Danh mục

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2: Phần 2

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.74 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 có kết cấu nội dung gồm 8 chương, và sau đây là phần 2 của giáo trình sẽ trình bày nội dung của 4 chương tiếp theo: chương 5 đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, chương 6 chi phí sử dụng vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, chương 7 nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp, chương 8 nguồn tài trợ dài hạn và kế hoạch hóa tài chính của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung kiến thức cụ thể và vận dụng học tốt môn tài chính doanh nghiệp nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2: Phần 2 Chương 5 ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆPMục tiêu: Sau khi đọc xong chương này sinh viên sẽ- Hiểu rõ đặc điểm của các loại dự án đầu tư- Biết cách ước lượng dòng ngân quỹ của dự án đầu tư- Nắm vững kỹ thuật đánh giá dự án đầu tư- Hiểu được các vấn đề rủi ro trong dự án đầu tư và cách thức đo lường rủi ro dự án.5.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP5.1.1. Khái niệm về đầu tư dài hạn Đầu tư dài hạn là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển củamột doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân. Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lựchiện tại nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong tương lai. Tuy nhiên, trongphạm vi xem xét khác nhau, khái niệm về đầu tư cũng có những điểm khác nhau. Về mặt kinh tế: Đầu tư là hy sinh tiêu dùng hiện tại để hy vọng trong tương lai cóđược thu nhập cao hơn. Đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên những tài sản cầnthiết nhằm phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận trong khoảng thời gian dài trong tương lai. Theo khái niệm ở trên, đầu tư dài hạn của doanh nghiệp chính là hoạt động bỏ vốnđể mua sắm, xây dựng hình thành các tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình,hình thành lượng tài sản lưu động thường xuyên cần thiết phù hợp với quy mô kinh doanhnhất định hoặc để góp vốn liên doanh dài hạn, để mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khácnhằm thu lợi nhuận. Như vậy đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp không phải chỉ là đầu tư vào tài sảncố định mà nó còn bao hàm cả việc đầu tư cho nhu cầu tương đối ổn định về vốn lưu độngthường xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định của doanh nghiệp,đầu tư có tính chất dài hạn vào các hoạt động khác để thu lợi nhuận. Đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp có đặc điểm là phải ứng ra một lượng vốntiền tệ ban đầu tương đối lớn và được sử dụng có tính chất dài hạn trong tương lai, do đóđầu tư dài hạn luôn gắn liền với rủi ro. Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp mặc dùđều dựa trên cơ sở dự tính về thu nhập trong tương lai do đầu tư đưa lại, tuy nhiên khảnăng nhận được thu nhập trong tương lai thường không chắc chắn nên rủi ro trong đầu tưlà rất lớn. Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro đầu tư càng cao và ngược lại.5.1.2. Các loại đầu tư dài hạn Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả đầu tư, cần phải phân loại hoạt động đầu tư. Có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệptheo các cách sau:a. Theo cơ cấu vốn đầu tư Căn cứ vào cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp có thể chia đầu tư của doanhnghiệp thành các loại: - Đầu tư xây dựng cơ bản Đây là khoản đầu tư nhằm tạo ra tài sản cố định của doanh nghiệp và thông thườngdoanh nghiệp phải sử dụng một khoản vốn lớn để thực hiện đầu tư vào tài sản cố định 73thông qua việc mua sắm và xây dựng. Trong đầu tư xây dựng cơ bản lại có thể thực hiệnphân loại chi tiết dựa theo tiêu thức nhất định:* Theo tính chất công tác có thể phân chia đầu tư xây dựng cơ bản của doanhnghiệp thành: Đầu tư cho công tác xây lắp; đầu tư cho máy móc thiết bị, đầu tưcho XDCB khác. + Đầu tư cho xây lắp bao gồm đầu tư cho việc lắp ráp các kết cấu kiến trúc, lắp đặtmáy móc, thiết bị sản xuất trên nền bệ cố định. + Đầu tư cho thiết bị. Là đầu tư về mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết của doanhnghiệp bao gồm chi phí mua thiết bị theo giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản thiết bị. + Đầu tư xây dựng cơ bản khác: Bao gồm đầu tư cho việc khảo sát, thiết kế xâydựng, chi phí dùng đất xây dựng, đền bù đất đai, hoa màu, tài sản, chi phí di chuyển nhàcửa trên đất đai xây dựng, cũng như chi phí mua bản quyền phát minh sáng chế, chi phícông nghệ, mua nhãn hiệu hàng hóa.v.v.* Theo hình thái vật chất của kết quả đầu tư có thể chia đầu tư xây dựng cơ bản của doanhnghiệp thành hai loại sau: + Đầu tư về tài sản cố định hữu hình (có hình thái vật chất), bao gồm toàn bộ việcxây dựng, mua sắm các tài sản như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị… Việc đầu tư các loạitài sản này cần phải được xem xét gắn liền với sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật. + Đầu tư về tài sản cố định vô hình như: Đầu tư mua bằng phát minh sáng chế, bảnquyền, quy trình công nghệ sản xuất mới.v.v… - Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết Đây là khoản đầu tư để hình thành nêm tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cầnthiết (nguyên liệu, vật liêu, nhiên liệu) đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, tiến hành hoạt động bình thường. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức nguồn vốnmà có thể đầu tư một phần hoặc toàn bộ tài sản thường xuyên cần thiết tương ứng với mộtquy mô kinh doanh nhất định. - Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư vào tài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: