Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Số trang: 83
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.21 MB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Sinh lý động vật cung kiến thức về chức năng và cơ chế điều hòa hoạt động chức năng và cơ chế thích ứng của cơ thể động vật; từ một cơ quan cơ thể tới hệ thống các cơ quan toàn bộ cơ thể; xác định và đánh giá được các chỉ số biểu hiện hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ thống cơ quan ở trạng hoạt động bình thường để làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng thích nghi, trao đổi chất,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 6 SINH LÝ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT MH10-06 Giới thiệu: Nội dung chương 6 giới thiệu chức năng của các tuyến nội tiết và sự điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết. Mục tiêu: -Kiến thức: Hiểu rõ về chức năng của các tuyến nội tiết và sự điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết. -Kỹ năng: Ứng dụng chức năng của các tuyến nội tiết và sự điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết vào chăn nuôi gia súc. -Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học. 1. Đại cương về các tuyến nội tiết Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này được máu đưa đến các mô, cơ quan và có tác dụng lên các mô, các cơ đó. Tuyến không có ống tiết (ống dẫn), các tế bào tuyến đổ nội tiết tố trực tiếp vào máu, với lý do đó, nên tuyến có khá nhiều mạch máu. Vì các tuyến hormone cũng thải hormone vào máu nên cũng là tuyến nội tiết, gọi chung toàn thể là hệ nội tiết. Các hormone động vật thường được gọi là chất truyền tin hóa học. Chúng được tiết vào dịch cơ thể (thường là vào máu) bởi các tế bào chuyên biệt gọi là các tế bào nội tiết hoặc bởi các tế bào thần kinh được chuyên hóa gọi là tế bào thần kinh tiết (neurosecretory cell). Các tế bào thần kinh tiết là những tế bào thần kinh nhận các tín hiệu từ những tế bào thần kinh khác và đáp ứng bằng cách phóng thích hormone vào dịch cơ thể hoặc vào một cơ quan dự trữ để sau này các hormone được phóng thích. Mặc dù một hormone có thể đi đến tất cả các phần của cơ thể nhưng chỉ một số loại tế bào nhất định gọi là các tế bào đích (target cell) mới có thể đáp ứng. Vì vậy, mỗi hormone di chuyển trong dòng máu chỉ tạo ra một đáp ứng chuyên biệt từ các tế bào đích, trong khi các loại tế bào khác không đáp ứng. Ngay cả một sự thay đổi rất ít trong nồng độ của hormone cũng có một tác động quan trọng đối với cơ thể. 2. Cơ chế tác dụng của hormone - Điều hoà trao đổi chất 91 - Ảnh hưởng điều hoà đến hoạt động cơ năng của một số cơ quan bộ phận hoặc giữa tuyến nọ với tuyến kia. - Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát dục của mô bào - Ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục của cơ thể - Ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của cơ thể Có 3 cơ chế tác động là: hormone- màng, hormone- gen và hormone- enzyme. - Hormone – Màng Tác dụng trước tiên của hormone lên màng tế bào là thông qua cơ chế làm biến đổi tính thấm thấu của màng và xúc tác cho sự vận chuyển tích cực những chất qua màng. Song cơ chế tác động hormone màng thông qua AMP vòng được nghiên cứu nhiều hơn cả là tác dụng của hệ thống hormone – adenylatecyclase – AMP vòng lên trao đổi chất. -Tác dụng của hormone đến trao đổi đường. Hàm lượng đường glucose trong máu tăng là do ăn nhiều đường, nhưng cơ chế nội sinh quan trọng là sự phân giải glycogen dự trữ có ở gan thành glucose đưa vào máu. Đầu tiên hormone (adrenaline, glucagone) được coi là chất thông tin thứ nhất (the fist messager) hoạt hoá men adenylatecyclase trên màng tế bào. Adenylatecyclase hoạt hoá khuếch đại thông tin vào bào tương và chuyên ATP thành AMP vòng. AMP vòng được coi là chất thông tin thứ hai (the second messager ) tác động trực tiếp lên trao đổi đường băng cách nó hoạt hoá enzyme kinase. Enzyme này chuyển men phosphorylase B (dạng không hoạt động) thành phosphorylase A (dạng hoạt động). Phosphorylase A đến lượt minh xúc tác phân giải glycogen thành G-1-P. Từ đó dưới tác dụng của enzyme G-6-phosphatase, G-6-P được chuyển thành glucose. - Tác dụng của hormone lên trao đổi mỡ Một số hormone như lipocaine, thyroxine liều cao có tác dụng tiêu mỡ. Cơ chế tiêu mỡ được biết là thông qua AMP vòng. Ta biết rằng lipid muốn phân giải thành glyxerol và axít béo phải có sự xúc tác của enzyme triglyxerol – lipase. Enzyme này được hoạt hoá bởi AMP vòng. Trong một số trường hợp, cũng cần dùng đến những chất đối kháng, làm giảm lượng AMP vòng, thí dụ ở một vài chứng choáng (sốc), làm tiêu nhanh lipid có thể gây nên ức chế hô hấp mô bào. Lúc này cho thở bằng oxygene nguyên chất chưa đủ mà phải tìm cách giảm lượng AMP vòng trong cơ thể bằng cách tiêm chất đối kháng với nó như axit nicotenic, prostaglandin. 92 Hormone - gen Cơ chế điều hoà di truyền của hormone sinh tổng hợp protein qua con đường hormone - gen. Có thể trình bày tóm tắt như sau: Để tiến hành sinh tổng hợp protein, trước tiên xoắn kép DNA phải tách đôi mới có được gen mã hoá tổng hợp ARN thông tin. Trên xoắn kép DNA có những gen cấu trúc SG1, SG2, SG3… Mỗi gen cấu trúc giữ một mật mã riêng. Gen cấu trúc chỉ hoạt động khi gen vận hành O mở. Gen vận hành cũng đươc gọi là gen khởi động, gen này chịu sự chi phối của gen điều khiển RG. Nó điều khiển bằng cách sản sinh chất ức chế R (gọi là chất điều hành). Chất này có hai đầu R vô hoạt và đầu kia là R’ hoạt động. Mới đây ngưòi ta con tìm ra giữa gen khởi động O và gen điều khiển RG còn có vùng khởi động P (promtor) để cho ARNpolymerase nhận biết trong quá trình phiên mã. Hormone giúp tạo ra AMP vòng có vai trò trong việc mở hoặc khoá gen bằng cách bám vào đầu R’ (mở gen) hoặc đầu R (khoá gen) của chất điều hành để cho phép hay không, quá trình sinh tổng hợp protein thực hiện. Khi hormone bám vào R’ (hoạt động) thì chất điều hành này không ức chế được gen O (mở gen) ARN polymerase từ vùng khởi động P có thể qua O mà vào các gen cấu trúc SG, có như vậy xoắn kép DNA mới tách đôi được và truyền mật mã cho sự tổng hợp ARN thông tin nhằm chuyển mật mã đến riboxom để tiến hành sinh tổng hợp protein. Khi hormone bám vào đầu R (vô hoạt) nghĩa là đầu R’ của chất điều hành vẫn hoạt động thì nó ức chế gen O (khoá gen). Quá trình sinh tổng hợp protein không xẩy ra được. Hormone - enzyme Trong nhiều trường hợp hormone tác dụng như một co-enzyme hoặc tăng cường hoặc kim hãm hoạt tính của một enzyme n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƯƠNG 6 SINH LÝ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT MH10-06 Giới thiệu: Nội dung chương 6 giới thiệu chức năng của các tuyến nội tiết và sự điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết. Mục tiêu: -Kiến thức: Hiểu rõ về chức năng của các tuyến nội tiết và sự điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết. -Kỹ năng: Ứng dụng chức năng của các tuyến nội tiết và sự điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết vào chăn nuôi gia súc. -Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học. 1. Đại cương về các tuyến nội tiết Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này được máu đưa đến các mô, cơ quan và có tác dụng lên các mô, các cơ đó. Tuyến không có ống tiết (ống dẫn), các tế bào tuyến đổ nội tiết tố trực tiếp vào máu, với lý do đó, nên tuyến có khá nhiều mạch máu. Vì các tuyến hormone cũng thải hormone vào máu nên cũng là tuyến nội tiết, gọi chung toàn thể là hệ nội tiết. Các hormone động vật thường được gọi là chất truyền tin hóa học. Chúng được tiết vào dịch cơ thể (thường là vào máu) bởi các tế bào chuyên biệt gọi là các tế bào nội tiết hoặc bởi các tế bào thần kinh được chuyên hóa gọi là tế bào thần kinh tiết (neurosecretory cell). Các tế bào thần kinh tiết là những tế bào thần kinh nhận các tín hiệu từ những tế bào thần kinh khác và đáp ứng bằng cách phóng thích hormone vào dịch cơ thể hoặc vào một cơ quan dự trữ để sau này các hormone được phóng thích. Mặc dù một hormone có thể đi đến tất cả các phần của cơ thể nhưng chỉ một số loại tế bào nhất định gọi là các tế bào đích (target cell) mới có thể đáp ứng. Vì vậy, mỗi hormone di chuyển trong dòng máu chỉ tạo ra một đáp ứng chuyên biệt từ các tế bào đích, trong khi các loại tế bào khác không đáp ứng. Ngay cả một sự thay đổi rất ít trong nồng độ của hormone cũng có một tác động quan trọng đối với cơ thể. 2. Cơ chế tác dụng của hormone - Điều hoà trao đổi chất 91 - Ảnh hưởng điều hoà đến hoạt động cơ năng của một số cơ quan bộ phận hoặc giữa tuyến nọ với tuyến kia. - Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát dục của mô bào - Ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục của cơ thể - Ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của cơ thể Có 3 cơ chế tác động là: hormone- màng, hormone- gen và hormone- enzyme. - Hormone – Màng Tác dụng trước tiên của hormone lên màng tế bào là thông qua cơ chế làm biến đổi tính thấm thấu của màng và xúc tác cho sự vận chuyển tích cực những chất qua màng. Song cơ chế tác động hormone màng thông qua AMP vòng được nghiên cứu nhiều hơn cả là tác dụng của hệ thống hormone – adenylatecyclase – AMP vòng lên trao đổi chất. -Tác dụng của hormone đến trao đổi đường. Hàm lượng đường glucose trong máu tăng là do ăn nhiều đường, nhưng cơ chế nội sinh quan trọng là sự phân giải glycogen dự trữ có ở gan thành glucose đưa vào máu. Đầu tiên hormone (adrenaline, glucagone) được coi là chất thông tin thứ nhất (the fist messager) hoạt hoá men adenylatecyclase trên màng tế bào. Adenylatecyclase hoạt hoá khuếch đại thông tin vào bào tương và chuyên ATP thành AMP vòng. AMP vòng được coi là chất thông tin thứ hai (the second messager ) tác động trực tiếp lên trao đổi đường băng cách nó hoạt hoá enzyme kinase. Enzyme này chuyển men phosphorylase B (dạng không hoạt động) thành phosphorylase A (dạng hoạt động). Phosphorylase A đến lượt minh xúc tác phân giải glycogen thành G-1-P. Từ đó dưới tác dụng của enzyme G-6-phosphatase, G-6-P được chuyển thành glucose. - Tác dụng của hormone lên trao đổi mỡ Một số hormone như lipocaine, thyroxine liều cao có tác dụng tiêu mỡ. Cơ chế tiêu mỡ được biết là thông qua AMP vòng. Ta biết rằng lipid muốn phân giải thành glyxerol và axít béo phải có sự xúc tác của enzyme triglyxerol – lipase. Enzyme này được hoạt hoá bởi AMP vòng. Trong một số trường hợp, cũng cần dùng đến những chất đối kháng, làm giảm lượng AMP vòng, thí dụ ở một vài chứng choáng (sốc), làm tiêu nhanh lipid có thể gây nên ức chế hô hấp mô bào. Lúc này cho thở bằng oxygene nguyên chất chưa đủ mà phải tìm cách giảm lượng AMP vòng trong cơ thể bằng cách tiêm chất đối kháng với nó như axit nicotenic, prostaglandin. 92 Hormone - gen Cơ chế điều hoà di truyền của hormone sinh tổng hợp protein qua con đường hormone - gen. Có thể trình bày tóm tắt như sau: Để tiến hành sinh tổng hợp protein, trước tiên xoắn kép DNA phải tách đôi mới có được gen mã hoá tổng hợp ARN thông tin. Trên xoắn kép DNA có những gen cấu trúc SG1, SG2, SG3… Mỗi gen cấu trúc giữ một mật mã riêng. Gen cấu trúc chỉ hoạt động khi gen vận hành O mở. Gen vận hành cũng đươc gọi là gen khởi động, gen này chịu sự chi phối của gen điều khiển RG. Nó điều khiển bằng cách sản sinh chất ức chế R (gọi là chất điều hành). Chất này có hai đầu R vô hoạt và đầu kia là R’ hoạt động. Mới đây ngưòi ta con tìm ra giữa gen khởi động O và gen điều khiển RG còn có vùng khởi động P (promtor) để cho ARNpolymerase nhận biết trong quá trình phiên mã. Hormone giúp tạo ra AMP vòng có vai trò trong việc mở hoặc khoá gen bằng cách bám vào đầu R’ (mở gen) hoặc đầu R (khoá gen) của chất điều hành để cho phép hay không, quá trình sinh tổng hợp protein thực hiện. Khi hormone bám vào R’ (hoạt động) thì chất điều hành này không ức chế được gen O (mở gen) ARN polymerase từ vùng khởi động P có thể qua O mà vào các gen cấu trúc SG, có như vậy xoắn kép DNA mới tách đôi được và truyền mật mã cho sự tổng hợp ARN thông tin nhằm chuyển mật mã đến riboxom để tiến hành sinh tổng hợp protein. Khi hormone bám vào đầu R (vô hoạt) nghĩa là đầu R’ của chất điều hành vẫn hoạt động thì nó ức chế gen O (khoá gen). Quá trình sinh tổng hợp protein không xẩy ra được. Hormone - enzyme Trong nhiều trường hợp hormone tác dụng như một co-enzyme hoặc tăng cường hoặc kim hãm hoạt tính của một enzyme n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Sinh lý động vật Dịch vụ thú y Sinh lý động vật Sự điều hoà hô hấp Sinh lý sinh dục đực Sự điều hòa thân nhiệtGợi ý tài liệu liên quan:
-
51 trang 52 0 0
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Sinh lý động vật 2
49 trang 21 0 0 -
Tiểu luận môn Sinh lý động vật: Bệnh tim học
67 trang 21 0 0 -
57 trang 20 0 0
-
81 trang 19 0 0
-
137 trang 18 0 0
-
Đề cương ôn tập môn sinh lý động vật
24 trang 17 0 0 -
Bài giảng Sinh lý học người và động vật
131 trang 17 0 0 -
69 trang 17 0 0
-
Giáo trình Sinh lý người và động vật: Phần 2
182 trang 17 0 0