Giáo trình Tài chính tiền tệ: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
Số trang: 93
Loại file: pdf
Dung lượng: 778.02 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của giáo trình "Tài chính tiền tệ" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ; các tổ chức tài chính trung gian; thị trường tài chính; thị trường chứng khoán; tài chính quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính tiền tệ: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Chương 5 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 5.1. Ngân hàng trung ương 5.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của NHTW a. Sự ra đời và phát triển của NHTW các nước Trong thời kỳ đầu hoạt động các ngân hàng thực hiện đồng thời các nghiệp vụ: nhận tiền gửi và cho vay đối với khách hàng, phát hành các kỳ phiếu của mình vào lưu thông, thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền, đổi tiền… Từ thế kỷ XVIII, Nhà nước của các quốc gia đã bắt đầu can thiệp vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, bằng cách hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Đến thế kỷ XIX, ở các nước phát triển có xu hướng ra đời các đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất phát hành tiền, còn các ngân hàng khác đơn thuần kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng. Ở Anh năm 1844, Nhà nước cấm các ngân hàng tư nhân phát hành tiền, và toàn bộ nghiệp vụ phát hành tiền tệ được tập trung vào Anh quốc ngân hàng. Ngân hàng cổ phần tư nhân Pháp thành lập năm 1800, đến năm 1948 độc quyền phát hàng giấy bạc ngân hàng trên toàn nước Pháp. Đầu thế kỷ thứ XX, ở các nước các ngân hàng được phép phát hàng tiền đều thuộc sở hữu tư nhân, Nhà nước không có điều kiện can thiệp các hoạt động kinh tế thông qua các tác động của tiền tệ. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 đã buộc Chính phủ các nước tăng cường can thiệp hơn nữa vào lĩnh vực kinh tế. Ngoài việc điều tiết nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, chính sách thuế… Nhà nước cần phải nắm lấy phương tiện cơ bản của kinh tế thị trường – tiền tệ để góp phần giải quyết tình trạng bất ổn định trong nền kinh tế. Vì thế, sau tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, phần lớn các nước đã tiến hành quốc hữu hóa hoặc thành lập mới ngân hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước, nhằm nắm trọn quyền phát hành tiền tệ để qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô. Canada quốc hữu hóa ngân hàng phát hành năm 1938, Đức quốc hữu hóa ngân hàng phát hàng năm 1939, Pháp quốc hữu hóa ngân hàng phát hành năm 1945, Anh quốc hữu hóa ngân hàng phát hành năm 1946… Từ đó, khái niệm ngân hàng trung ương được sử dụng để thay thế cho khái niệm Ngân hàng phát hành. Ngân hàng Trung ương không chỉ thực hiện chức năng phát hành tiền tệ vào lưu thông, mà còn thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, ở một số nước, ngân hàng phát hành không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng hoạt động vẫn mang tính chất như một ngân hàng của Nhà nước, và người đứng đầu cơ quan quản lý cao nhất của nó là do chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là ngân hàng cổ phần theo luật năm 1942, trong đó cổ phần Nhà nước chiếm 55%, cổ phần thuộc sở hữu tư nhân chiếm 45%, nhưng cơ quan quản trị ngân hàng là hội đồng chính sách có bảy thành viên do Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ở Mỹ hệ thống dự trữ liên bang là ngân hàng cổ phần tư nhân, nhưng cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngân hàng này là Hội đồng Thống đốc có 7 thành viên do Tổng thống đề cử và Quốc hội bổ nhiệm… b. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 91 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập vào năm 1951, tiền thân là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trải qua 37 năm (1951 – 1988) hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đảm nhận chức năng của ngân hàng Trung ương là phát hành tiền, quản lý Nhà nước về các hoạt động tiền tệ - ngân hàng, vừa thực hiện chức năng của các ngân hàng thương mại. Nó được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống địa phương (chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và quận huyện). Mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn này là phù hợp với cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Tuy nhiên nó đã bị hạn chế là không làm tròn cả chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ. Kết quả là nền kinh tế rơi vào tình trạng vừa thiếu tiền mặt vừa lạm phát. Hoạt động mang tính bao cấp của ngân hàng Nhà nước đã dẫn đến sự phân bổ và sử dụng vốn thiếu hiệu quả. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thi hành Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/3/1988, hệ thống ngân hàng một cấp được chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp: ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước hoạt động với các chức năng là ngân hàng phát hành tiền, là cơ quan quản lý Nhà nước về tìên tệ, tín dụng và là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước. Với các chức năng đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành ngân hàng Trung ương với đúng nghĩa của nó. Với việc đổi mới toàn diện hoạt động của hệ thống ngân hàng, Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh ngân hàng (25/5/1990) và Luật ngân hàng (12/1997) thì ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới thực sự là ngân hàng Trung ương của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đựơc tổ chức theo mô hình ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế thị trường và trực thụôc Chính Phủ. Khái niệm ngân hàng trung ương lần đầu tiên được đề cập trong pháp lệnh ngân hàng Nhà nước và được hoàn thiện hơn trong qui định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng được làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”. Quyền lực điều hành của ngân hàng Nhà nước tập trung vào ban lãnh đạo ngân hàng gồm Thống đốc và các Phó thống đốc. Mô hình tổ chức theo qui định của Luật Ngân hàng Nhà nước: “Ngân hàng Nhà nước có trụ sở chính tại thủ đô Hà nội và tổ chức các chi nhánh ở những khu vực cần thiết”. Nhưng do nhu cầu cung ứng tiền và quản lý Nhà nước về tiền tệ, tại các địa phương, cho nên hiện nay ở mỗi t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính tiền tệ: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Chương 5 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 5.1. Ngân hàng trung ương 5.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của NHTW a. Sự ra đời và phát triển của NHTW các nước Trong thời kỳ đầu hoạt động các ngân hàng thực hiện đồng thời các nghiệp vụ: nhận tiền gửi và cho vay đối với khách hàng, phát hành các kỳ phiếu của mình vào lưu thông, thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền, đổi tiền… Từ thế kỷ XVIII, Nhà nước của các quốc gia đã bắt đầu can thiệp vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, bằng cách hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Đến thế kỷ XIX, ở các nước phát triển có xu hướng ra đời các đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất phát hành tiền, còn các ngân hàng khác đơn thuần kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng. Ở Anh năm 1844, Nhà nước cấm các ngân hàng tư nhân phát hành tiền, và toàn bộ nghiệp vụ phát hành tiền tệ được tập trung vào Anh quốc ngân hàng. Ngân hàng cổ phần tư nhân Pháp thành lập năm 1800, đến năm 1948 độc quyền phát hàng giấy bạc ngân hàng trên toàn nước Pháp. Đầu thế kỷ thứ XX, ở các nước các ngân hàng được phép phát hàng tiền đều thuộc sở hữu tư nhân, Nhà nước không có điều kiện can thiệp các hoạt động kinh tế thông qua các tác động của tiền tệ. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 đã buộc Chính phủ các nước tăng cường can thiệp hơn nữa vào lĩnh vực kinh tế. Ngoài việc điều tiết nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, chính sách thuế… Nhà nước cần phải nắm lấy phương tiện cơ bản của kinh tế thị trường – tiền tệ để góp phần giải quyết tình trạng bất ổn định trong nền kinh tế. Vì thế, sau tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, phần lớn các nước đã tiến hành quốc hữu hóa hoặc thành lập mới ngân hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước, nhằm nắm trọn quyền phát hành tiền tệ để qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô. Canada quốc hữu hóa ngân hàng phát hành năm 1938, Đức quốc hữu hóa ngân hàng phát hàng năm 1939, Pháp quốc hữu hóa ngân hàng phát hành năm 1945, Anh quốc hữu hóa ngân hàng phát hành năm 1946… Từ đó, khái niệm ngân hàng trung ương được sử dụng để thay thế cho khái niệm Ngân hàng phát hành. Ngân hàng Trung ương không chỉ thực hiện chức năng phát hành tiền tệ vào lưu thông, mà còn thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, ở một số nước, ngân hàng phát hành không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng hoạt động vẫn mang tính chất như một ngân hàng của Nhà nước, và người đứng đầu cơ quan quản lý cao nhất của nó là do chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là ngân hàng cổ phần theo luật năm 1942, trong đó cổ phần Nhà nước chiếm 55%, cổ phần thuộc sở hữu tư nhân chiếm 45%, nhưng cơ quan quản trị ngân hàng là hội đồng chính sách có bảy thành viên do Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Ở Mỹ hệ thống dự trữ liên bang là ngân hàng cổ phần tư nhân, nhưng cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngân hàng này là Hội đồng Thống đốc có 7 thành viên do Tổng thống đề cử và Quốc hội bổ nhiệm… b. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 91 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập vào năm 1951, tiền thân là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trải qua 37 năm (1951 – 1988) hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đảm nhận chức năng của ngân hàng Trung ương là phát hành tiền, quản lý Nhà nước về các hoạt động tiền tệ - ngân hàng, vừa thực hiện chức năng của các ngân hàng thương mại. Nó được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống địa phương (chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và quận huyện). Mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn này là phù hợp với cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Tuy nhiên nó đã bị hạn chế là không làm tròn cả chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ. Kết quả là nền kinh tế rơi vào tình trạng vừa thiếu tiền mặt vừa lạm phát. Hoạt động mang tính bao cấp của ngân hàng Nhà nước đã dẫn đến sự phân bổ và sử dụng vốn thiếu hiệu quả. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thi hành Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/3/1988, hệ thống ngân hàng một cấp được chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp: ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước hoạt động với các chức năng là ngân hàng phát hành tiền, là cơ quan quản lý Nhà nước về tìên tệ, tín dụng và là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước. Với các chức năng đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành ngân hàng Trung ương với đúng nghĩa của nó. Với việc đổi mới toàn diện hoạt động của hệ thống ngân hàng, Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh ngân hàng (25/5/1990) và Luật ngân hàng (12/1997) thì ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới thực sự là ngân hàng Trung ương của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đựơc tổ chức theo mô hình ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế thị trường và trực thụôc Chính Phủ. Khái niệm ngân hàng trung ương lần đầu tiên được đề cập trong pháp lệnh ngân hàng Nhà nước và được hoàn thiện hơn trong qui định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng được làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”. Quyền lực điều hành của ngân hàng Nhà nước tập trung vào ban lãnh đạo ngân hàng gồm Thống đốc và các Phó thống đốc. Mô hình tổ chức theo qui định của Luật Ngân hàng Nhà nước: “Ngân hàng Nhà nước có trụ sở chính tại thủ đô Hà nội và tổ chức các chi nhánh ở những khu vực cần thiết”. Nhưng do nhu cầu cung ứng tiền và quản lý Nhà nước về tiền tệ, tại các địa phương, cho nên hiện nay ở mỗi t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Tài chính tiền tệ Tài chính tiền tệ Ngân hàng trung ương Chính sách tiền tệ Tổ chức tài chính trung gian Thị trường tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
2 trang 517 13 0
-
2 trang 354 13 0
-
203 trang 348 13 0
-
293 trang 302 0 0
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 278 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
38 trang 253 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 247 1 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 230 0 0