tiểu thùy gan2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ TIÊU HÓA Hệ tiêu hóa có 4 hoạt động chức năng chính là hoạt động cơ học, hoạtđộng bài tiết, hoạt động hóa học (tiêu hóa) và hoạt động hấp thu. Các chứcnăng trên được kiểm soát bởi hệ thần kinh và các hormon.2.1. Hoạt động cơ học Hoạt động cơ học là sự co giãn của các cơ trơn ở thành ống tiêu hóagiúp nghiền nát, nhào trộn và di chuyển thức ăn dọc theo ống tiêu hóa. Thứcăn từ miệng sẽ được đưa xuống thực quản dưới dạng các viên thức ăn; vàođến dạ dày gọi là vị trấp; vị trấp xuống đến ruột non hình thành nhũ trấp; saukhi rời khỏi ruột non, nhũ trấp xuống ruột già gọi là chất bã và hình thànhphân để tống xuất ra ngoài.2.1.1. Cơ chế điện học của tế bào cơ trơn tiêu hóa Giữa các tế bào cơ trơn kế nhau có các liên kết hở gọi là connexin giúpcác tế bào trao đổi nhanh thông tin với nhau. Do đó, về mặt chức năng, khốicơ trơn hoạt động như một hợp bào, nghĩa là khi điện thế hoạt động xuất hiệnở một nơi nào đó thì nó sẽ nhanh chón ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: