Danh mục

Giáo trình Sinh lý thực vật: Phần 2 - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Hồng

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Sinh lý thực vật: Phần 2 thực hành sẽ cung cấp các bài thực hành liên quan trực tiếp đến các kiến thức cơ bản về lý thuyết của môn học Sinh lý thực vật. Nội dung của các bài thực hành này nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao hơn nữa các kiến thức cơ bản về các quá trình sinh lý xảy ra trong tế bào và cơ thể thực vật, giúp cho người học nắm vững và hiểu rõ bản chất của môn học Sinh lý thực vật, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với các thao tác và phương pháp thí nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý thực vật: Phần 2 - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Hồng PHẦN 2THỰC HÀNH 258 Chương I SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT Bài 1. Các màng sinh học và hiện tượng thẩm thấu của tế bào thực vật Thí nghiệm 1. Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh Nguyên tắc Các màng sinh học của tế bào như màng tế bào chất và màng không bào,… là nhữngcấu trúc sống hợp thành từ các phân tử protein và lipid, tạo nên một cấu trúc thể khám vớicác thành phần rất linh động. Các màng sinh học có vai trò hết sức quan trọng trong cáctrao đổi giữa tế bào với môi trường ngoài. Các trao đổi này liên quan đến lượng nước cóthể vào hay ra kh i tế bào do hiện tượng thẩm thấu có chọn lọc và đ c tính của các ion cóthể hay không thể xuyên qua màng. Tế bào thực vật có thể xem như là một hệ thẩm thấu. Trong hệ này, dịch bào đóngvai trò quan trọng chứa các chất tác động thẩm thấu, còn màng tế bào đóng vai trò màngbán thấm. Dịch bào cũng như bất kỳ các loại dịch khác, đều có áp suất thẩm thấu, đại lượng tỷlệ với số phân tử trong một đơn vị thể tích, cũng như kích thước và đ c tính của các phầntử ấy (phân tử, ion). Đối với mỗi tế bào, các dung dịch môi trường có thể được chia thành nhữngloại sau: - Dung dịch nhược trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu nh hơn áp suất thẩmthấu của dịch tế bào. - Dung dịch đẳng trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấucủa dịch tế bào. - Dung dịch ưu trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấucủa dịch tế bào. Khi nhúng tế bào vào dung dịch ưu trương sẽ xảy ra hiện tượng rút nước ra kh i tếbào cho tới khi nồng độ của dịch tế bào bằng nồng độ của dung dịch bên ngoài. Khi đóthành tế bào co bóp cho tới mức mất hoàn toàn sức trương và tiếp theo nguyên sinh chấttách ra kh i màng tế bào. Hiện tượng này gọi là hiện tượng co nguyên sinh. Có nhiều dạng co nguyên sinh: co nguyên sinh góc, co nguyên sinh lõm, co nguyênsinh lồi. Người ta thường dùng những chất không độc để gây co nguyên sinh. Đối tượng, hóa chất và dụng cụ - Củ hành đ ho c lá lẽ bạn. - Dung dịch saccharose 1M (Có thể thay saccharose 1M bởi dung dịch NaCl 1M). - Kính hiển vi. 259 - Lam kính và lamen. - Kim mũi mác, dao lam. - Giấy thấm. - Đèn cồn. - Diêm ho c bật lửa. - Cốc nước và ống nh giọt. Tiến hành thí nghiệm Dùng dao lam rạch một hình vuông trên bề m t lồi của biểu bì vảy hành, dùng kimmũi mác đ t ở một góc của hình vuông vừa rạch và tách tế bào biểu bì có tế bào chấtmang màu để lên lam kính. Chú ý sao cho chỉ lấy được 1 - 2 lớp tế bào. Đ t biểu bì vảyhành lên lam kính, nh vào một giọt nước, đậy lamen rồi qnan sát dưới kính hiển vi. Quansát và vẽ hình tế bào, chú thích thành phần của tế bào quan sát được. Nếu thay củ hành đ bằng lá lẽ bạn thì nên tách tế bào biểu bì m t dưới lá thì dễquan sát hơn. Các thao tác tiếp theo được tiến hành tương tự với mẫu tế bào biểu của củhành đ . Tiếp theo thay nước bằng dung dịch saccharose 1 M (ho c NaCl 1 M) bằng cáchnh l giọt dung dịch bên cạnh lamen ở một đầu lam kính, còn ở đầu kia dùng mẫu giấy lọcrút nước ra. Làm như thế khoảng 2 - 3 lần, cho tới khi nước ở mẫu vật được thay hoàntoàn bằng dung dịch saccharose 1 M (ho c NaCl 1 M). Quan sát hiện tượng co nguyên sinh qua kính hiển vi rồi vẽ hình. Chú ý quan sátđược hiện tượng co nguyên sinh góc, co nguyên sinh lõm và co nguyên sinh lồi, vẽ hìnhvà giải thích cho từng trường hợp. Sau 15 - 20 phút khi đã thấy rõ co nguyên sinh, lấy lam kính ra, dùng giấy thấm đ tở một đầu phía tiếp xúc giữa lam kính và lamen, hút hết dung dịch saccharose 1 M (ho cNaCl 1M) ra, sau đó nh một giọt nước vào một dầu lam cho nước đến khi dung dịchđược thay hoàn toàn bằng nước. Quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh và vẽ hình. Chuẩn bị biểu bì vảy hành thứ 2, đ t lên lam kính, nh vào một giọt nước rồi hơ nhẹtrên ngọn đèn cồn (chú ý không cho nước bốc hơi hoàn toàn). Dùng mẫu giấy lọc rút nướcra, nh l dung dịch saccharose 1 M (ho c NaCl 1 M), đậy lamen và quan sát dưới kínhbiển vi xem có hiện tượng co nguyên sinh hay không. Viết báo cáo kết quả thí nghiệm 1. Vẽ hình và giải thích các hiện tượng quan sát được khi nhúng tế bào vào trongnước, trong dung dịch saccharose 1 M (ho c NaCl 1 M). 2. Quá trình co nguyên sinh và phản co nguyên sinh xảy ra như thế nào? 3. Khi hơ tế bào trên ngọn lửa đèn cồn và l p lại thí nghiệm tương tự với tế bàothường thì có quan sát được hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh haykhông? Giải thích. 3. Kết luận về tính thấm chọn lọc của màng tế bào sống và tế bào chết. 260 Thí nghiệm 2. Co nguyên sinh hình chuông (thí nghiệm của sự xâm nhập cácchất vào trung chất) ...

Tài liệu được xem nhiều: